PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VIỆC ÁP DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU TRONG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC TẠI THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Thực tế công tác xác lập mức trọng yếu để xác định mẫu tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC đối với khách hàng Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang
2.2.1. Giới thiệu sơ lược Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang
(1) Lịch sử hình thành và phát triển
Tên khách hàng: Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang Trụ sở: 11 Lê Lợi, Thành Phố Huế, Việt Nam
Điện thoại: (84-54) 3 94 95 96 Fax: (84-54) 382 1426
Email: hgtravel@huonggiangtravel.com/ sales@huonggiangtravel.com Website: www.huonggiangtravel.com
Mã số thuế: 3 3 0 0 3 8 3 0 4 5 Vốn điều lệ: 1.600.000.000 VNĐ Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ
Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang trực thuộc Công ty Du lịch Hương Giang, được thành lập ngày 01/01/2006. Công ty từ lâu đã được khẳng định thương hiệu về các dịch vụ du lịch hoàn hảo, chất lượng cao trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Công ty TNHH Một thành viên Lữ hành Hương Giang được thành lập theo Quyết định số 383/DA-CT ngày 01 tháng 12 năm 2005. Công ty được cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300383045, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp vào ngày 16 tháng 09 năm 2005 và lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp gần nhất là ngày 22/06/2015.
Trụ sở chính của Công ty toạ lạc tại trung tâm Thành phố Huế, Việt Nam - Thành phố có quần thể di sản Văn Hoá Thế giới và là thành phố đặc trưng Festival của Việt Nam. Ngoài ra, còn có một mạng lưới rộng lớn được đặt tại Thủ đô Hà Nội, thành phố
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hồ Chí Minh và tại nước ngoài, với mong muốn mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, thuận lợi nhất cho quý khách hàng.
Ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi ngày 22 tháng 06 năm 2015 bao gồm:
Điều hành tua du lịch, chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa.
Đại lý du lịch.
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch, chi tiết: Bán vé máy bay, tổ chức tua xe đạp nội tỉnh, tua chèo thuyền trên sông.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không.
Vận tải hành khách đường bộ khác, chi tiết: vận chuyển hành khách đường bộ theo hợp đồng và theo tuyến cố định.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, chi tiết: nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, chi tiết: tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ, chi tiết: Bán vé xe tua, vé xe khách, vé tàu.
Vận tải hành khách đường thủy nội địa.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy, chi tiết: bán vé thuyền rồng, ca Huế.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác: Hỗ trợ thực hiện thủ tục làm visa.
Các thành tích Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang đã đạt được Topten Lữ Hành Quốc tế năm 2003.
Topten Lữ Hành Quốc tế năm 2006.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Topten Lữ Hành Quốc tế năm 2007.
Topten Lữ Hành Quốc tế năm 2008.
Topten Lữ Hành Quốc tế năm 2009.
Bằng Khen Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam nhiều năm liền.
(2) Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang Chế độ kế toán: Hiện nay, Công ty áp dụng luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014, hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC.
Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm.
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng.
Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chung
2.2.2. Tìm hiểu tình hình công tác xác lập mức trọng yếu để xác định cỡ mẫu tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC Huế đối với khách hàng Lữ hành Hương Giang (1) Xác định rủi ro kiểm toán
Trước khi xác định nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán KTV sẽ tìm hiểu khách hàng, môi trường hoạt động và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng từ đó tiến hành xác định rủi ro kiểm toán của khách hàng. Ngoài ra, việc phân tích tìm hiều này còn giúp cho KTV có cái nhìn rõ hơn về khách hàng cũng những những lưu ý khi thực hiện kiểm toán.
(a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Sau khi nhận được yêu cầu kiểm toán từ khách hàng Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang, đây là kiểm toán năm đầu tiêncủa công ty FAC, kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin về loại hình doanh nghiệp, thông tin tài chính, cơ cấu tổ chức, các chuẩn mực công ty đang áp dụng, ... để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro của hợp đồng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Qua quá trình tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy không có gì bất thường tuy nhiên do áp lưc về doanh thu cũng như tình hình chung về đặc điểm kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nên rủi ro hợp đồng được KTV đánh giá ở mức độ trung bình dựa trên các nhận định và kinh nghiệm bản thân. Do đó, công ty chấp nhận kiểm toán cho khách hàng Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang.
Khi thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành trao đổi với khách hàng và kết hợp với những thông tin đã tìm hiểu sau đó tiến hành phân tích và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng.
Sau khi tìm hiểu, các thông tin có được KTV tiến hành ghi nhận vào giấy tờ làm việc A120 - Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng (Phụ lục)
Qua ghi chép ở A120 KTV nhận đinh rủi ro tiềm tàng của khách hàng Lữ hành Hương Giang ở mức trung bình.
Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Để đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng khoản mục, KTV tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang đế tìm những khoản mục biến động lớn từ đó đánh giá rủi ro của từng khoản mục, kết quả được ghi vào giấy tờ làm việc A510 - Phân tích sơ bộ BCTC (Phụ lục).
Bảng 2.1. Bảng phân tích biến động đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (ĐVT: VNĐ)
CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2014 Biến động
Trước KT Sau KT VND %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
12.555.925.188 10.783.369.337 1.772.555.851 16,44%
Đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và Cung cấp dịch vụ biến động tăng 1,7 tỷ tương ứng tăng 16,66% theo giải thích của Công ty là hiện Công ty đang dần đi vào hoạt động ổn định; thị trường tiềm năng đối với mặt hàng gỗ là rất lớn. Công ty hiện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đang cố gắng mở rộng thị trường - khai thác hết công suất lao động để nâng cao lợi nhuận.
Từ đó đưa ra phương hướng kiểm toán là phân tích cơ cấu doanh thu trong năm để biết được doanh thu tăng ở bộ phận nào và nguyên nhân tăng như thế nào và tiến hành xem xét hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, tờ khai xuất khẩu...
(b) Đánh giá rủi ro kiểm soát
KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu và ghi chép lại thông qua giấy tờ làm việc A610 - Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp (Phụ lục).
Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát.
Các thông tin nhận được sẽ được sử dụng để điền vào bảng hỏi theo hình thức trả lời có/không.
Bảng 2.2. Bảng đánh giá các thành phần HTKSNB CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG
KSNB
Có Không Mô tả/Ghi chú Ref.
1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN - Có quy định về giá trị đạo đức và các
giá trị này Có được thông tin đến các bộ phận của DN không?
X Thể hiện ở nội quy lao động, được phổ biến đến toàn thể nhân viên
- Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?
X Thể hiện ở nội quy lao động, được phổ biến đến toàn thể nhân viên
- Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào?
Cách thức xử lý Có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn?
X Thể hiện ở nội quy lao động, được phổ biến đến toàn thể nhân viên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên
- Các nhà quản lý Có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không?
X Thể hiện ở bằng cấp trong quyết định bổ nhiệm
- DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất?
X Doanh nghiệp có xu
hướng nhân viên có năng lực ở những vị trí quản lý
- DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có năng lực?
X Khuyến khách nhân
viên tìm công việc khác phù hợp
1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN
- Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống KSNB?
X Rất nghiêm túc
- Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro?
X Tìm hiểu, thu thập thông tin và đánh giá
- Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không?
X Có, phụ thuộc vào sản lượng và kết quả kinh doanh (thưởng, lương BS)
- Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC?
X BGĐ và KTT chịu trách
nhiệm lập BCTC CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ
THỐNG KSNB 1.4 Cấu trúc tổ chức
- Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không?
X [A310]
- Cầu trúc DN Có khác biệt với các DN Có quy mô tương tự của ngành không?
X 1.5 Phân định quyền hạn và trách
nhiệm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không?
X Theo quy chế hoạt động
của Công ty - Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối
với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không?
X Báo cáo công việc của nhân viên
- Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không?
X - Những người thực hiện công tác giám
sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không?
X
- Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc mua sắm tài sản)
X
1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự
- Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không?
X
- Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không?
X - Các chính sách này có được truyền đạt
đến mọi nhân viên của đơn vị không?
X - Những nhân viên mới có nhận thức
được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?N/A vì nhân viên hầu như k tuyển mới từ nhiều năm
X
- Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không?
X
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC
- Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh X Rủi ro gian lận và nhầm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
doanh liên quan tới BCTC như thế nào?
lẫn - Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính?
- Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh?
X DN luôn ý thức về vấn đề rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
- Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như thế nào?
X Rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết tùy từng trường hợp cụ thể, chủ yếu căn cứ vào quy chế hoạt động Công ty 3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT
3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ - Việc giám sát thường xuyên có được
xây dựng trong các hoạt động của DN không?
X Việc đánh giá và bổ
sung được thể hiện ở quy chế hoạt động của Công ty
- DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có)
DN không tổ chức bộ phận KTNB
- DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không?
DN không tổ chức bộ phận KTNB
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không?
DN không tổ chức bộ phận KTNB
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị không?
DN không tổ chức bộ phận KTNB
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế?
DN không tổ chức bộ phận KTNB
3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KSNB
DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của hệ thống KSNB không?
X
BGĐ Có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không?
Ghi nhận những đóng góp của KTV độc lập
X
Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không?
X
Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không?
X
Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp HĐQT hoặc Ban Kiểm soát không?
X
Qua bảng hỏi, KTV nhận thấy công ty có quan tâm đến HTKSNB tuy nhiên sự quan tâm này vẫn chưa kịp thời thể hiện thông qua việc các thiếu sót của HTKSNB và các chính sách công ty không được cập nhật và sửa chữa kịp thời mặc dù đã có sự nhận thức đến rủi ro có thể xảy ra của doanh nghiệp và có những quy định về phân hạn trách nhiệm nhân viên cũng như trọng dụng các nhân viên có kinh nghiệm, BGĐ và kế toán trưởng có chuyên môn và quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như luôn có thái độ chấp hành chính sách do nhà nước quy định; chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC được lập đầy đủ, rõ ràng, đúng theo quy định nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và Cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang không được kiểm toán viên thực hiện.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
(c) Đánh giá rủi ro phát hiện
Rủi ro kiểm toán được xác định trung bình. Dựa vào mối quan hệ giữa các rủi ro:
rủi ro tiềm tàng trung bình, rủi ro kiểm soát trung bình, do đó KTV ước tính, rủi ro phát hiện chấp nhận được ở mức trung bình. Kiểm toán viên FAC xác định chiến lược kiểm toán là đánh giá lại HTKSNB và thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ thích hợp.Tuy nhiên ước tính của KTV về rủi ro phát hiện chưa được thể hiện trên hồ sơ kiểm toán.
(2) Xác lập mức trọng yếu
KTV sử dụng mẫu giấy tờ làm việc A710 - Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực hiện) (Phụ lục) để ghi chép lại qua trình thực hiện và kết quả của quá trình.
Những ghi chép ở giấy tờ làm việc A710 được liên kết với tất cả các giấy tờ làm việc trong các phần hành kiểm toán khác để xác định quy mô mẫu, đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu và các xét đoán chuyên môn khác.
(a) Ước tính mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC
Khi xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC của Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang KTV áp dụng tỷ lệ đơn nhất, dựa trên kinh nghiệm và tiêu chí do năm 2014 khách hàng thua lỗ cho nên chỉ tiêu doanh thu được các bên liên quan quan tâm nhất. Do đó KTV lựa chọn chỉ tiêu ước tính mức trọng yếu là Doanh thu.
Đồng thời KTV đánh giá do áp lực tương đối cao về doanh thu cũng như tình hình chung của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - khách sạn nên KTV sử dụng tỷ lệ tính mức trọng yếu tổng thể cho chỉ tiêu Doanh thu là 0,5% trong khoảng tỷ lệ 0,5% - 3% .
Để có thể tính được mức trọng yếu trong giai đoạn này ta tính như sau:
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) là: 12.555.925.188
Tỷ lệ được sử dụng để tính mức trọng yếu tổng thể (b): 0,5%
Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b):
PM =12.555.925.188 * 0,5% = 62.779.626
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ