Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH trong nhà trường tiểu học

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH (Trang 23 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT QUA MÔN TNXH

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH trong nhà trường tiểu học

1.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH trong nhà trường tiểu học

Tôi tiến hành điều tra, tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH trong nhà trường tiểu học qua phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên tiểu học tại trường tiểu học Phong Vân ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (xem Phụ lục). Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Với câu hỏi tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về tác dụng của các hoạt động ngoại khoá GDMT thì phần lớn giáo viên 72.3% lựa chọn “hoạt động ngoại khoá có tác dụng mở rộng kiến thức về MT và BVMT cho học sinh” 68%

chọn ý “Nâng cao ý thức BVMT cho học sinh” và 56.1% lựa chọn “Giúp học sinh thêm gần gũi, thân thuộc với môi trường xung quanh”. Tuy nhiên, chỉ có 49.4% giáo viên lựa chọn “Hoạt động ngoại khoá có tác dụng hình thành cho học sinh kĩ năng và hành vi BVMT”. Đây là một con số không cao. Điều này bước đầu chứng tỏ sự nhận thức của giáo viên về tác dụng của các hoạt động ngoại khoá chƣa cao. Đa số giáo viên mới chỉ nhận thức đƣợc tác dụng của các hoạt động ngoại khoá ở mức độ chung chung mà chƣa nắm đƣợc những tác dụng cơ bản mà hoạt động ngoại khoá đem lại. Bởi vì, các hoạt động ngoại khoá chủ yếu hướng học sinh đến với tự nhiên. Ở đó, các em được tìm hiểu, tham gia,

đƣợc hoà mình cùng tự nhiên để khám phá và đƣợc “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính điều này sẽ giúp hình thành ở các em những kĩ năng, hành vi bảo vệ môi trường một cách tốt nhất và lâu bền nhất.

Khi tìm hiểu về thực tế của việc đƣa nội dung GDMT vào trong các môn học qua câu hỏi 3 và 4 trong phiếu điều tra, tôi thu đƣợc kết quả: 43.08% giáo viên thường xuyên và 56.52% giáo viên thỉnh thoảng đưa thêm nội dung GDMT vào trong chương trình học ngoài những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa.

Đây chƣa phải là con số cao nhƣng cũng là dấu hiệu đáng mừng, bởi vì vấn đề đưa GDMT vào trong nhà trường tiểu học thực chất mới chỉ được quan tâm trong vài năm gần đây. Có đến 72.73% giáo viên đƣợc hỏi đồng ý rằng: “Việc đưa GDMT vào nhà trường tiểu học sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu qua các môn học kết hợp với các hoạt động vui chơi, ngoại khoá”. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả tôi thu đƣợc trong câu hỏi 3 và 5 về nhận thức của giáo viên về tác dụng và tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá trong việc GDMT (93% giáo viên chọn câu trả lời: “cần học tập về MT dưới nhiều hình thức phong phú” và 96% giáo viên lựa chọn: “Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về MT là rất cần thiết để nâng cao kiến thức và kĩ năng BVMT cho học sinh”). Điều này chứng tỏ, phần lớn các giáo viên tiểu học đƣợc hỏi đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đƣa các hoạt động ngoại khoá GDMT vào trong nhà trường kết hợp với các môn học. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc GDMT đƣợc thực hiện sâu rộng hơn.

Tóm lại, qua các câu hỏi điều tra, bước đầu chúng tôi nhận thấy: tuy vẫn còn một số giáo viên nhận thức còn chung chung, hời hợt về vấn đề GDMT, nhƣng hầu hết đều đã thấy đƣợc tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá trong việc GDMT cho học sinh tiểu học. Điều này là cơ sở giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề “Những hình thức ngoại khoá GDMT nào đƣợc tổ chức nhiều ở trường tiểu học?”.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

y1 y2 y3 y4 y5 y6 y7 y8 y9 y10 y11

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Biểu đồ 1: Mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong trường tiểu học

Ghi chú:

y1: Thi vẽ - làm báo ảnh về môi trường.

y2: Thi viết về môi trường

y3: Trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ…với nội dung giáo dục môi trường y4: Tham quan môi trường

y5: Tìm hiểu một số vấn đề MT ở địa phương y6: Đọc sách, báo; nói chuyện về MT

y7: Làm kế hoạch nhỏ: thu gom sắt vụn, giấy loại, chai lọ…

y8: Tổng vệ sinh trường, lớp y9: Làm vệ sinh đường phố y10: Trồng và chăm sóc cây

y11: Tổ chức các câu lạc bộ môi trường

Qua điều tra cho thấy, phần lớn các hình thức ngoại khoá chúng tôi đƣa ra trong phiếu điều tra đều nhận kết quả: thỉnh thoảng tổ chức. Đây là điều đáng mừng với các hoạt động nhƣ: “thi vẽ, làm báo ảnh về MT”, “thi viết về MT”…nhƣng là một điều đáng quan tâm khi các hoạt động nhƣ: “trò chơi, đố vui, hái hoa dân chủ…với nội dung GDMT”, “đọc sách báo, nói chuyện về MT”… lại chỉ được tổ chức ở mức độ “thỉnh thoảng” trong các trường tiểu học.

Có những hoạt động mà hiệu quả GDMT mang lại rất cao nhƣng có đến 33%

với hoạt động “thi viết về MT”, 22% với hoạt động “tham quan MT”, hay 30%

với hoạt động “làm vệ sinh đường phố” giáo viên chưa bao giê tổ chức cho học sinh tham gia. Thực chất đây cũng không phải là những hoạt động khó tổ chức.

Điều này chứng tỏ, vẫn tồn tại một số lƣợng không nhỏ giáo viên chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề GDMT qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong trường tiểu học.

Với hoạt động: “Tổ chức các câu lạc bộ môi trường”, có tới 71% giáo viên đƣợc hỏi chƣa bao giờ tổ chức cho học sinh. Phải nói rằng, đây là một hoạt động rất khó để tổ chức tốt, hấp dẫn. Nó đòi hỏi những giáo viên có trình độ chuyên môn, hoạt bát và say nghề. Nhƣng nếu hoạt động này đƣợc tổ chức tốt, hấp dẫn thì hiệu quả GDMT có thể mang lại cao. Bởi vì hoạt động này huy động đƣợc rất nhiều vốn sống, sự hiểu biết, sự tham gia tích cực, chủ động, kích thích sự hứng thú, khả năng làm việc tập thể của các em

Từ những vấn đề trên, tôi tiến hành tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT trong trường tiểu học. Kết quả cho thấy: 65% giáo viên chọn câu trả lời đồng ý, 35% giáo viên chọn câu trả lời phân vân trước ý kiến: “Các giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động ngoại GDMT nhằm đạt hiệu quả tốt nhất”, 70% giáo viên đồng ý với ý kiến: “Không có đủ tài liệu hướng dẫn”. Nhƣ vậy, một phần do năng lực còn hạn chế của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá này, nhƣng cũng phải kể đến nguyên nhân các nhà quản lí, các nhà giáo dục vẫn chƣa đánh giá đúng mức thực trạng GDMT trong các trường tiểu học để có sự quan tâm cụ thể, sát sao hơn nữa trong việc GDMT cho học sinh. Các tài liệu hướng dẫn về GDMT chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, tổng quát, thiếu cụ thể, chi tiết và thực tế. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên tiểu học khi tiến hành GDMT cho học sinh.

Bên cạnh những khó khăn trên, một thuận lợi rất lớn cho người giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT, đó là: có đến 87.75% các giáo viên đƣợc hỏi cho biết học sinh rất “say mê, hào hứng” khi đƣợc tham gia vào

các hoạt động ngoại khoá GDMT. Dù say mê, hào hứng của các em đối với những hoạt động này sẽ là cơ sở cho việc tiếp thu các vấn đề về GDMT một cách nhanh chóng và sâu sắc nhất.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng nhận thức và việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT của giáo viên ở trường tiểu học, tôi có nhận xét sau:

- Tuy vẫn còn một tỉ lệ lớn giáo viên chƣa nhận thức sâu sắc về tác dụng cơ bản nhất của các hoạt động ngoại khoá, nhƣng hầu hết đều đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá trong việc GDMT cho học sinh tiểu học

- Vẫn tồn tại một số lƣợng không nhỏ giáo viên chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề GDMT qua các hoạt động ngoại khoá cho học sinh trong trường tiểu học.

- Các nhà quản lí, các nhà giáo dục chƣa đánh giá đúng mức thực trạng GDMT qua các hoạt động ngoại khoá trong các trường tiểu học để có sự quan tâm cụ thể, sát sao hơn nữa trong việc GDMT cho học sinh. Các tài liệu hướng dẫn về hoạt động ngoại khoá GDMT chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, tổng quát, thiếu sự cụ thể, chi tiết và thực tế. Đây sẽ là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên tiểu học khi tiến hành GDMT cho học sinh.

Trong thực tế, hầu hết các giáo viên đều ngại tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Họ cảm thấy vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức vì phải đầu tƣ tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, phải xin ý kiến Ban giám hiệu, phải lên kế hoạch hoạt động, đưa ra các câu hỏi, đáp án... Một số người cho rằng họ còn thiếu kinh nghiệm, không đủ tài liệu hướng dẫn và không được cố vấn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT.

Từ thực tế trên có thể khẳng định việc áp dụng các hình thức và phương pháp GDMT của giáo viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá. Do đó, việc trang bị cho giáo viên những kiến thức, tài liệu, kế hoạch cho các hoạt động ngoại khoá GDMT là hết sức cần thiết để giúp người giáo viên vững vàng, tự tin hơn cũng như giúp thay đổi cách thức dạy học những kiến thức về môi trường qua môn học TNXH.

Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần làm cho quá trình giáo dục ở nhà trường tiểu học thêm phong phú và toàn diện, giúp cho việc học tập của học sinh thêm sinh động, bổ ích và hứng thú.

- Môn TNXH là môn học có nội dung về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh các em. Vì vậy, việc GDMT qua các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn TNXH là hoàn toàn hợp lí và cần thiết.

- Học sinh tiểu học bước đầu đã có những nhận thức nhất định về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, xong sự nhận thức ấy còn hời hợt, chưa sâu sắc để làm cơ sở cho sự chuyển biến trong thái độ và hành vi một cách tích cực.

- Đa số giáo viên tiểu học có nhận thức về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cũng như tầm quan trọng của việc GDMT qua các hoạt động ngoại khoá.

Tuy nhiên, việc áp dụng những hình thức ngoại khoá trong quá trình dạy học còn nhiều gặp nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn cũng nhƣ tài liệu tham khảo và đơn điệu.

Từ các cơ sở lí luận và thực tiễn mà đề tài xác định đƣợc: muốn cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT qua môn TNXH trở thành một hoạt động thường xuyên và hiệu quả, người giáo viên phải ý thức được việc tổ chức các hoạt động này là một phần, một bộ phận hữu cơ không thể thiếu đƣợc trong quá trình giảng dạy và giáo dục, từ đó có trách nhiệm tìm tòi, nghiên cứu, lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức ngoại khoá phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh tham gia và thực sự phát huy đƣợc hết tác dụng của loại hình ngoại khoá trong trường học.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)