CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT QUA MÔN TNXH
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Nhận thức và hành vi của học sinh tiểu học về môi trường và bảo vệ môi trường
Dựa trên những phiếu điều tra tôi thu đƣợc về nhận thức và hành vi, sự tương quan giữa nhận thức và hành vi, tôi tiến hành đánh giá kết quả thu được theo 3 vấn đề chính: Mức độ tiếp nhận những thông tin về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường; Khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ môi trường; Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học.
- Về mức độ tiếp nhận những thông tin về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường:
Kết quả điều tra cho thấy: 75.19% học sinh được điều tra thường xuyên đƣợc nghe những lời nhắc nhở về BVMT. Đây là con số khá cao nói lên mức độ quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội (các phương tiện thông tin đại chúng:
đài, báo, tivi…) đối với việc giáo dục nhận thức và hành vi BVMT cho trẻ.
Tiếp đó, tôi nghiên cứu về những nguồn mà học sinh thường được nghe nhắc nhở về BVMT. “Thầy cô” và “bài học” là nguồn nhắc nhở BVMT đƣợc
nhiều học sinh lựa chọn nhất: 84.39% các em đƣợc nghe những lời nhắc nhở từ thầy, cô giáo, 74.63% các em đƣợc nghe những lời nhắc nhở qua bài học giáo viên truyền đạt. Như vậy, có thể nói, nhà trường (thầy cô, bài học) là nguồn thông tin tác động thường xuyên nhất tới học sinh về MT và BVMT. Đây sẽ là một thuận lợi rất lớn làm cơ sở cho chúng ta xây dựng một chương trình hoạt động ngoại khoá GDMT cụ thể và toàn diện trong các trường tiểu học.
Kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Thị Thấn thực hiện năm 1998 cho thấy: các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn tác động GDMT lớn nhất sau đó mới tới nhà trường, (Nguyễn Thị Thấn, 2001). Điều này chứng tỏ GDMT đang được triển khai ngày càng mạnh mẽ hơn ở các trường tiểu học. Tuy nhiên, cũng theo tác giả Nguyễn Thị Thấn (2000) thì trong các môn học ở bậc tiểu học, năng lực và thời gian của giáo viên mới chỉ tập trung chủ yếu vào các môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó môn TNXH là môn học có tính chất liên ngành phù hợp với nội dung GDMT thì sự quan tâm và nhiệt tình của giáo viên không cao và trình độ của giáo viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Đây sẽ là một rào cản rất lớn cho việc tiến hành các hoạt động ngoại khóa GDMT qua môn TNXH.
- Khả năng nhận thức về trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học.
Kết quả điều tra cho thấy: 89.76% học sinh đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến:
“Học sinh tiểu học có nhiệm vụ BVMT”. Điều này chứng tỏ các em đã nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình trong việc BVMT. Bên cạnh đó các em cũng nhận ra đƣợc khả năng của chính mình, của bạn trong việc BVMT: 89.27%
cho rằng “Học sinh tiểu học có thể làm nhiều việc để BVMT”. Tuy nhiên, chỉ có 15.12% học sinh đồng ý với ý kiến: “Học sinh tiểu học cũng có thể làm nhiều việc phá hoại môi trường”. Điều này chứng tỏ học sinh tiểu học nhận thức chưa thực sự sâu sắc các vấn đề môi trường. Tầm nhìn của các em mới chỉ hướng về các hành vi theo chiều hướng tốt. Có thể các em làm một việc gây ảnh hưởng tới môi trường nhưng chính các em không biết hoặc không hiểu hết mức độ ảnh hưởng xấu của nó tới môi trường. Như vậy, việc GDMT cho học sinh đang đòi
hỏi cụ thể và sâu sắc hơn nữa. Cần GDMT cho các em trong chính môi trường, trong chính cuộc sống đang hàng ngày hàng giờ diễn ra xung quanh các em.
- Hành vi của học sinh tiểu học trong việc BVMT
Trong các nhiệm vụ GDMT cho học sinh thì nhiệm vụ giáo dục thói quen, hành vi BVMT là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhiệm vụ này đòi hỏi hình thành ở học sinh tiểu học ý thức nhạy cảm và quan tâm tới môi trường, tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường, biết thực hiện những hành động vừa sức góp phần giải quyết các vấn đề môi trường. Tôi đã tiến hành tìm hiểu hành vi của học sinh tiểu học trong việc BVMT. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Đa số các em học sinh đã có hiểu biết và hành vi đúng trước những việc làm có ảnh hưởng tốt tới môi trường và những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Phần lớn học sinh không bao giờ làm những việc gây hại cho môi trường như: bắn chim (88.3%); bắt chim về nuôi và chăm sóc (75.1%); hái hoa nơi công cộng (83.9%); khạc nhổ bừa bãi (84%).
Tuy nhiên, với những việc làm như: “tưới nước cho cây” hay “trồng cây” là những hoạt động được các em ý thức rất rõ đó là hành động bảo vệ môi trường nhưng khi được hỏi: “Em có thường làm những việc này không?” thì trong khi có tới 98.55% học sinh nhận thức đƣợc “trồng cây” là góp phần bảo vệ môi trường nhưng chỉ có 43.5% em cho biết mình thường xuyên là công việc đó. Với việc làm “Giúp các cô chú công nhân làm vệ sinh nơi em ở” thì có đến 94.2%
nhận thức đúng nhƣng chỉ có 55% em có hành vi giúp các cô chú quét rác làm vệ sinh nơi em ở. Các việc nhƣ: “Vệ sinh lớp học sạch sẽ”, “Tự nhặt rác ở chỗ ngồi của mình, trong lớp, trong trường”; “Tưới nước cho cây”...có sự chênh lệch khá cao (gần 25%) giữa nhận thức và hành vi. Việc làm “Phân loại rác trước khi thải” thì có 23.2% học sinh thường làm. Tuy nhiên, theo sự đánh giá chủ quan của tôi thì kết quả này vẫn rất cao so với thực tế là hầu hết người dân Việt Nam chưa có thói quen phân loại rác trước khi thải.
Kết quả trên là không cao so với khả năng làm việc của các em. Ta có thể nhận thấy nhiều học sinh mặc dù đã có những kiến thức nhất định về môi trường nhưng vẫn chưa có những hành vi tích cực đối với môi trường. Nhiều nghiên