Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện (Trang 30 - 34)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI

1.3 Quy trình kiếm toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương

1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Đánh giá khả năng tiếp tục, chấp nhận hay từ chối khách hàng

Việc đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán (đối với khách hàng cũ) hay chấp nhận kiểm toán (đối với khách hàng mới) là một việc cần thiết trước khi tiến hành kiểm toán.

Điều này một mặt giúp cho Công ty kiểm toán có thể tránh được những rủi ro cho hoạt động của KTV, không làm hại đến hình ảnh và uy tín của Công ty kiểm toán mặt khác cũng giúp cho Công ty kiểm toán xác định đủ khả năng kiểm toán cho khách hàng đó hay

SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 17

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

không. Hiện nay các Công ty kiểm toán lớn có xu hướng giảm dần các khách hàng có rủi ro kiểm toán lớn để giảm thiểu rủi ro kiện tụng cho các cuộc kiểm toán có sai sót cao.

Hợp đồng kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán thể hiện sự chấp nhận kiểm toán của Công ty kiểm toán, là sự thỏa thuận chính thức giữa Công ty kiểm toán và khách hàng về dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác. Trong hợp đồng kiểm toán quy định đầy đủ về mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm của KTV, thời gian kiểm toán, phí của cuộc kiểm toán,…

Lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán

Việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán phù hợp đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của mỗi cuộc kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của khách hàng mà số lượng nhân viên kiểm toán là khác nhau. Đối với kiểm toán khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương đòi hỏi thành viên phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và khả năng xét đoán nghề nghiệp thực hiện.

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh khách hàng

Sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm cả những hiểu biết chung về lĩnh vực hoạt động của khách hàng và những hiểu biết cụ thể về đơn vị khách hàng. Những thông tin này KTV có thể thu thập thông qua trao đổi với KTV tiền nhiệm, thông qua giấy tờ làm việc năm trước (đối với khách hàng cũ), trao đổi trực tiếp với BGĐ, nhân viên của khách hàng hay qua thu thập thông tin trên báo, đài, tạp chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Đối với kiểm toán khoản nợ phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng sẽ giúp cho KTV có thể xác định được “Các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, nhất là giúp KTV xác định được các khu vực có rủi ro cao để KTV có những biện pháp thích hợp” (TS.Vũ Hữu Đức, Th.S Võ Anh Dũng, 2011)

SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 18

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán, xác định rủi ro, thời gian, nội dung áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp và nhận diện những vấn đề nghi vấn cần KTV quan tâm.

Có hai loại thủ tục phân tích được KTV sử dụng là phân tích ngang (so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán, so sánh dữ liệu của đơn vị khách hàng với số liệu ngành,…) và phân tích dọc (là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ liên quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên BCTC)

Đối với kiểm toán khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương, dựa vào BCTC, KTV tiến hành tính toán sự biến động của tài khoản phải trả NLĐ giữa năm nay so với năm trước, đồng thời tính tỷ trọng của từng khoản phải trả NLĐ trong tổng giá trị nợ phải trả, để cho thấy mức độ trọng yếu của khoản mục và sự ảnh hưởng của khoản mục đối với tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

KTV cần xây dựng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ cho từng khoản mục. Cơ sở và tỷ lệ để xây dựng mức trọng yếu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng Công ty kiểm toán, tỷ lệ cụ thể lại phụ thuộc vào từng trường hợp và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Rủi ro kiểm toán gồm ba bộ phận + Rủi ro tiềm tàng

“Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không HTKSNB” (TS.Vũ Hữu Đức, Th.S Võ Anh Dũng, 2011)

Đối với các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương thì rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao do đây là khoản dễ bị che đậy, thất thoát, gian lận.

+ Rủi ro kiểm soát

“Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn

SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 19

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.” (TS.Vũ Hữu Đức, Th.S Võ Anh Dũng, 2011)

Đây là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của HTKSNB và được KTV đánh giá đối với từng khoản mục trên BCTC thông qua việc tìm hiểu HTKSNB của đơn vị đối với khoản mục này.

Đối với khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương, để giảm thiểu rủi ro kiểm soát, cần phải thiết lập một HTKSNB hiệu quả. KTV có thể tìm hiểu và xem xét các chính sách đối với khoản phải trả NLĐ được áp dụng trong đơn vị hay sự phê duyệt, quy trình lưu chuyển chứng từ đối với hoạt động tiền lương trong đơn vị được thực hiện như thế nào, có tách riêng người ký duyệt và người trực tiếp thanh toán tiền hay không,…

+ Rủi ro phát hiện

“Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán không phát hiện được.” (TS.Vũ Hữu Đức, Th.S Võ Anh Dũng, 2011)

Từ ba loại rủi ro đó, KTV xác định được rủi ro kiểm toán

“Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu” (TS.Vũ Hữu Đức,Th.S Võ Anh Dũng, 2011)

Mô hình rủi ro kiểm toán:

AR=IR x CR x DR suy ra DR=AR / (IR x CR) Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện

Xây dựng chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán

SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 20

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành.

Thông thường chương trình kiểm toán khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương sẽ được xây dựng thành một chương trình kiểm toán riêng biệt.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình kiểm toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)