PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG MỨC TRỌNG YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH CỠ MẪU TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC TẠI THỪA THIÊN HUẾ
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
3.1 Đánh giá việc áp dụng mức trọng yếu để xác định cỡ mẫu trong Văn phòng đại diện Công ty TNHH Kiểm toán FAC tại Thừa Thiên Huế
3.1.1. Ưu điểm
Công ty Kiểm toán FAC đã thực hiện đầy đủ các bước đánh giá rủi ro kiểm toán, xác định mức trọng yếu và cỡ mẫu các khoản mục đầy đủ và tuân theo quy trình kiểm toán của VACPA ban hành giúp cho việc lập kế hoạch cũng như phân công nhiệm vụ các thành viên nhóm kiểm toán dễ dàng, cụ thể.
Các giấy làm việc được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đồng thời có hướng dẫn rõ các thủ tục kiểm toán và cơ sở dẫn liệu mà thủ tục đó hướng đến đồng thời được sử dụng linh hoạt đề phù hợp với từng khách hàng cụ thể.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán, Công ty kiểm toán FAC Huế đã thực hiện thu thập thông tin về các biến động kinh tế, thông tin doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức,...
kết hợp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ từ đó xác định phương pháp tiếp cận và lựa chọn phù hợp nên công ty được các khách hàng đánh giá cao.
3.1.2. Nhược điểm
Thời gian kiểm toán tại khách hàng do yêu cầu khách hàng từ 4 ngày còn 2 ngày nên kiểm toán viên bỏ qua một số loại giấy tờ làm việc được cho là không liên quan trực tiếp đến công việc kiểm toán do đó cơ sở đánh giá mức rủi ro phát hiện được sử dụng chỉ là nhận định của kiểm toán viên và kế hoạch kiểm toán cũng không được ghi ra cụ thể.
Hệ thống giấy tờ làm việc của công ty còn đơn giản và lược bỏ một số loại giấy tờ làm việc ví dụ như mặc dù khách hàng Lữ hành Hương Giang là khách hàng mới tuy nhiên được sử dụng mẫu giấy A120 dành cho khách hàng cũ dẫn đến các thông tin cần thu thập vẫn còn thiếu xót.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Công ty mới chỉ thực hiện đánh giá trọng yếu kế hoạch và phân bổ mức trọng yếu từng khoản mục theo tiêu thức chung chứ chưa thể hiện được tính trọng yếu của mỗi khoản mục dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá mức độ quan trọng và khả năng xảy ra sai phạm của mỗi chu trình, khoản mục cụ thể làm KTV khó xác định được khoản mục nào là trọng yếu.
Việc đánh giá rủi ro dựa trên kinh nghiệm kiểm toán viên để xác định mức độ rủi ro chứ chưa có một cơ sở cụ thể nào.
Các thủ tục thực hiện khi đánh giá HTKSNB không được trình bày cụ thể, bảng hỏi được thiết kế chung và nhận định vể rủi ro kiểm soát cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV để kết luận. Bên cạnh đó, việc đánh giá CR ở mức độ khoản mục vẫn chưa được thực hiện.
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khách hàng còn sơ sài và chưa bao quát tình hình khách hàng ở thời điểm kiểm toán đồng thời việc đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tuy đã được thực hiện nhưng rủi ro đối với từng cơ sở dẫn liệu vẫn chưa được thực hiện.
Việc vận dụng tính trọng yếu của công ty vẫn chỉ dừng ở mức xem xét các sai lệch được phát hiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hay không chứ không có ý nghĩa trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán tìm ra chênh lệch đó.
Đối với phương pháp chọn mẫu công ty thường lựa chọn phương pháp phi thống kê cho nên trong quá trình chọn mẫu KTV vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thường chọn những mẫu có quy mô lớn và định khoản bất thường.
3.2. Giải pháp
KTV nên có sự trao đổi trước với bên khách hàng để xác định rõ ràng thời gian thực hiện kiểm toán tại khách hàng cũng như những chứng từ, nghiệp vụ cần cho cuộc kiểm toán và tránh việc thời gian quá ngắn khiến cuộc kiểm toán không đạt hiệu quả cao.
Nên mở rộng hệ thống giấy tờ làm việc để phù hợp với từng loại hình khách hàng đồng thời có cái nhìn sâu sắc và toàn diện nhất.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Để xác định được mức trọng yếu riêng cho mỗi khoản mục KTV nên sử dụng phương pháp phân bổ trọng yếu theo quy mô giá trị từng khoảng mục
Dựa trên kinh nghiệm và xét đoán KTV xác định các khoản mục có không phân bổ trọng yếu hay phân bổ với mức thấp nhằm xác định mức trọng yếu đối với những khoản mục này
MP phân bổ cho khoản mục A = (PM còn lại x giá trị khoản mục A) / Tổng giá trị các khoản mục còn lại
Trong đó:
PM còn lại = Tổng PM - Tổng PM đã phân bổ cho các khoản mục có mức trọng yếu đã xác định
Tổng giá trị các khoản mục còn lại = Tổng giá trị các khoản mục trên BCTC - Giá trị khoản mục đã được xác định mức trọng yếu
Việc áp dụng này cho thấy tầm quan trọng của những khoản mục có số dư lớn và cần phân bổ nhiều thời gian kiểm toán cũng như các thủ tục kiểm toán.
Đưa ra những quy định cụ thể về việc đánh giá rủi ro để tránh việc xác định các loại rủi ro chỉ dựa trên kinh nghiệm và phán đoán.
Quá trình thực hiện cuộc kiểm toán hay những giấy tờ liên quan tình hình doanh nghiệp nên lưu lại trong hồ sơ kiểm toán để làm căn cứ kiểm toán cho những năm sau đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp công ty, tăng cao sự tín nhiệm của khách hàng.
Trên cơ sở các thông tin thu thập không những kiểm toán viên có thể đánh giá độ tin cậy HTKSNB dễ dàng mà còn hướng tới việc hình thành ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Xây dựng các bảng hỏi chi tiết và phù hợp với từng khách hàng hơn là một bảng hỏi chung chung đồng thời có sự linh hoạt khi sử dụng bảng hỏi.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ