PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI
1.3 Quy trình kiếm toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
1.3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
a, Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Để thiết lập, KTV thường dựa vào việc phỏng vấn, quan sát và bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ.
Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
KTV chỉ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không thực hiện thử nghiệm kiểm soát, mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp.
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
+ Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên: KTV chọn ra bảng tính lương của một số kỳ rồi kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán. Đồng thời đối chiếu đến sổ nhật ký tiền lương và sổ cái.
Tiếp theo KTV sẽ chọn ra một vài nhân viên từ bảng tính lương và kiểm tra hồ sơ nhân sự liên quan đến nhân viên được chọn. KTV cũng sẽ so sánh mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên HĐLĐ với thông tin trên bảng tính lương xem chúng có khớp nhau không.
+ Khảo sát tiền lương khống
Số nhân viên khống: Đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng. Để phát hiện hiện tượng này KTV có so sánh tên trên các phiếu chi hoặc séc chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên
SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 21
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
quan về chữ ký phê chuẩn và tính hợp lý của các chữ ký tắt ở đằng sau. Nếu phát hiện ra sự khác biệt thì đó chính là dấu hiệu cần được điều tra.
Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành khống: Để phát hiện hình thức gian lận này, KTV cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ được thanh toán theo lương với số liệu được ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của kiểm soát viên nội bộ tại từng bộ phận hoạt động.
+ Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí
Trong việc khảo sát, KTV cần chú ý với tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữa các kỳ kế toán đối với việc phân loại các bộ phận (bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp, …) chịu chi phí. KTV cũng phải kiểm tra sơ đồ hạch toán tiền lương xem có đúng với quy định hiện hành và chính sách đề ra của đơn vị hay không.
+ Khảo sát các khoản trích theo lương
Đối với các khoản trích theo lương thì KTV cần xác định tính chính xác của quỹ lương để làm cơ sở tính toán chính xác cho các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Đồng thời KTV phải so sánh chi tiết thông tin trên bảng kê khai các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp với các thông tin trên sổ lương để đánh giá tính hợp lý của các khoản phải nộp.
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu chủ yếu của khoản phải trả NLĐ và CKTTKL. Sự đánh giá này là cơ sở để KTV chọn lựa các thử nghiệm cơ bản cần thiết để kiểm tra các khoản phải trả vào thời điểm khóa sổ.
b, Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Các tài liệu đề nghị đơn vị cung cấp:
+ Bảng cân đối số phát sinh.
SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 22
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Sổ cái tài khoản 334 và 338.
+ Sổ chi tiết 334, 3382,3383,3384,3389.
+Sổ chữ T/ tổng hợp đối ứng.
+ Biên bản đối chiếu hoặc xác nhận các khoản phải trả cho NLĐ.
+ Các quy định, quy chế về lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm cho NLĐ của đơn vị.
+ Hợp đồng lao động …
Chương trình kiểm toán
Bảng 1.3 Chương trình kiểm toán khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương
Thử nghiệm kiểm toán Thủ tục
chung
+ Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
+ Lập bảng sô liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của KTV năm trước (nếu có).
Thủ tục phân tích
+So sánh chi phí tiền lương kỳ này so với kỳ trước, kết hợp so sánh với sản lượng sản xuất hoặc tiêu thụ.
+ So sánh tỷ lệ chi phí nhận công trực tiếp trên giá vốn hàng bán của kỳ này so với kỳ trước.
+ So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng.
Thử nghiệm chi tiết
+ Thực hiện các thử nghiệm về tiền lương đối với một số tháng trong năm.
Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ làm việc tại bộ phận nhân sự.
Đối chiếu số giờ công, ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phân nhân sự.
Kiểm tra việc khấu trừ lương trên bảng lương.
Kiểm tra việc tính toán trên bảng lương.
So sánh tổng tiền lương trên bảng lương với số liệu trên phiếu chi, séc thanh toán.
Kiểm tra việc phân bổ tiền lương vào chi phí trong kỳ.
SVTH: Nguyễn Hoàng Bảo Trân- K44B Kiểm Toán 23
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+Quan sát việc chấm công hoặc dùng máy ghi giờ.
+ Quan sát việc phát lương cho người lao động.
+ Xem xét BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
Ước tính các khoản trích theo lương.
Đối chiếu các khoản trích theo lương giữa sổ sách và biên bản đối chiếu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Đối chiếu thuế TNCN giữa bảng lương với quyết toán thuế TNCN.