Thiết kế một số hình thức tổ chức ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3 . 29 Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH (Trang 35 - 50)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN TNXH LỚP 3

2.3. Các hình thức hoạt động ngoại khoá GDMT môn TNXH

2.3.3. Thiết kế một số hình thức tổ chức ngoại khoá GDMT qua môn TNXH lớp 3 . 29 Tiểu kết chương 2

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về hoạt động ngoài giờ

HÌNH THỨC 1: ĐIỀU TRA, TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Có thể tổ chức trước hoặc sau khi học Bài 38: “Vệ sinh môi trường (tiếp theo)”, (Sách Tự nhiên và Xã hội 3, trang 72).

Bước 1: Xác định chủ đề

Chủ đề: Tìm hiểu các nguồn nước ở địa phương Bước 2: Xác định mục tiêu

Giúp học sinh:

- Nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn nước;

- Có kĩ năng điều tra, thu thập số liệu, dữ kiện, kĩ năng ghi chép, phân tích, tổng hợp;

- Có thái độ tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn nước.

- Bước đầu có thói quen bảo vệ, sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm.

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động Phương pháp tiến hành

- Quan sát, tìm hiểu trực tiếp tại các nguồn nước: ao, hồ, sông ...

- Phỏng vấn những người sống hoặc làm việc ở gần nguồn nước - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về các nguồn nước

Thời gian: 2 ngày cuối tuần

Địa điểm: các nguồn nước xung quanh nơi em ở Quy mô: cả lớp (chia ra thành những nhóm nhỏ) Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động

1. Chuẩn bị

Học sinh chuẩn bị giấy bút để ghi chép, máy ảnh (nếu có), khẩu trang.

2. Kế hoạch chi tiết

Hoạt động 1: Khởi động (diễn ra vào cuối tiết học bài 38)

- Giáo viên (GV) chia lớp thành các nhóm 3 - 4 em, (nên xếp những em có gia đình sống ở gần nhau, cùng phường, xã, khu tập thể cùng một nhóm).

- GV phân nhóm trưởng, thư kí của mỗi nhóm. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- GV nêu mục đích, ý nghĩa của việc điều tra.

- Hướng dẫn các nhóm làm việc với phiếu điều tra: yêu cầu các nhóm thu thập thông tin, thảo luận và điền vào phiếu điều tra theo mẫu sau:

Phiếu điều tra

Hãy điều tra, tìm hiểu về các nguồn nước nơi em ở rồi ghi rõ kết quả vào các cột trong bảng dưới đây:

TT Nguồn nước Tình hình vệ

sinh Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1

2 ....

…………...

………..

………..

………..

……….

……….

……...

………..

………...

………..

………..

……….

Hoạt động 2: Khảo sát thực tế

- Các nhóm tiến hành khảo sát thực tế một cách tự giác, tích cực, đoàn kết theo sự chỉ đạo của bạn nhóm trưởng về hiện trạng sử dụng nước trong khu vực, nêu kiến nghị và xây dựng kế hoạch xử lí nước thải, làm sạch đẹp môi trường.

- Các nhóm tiến hành thảo luận, phân tích, tổng hợp thông tin để điền vào phiếu điều tra.

Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra (diễn ra vào đầu hoặc cuối tiết ôn tập, bài 39).

- Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ điều tra của các nhóm và yêu cầu các em trình bày kết quả trước lớp.

- Các nhóm cử người (hoặc giáo viên chỉ định) báo cáo về kết quả điều tra.

- Cùng các nhóm khác thảo luận về nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở môi trường địa phương mình và xây dựng kế hoạch xử lí nước thải, làm đẹp môi trường theo những câu hỏi sau:

+ Em có suy nghĩ gì về tình trạng vệ sinh của các nguồn nước hiện nay?

Điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả gì về môi trường?

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

+ Nếu trong gia đình em có người có hành vi làm ô nhiễm nguồn nước (Ví dụ: vứt rác bừa bãi, vứt rác xuống cống…), thì em sẽ làm gì?

- Tập thể lớp, dưới sự dẫn dắt của giáo viên, thống nhất lựa chọn những giải pháp tối ƣu, đƣa ra những việc làm cụ thể mà học sinh tiểu học có thể làm được để giữ gìn nguồn nước.

- GV nhận xét, chốt lại toàn bộ ý kiến, lĩnh hội những ý kiến và đề xuất.

GV tổng kết: Những việc cần làm để giải quyết vấn đề nước thải:

+ Khơi thông cống rãnh.

+ Không vứt rác xuống ao, hồ, cống rãnh…

+ Bỏ rác đúng nơi quy định

+ Nước thải sinh hoạt và nước thải của các nhà máy cần qua bộ phận xử lí trước khi đổ ra các sông, hồ.

GV cần nhấn mạnh để học sinh tiểu học hiểu đƣợc rõ những việc mình có thể làm. Với những việc học sinh chƣa thể làm đƣợc, cần giáo dục cho học sinh ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn nguồn nước.

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Học sinh tiến hành điều tra theo nhóm theo phiếu điều tra.

Bước 6: Tổng kết hoạt động 1. Củng cố:

- Em có suy nghĩ gì về tình trạng vệ sinh của các nguồn nước hiện nay?

Điều đó sẽ dẫn tới những hậu quả gì về môi trường?

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- Nếu trong gia đình em có người có hành vi làm ô nhiễm nguồn nước (Ví dụ: vứt rác bừa bãi, vứt rác xuống cống…) em sẽ làm gì?

2. Đánh giá:

- Dựa vào số lƣợng và chất lƣợng nguồn thông tin học sinh thu đƣợc.

- Dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để đƣa ra những nguyên nhân và biện pháp xử lí các vấn đề trên.

- Dựa vào thái độ tham gia (tích cực hay không tích cực) của các học sinh (nhóm trưởng theo dõi, báo cáo).

- GV là người theo dõi, nhận xét, tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, với các hoạt động ngoại khoá, GV không nên cho điểm mà đưa ra những nhận xét, lời động viên, khích lệ kịp thời và có thể là phần thưởng cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất.

Một số lưu ý cho người giáo viên khi tiến hành hoạt động

- Đối với những hoạt động điều tra đòi hỏi cần những thông tin, số liệu chính xác hay cần tiến hành phỏng vấn, người GV cần liên hệ trước với các cơ quan hữu quan để học sinh thuận lợi và tự tin hơn trong việc điều tra, thu thập số liệu.

- Tôn trọng mọi ý kiến, kết quả của học sinh, dù là ý kiến sai. Nên để học sinh tự nhận thức ra cái sai của mình qua quá trình thảo luận trên lớp, sau đó giáo viên mới đƣa ra nhận xét, kết luận.

HÌNH THỨC 2: TỔ CHỨC THAM QUAN, DÃ NGOẠI

(Nên tổ chức sau khi học sinh được học về các loài động vật, thực vật phần Tự nhiên, sách TNXH lớp 3, tr76 – tr109)

Bước 1: Xác định chủ đề

Chủ đề: Tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Quốc gia Cúc Phương Bước 2: Xác định mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Nhận thức được rằng: cây xanh gắn liền với môi trường và đời sống con người như thế nào?. Nhưng thực tế môi trường rừng rất dễ bị ô nhiễm và tàn phá nếu không biết giữ gìn và bảo vệ.

- Có ý thức trồng, chăm sóc cây xanh.

- Có đƣợc tình yêu thiên nhiên, thái độ bảo vệ cây xanh.

- Có thói quen và hành vi bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động Phương pháp tiến hành

- Quan sát, tìm hiểu thực tế môi trường rừng.

- Thảo luận nhóm, thu thập thông tin.

Thời gian: ngày cuối tuần

Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Quốc gia Cúc Phương Quy mô: cả lớp (chia ra thành những nhóm nhỏ).

Bước 4: Kế hoạch hoạt động 1. Chuẩn bị

- Gv: + Chọn thời gian và thời tiết thuận tiện.

+ Xác định rõ lộ trình, phương tiện và các cơ sở vật chất phục vụ khác.

+ Cung cấp trước một số thông tin về nơi đến tham quan để học sinh có định hướng, thu nhận thông tin khi tham quan rừng.

+ Phiếu điều tra

+ Liên hệ trước với cơ quan quản lí danh lam thắng cảnh định đến để đăng kí hoặc nhận đƣợc sự hỗ trợ khi cần thiết.

+ Thông báo với học sinh và phụ huynh học sinh thời gian và địa điểm tập trung xuất phát cụ thể để học sinh và gia đình chủ động trong việc thực hiện.

- Hs: + Giấy bút, máy ảnh (nếu có), sổ tay ghi chép.

+ Cá nhân hoặc nhóm tự tìm hiểu thêm một số thông tin về danh lam thắng cảnh sắp tham quan qua sách báo, tranh ảnh…

2. Kế hoạch chi tiết Hoạt động 1: Khởi động

- Giáo viên (GV) chia lớp thành các nhóm 5 - 7 em

- GV phân nhóm trưởng, thư kí của mỗi nhóm. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.

- GV nêu mục đích, ý nghĩa của cuộc tham quan và việc điều tra.

- Hướng dẫn các nhóm làm việc với phiếu điều tra: yêu cầu các nhóm quan sát, thu thập thông tin, thảo luận và điền vào phiếu điều tra theo mẫu sau:

Phiếu điều tra

1. Hãy điều tra, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh trong rừng rồi ghi rõ vào các cột trong bảng dưới đây:

TT Các danh lam thắng cảnh

Tình hình vệ sinh

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục 1

2 ....

…………...

………

………

………

……….

……….

……...

………..

………..

……….

……….

………

2. Kể tên các loài động vật, thực vật quý, hiếm có mặt ở khu bảo tồn thiên nhiên rừng Quốc gia Cúc Phương.

...

...

...

Những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng là:

...

...

Nguyên nhân:

...

...

...

...

.Biện pháp để bảo vệ:

...

...

...

...

Hoạt động 2: Tiến hành tham quan

- GV đƣa học sinh đến nơi tham quan.

- Hướng dẫn các em tiến hành quan sát, thảo luận và vui chơi theo nhóm.

- GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em ghi chép, thảo luận những gì quan sát được về môi trường. GV có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở, định hướng làm việc cho các nhóm còn lúng túng.

Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận

Sau khi học sinh tham quan, giáo viên nên tổ chức cho học sinh thảo luận tại nơi tham quan với những câu hỏi gợi ý sau:

+ Kể tên các loài động vật quý hiếm ở khu bảo tồn của rừng? Số lƣợng còn bao nhiêu? Loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng? Nguyên nhân tại sao? Biện pháp bảo vệ?

+ Kể tên các loài thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn của rừng? Tình trạng?

+ Đề xuất những việc mà học sinh có thể làm để tham gia vào việc bảo vệ rừng?

(Những kiến thức trên học sinh có thể tìm thấy khi đi tham quan khu bảo tồn của rừng).

Sau khi học sinh đã tiến hành thảo luận, giáo viên yêu cầu học sinh tổng kết các ý kiến của nhóm mình, nhóm bạn để bổ sung bài của mình và viết bài thu hoạch, báo cáo kết quả tham quan.

Bước 5: Tiến hành hoạt động

Học sinh tiến hành điều tra theo nhóm theo phiếu điều tra.

Bước 6: Tổng kết hoạt động 1. Củng cố:

- Giáo viên tổng kết lại những kết quả đạt đƣợc qua buổi tham quan.

- Yêu cầu học sinh về nhà viết bài với nội dung: “Rừng có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta nhƣ thế nào?” hoặc “Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng?”...

2. Đánh giá:

- Dựa vào số lƣợng và chất lƣợng nguồn thông tin học sinh thu đƣợc.

- Dựa vào khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để đƣa ra những nguyên nhân và biện pháp xử lí các vấn đề trên.

- Dựa vào ý thức tham gia (tích cực hay không tích cực) của các học sinh (nhóm trưởng theo dõi, báo cáo).

- GV là người theo dõi, nhận xét, tổng hợp, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, với các hoạt động ngoại khoá, GV không nên cho điểm mà đƣa ra những nhận xét, lời động viên, khích lệ kịp thời.

Một số lưu ý cho người giáo viên khi tiến hành hoạt động

- Đây là một hoạt động đòi hỏi tính tập thể rất cao nên để buổi tham quan đạt hiệu quả, người giáo viên cần xác định rõ cho học sinh mục đích, ý nghĩa của buổi tham quan. Nhắc nhở các em về tính tập thể và tính kỉ luật trong quá trình tham quan.

- Trong quá trình tiến hành tham quan, dã ngoại nên tổ chức xen kẽ những trò chơi với nội dung giáo dục môi trường giúp buổi tham quan thêm sôi nổi, hấp dẫn, giáo dục ý thức đối với môi trường cho học sinh.

- Cần thiết phải liên hệ trước với nơi đến tham quan để nhận được những sự giúp đỡ khi cần thiết. Phải đăng kí trước với người phụ trách khi muốn thăm quan vườn sinh vật hoặc ……

- Chỉ nên tổ chức tham quan, học tập ngoại khoá nhƣ trên cho từng lớp để đảm bảo chất lƣợng của buổi học tập ngoại khoá.

HÌNH THỨC 3: CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG Bước 1: Xác định chủ đề:

Câu lạc bộ “Những người bạn của thiên nhiên”

Bước 2: Mục tiêu Giúp học sinh

- Bổ sung và nâng cao kiến thức về môi trường và BVMT

- Bổ sung và nâng cao kĩ năng thu thập thông tin, viết báo cáo, kĩ năng trình bày trước đám đông...

- Hứng thú học tập, tạo nên một phong trào học tập; đồng thời góp phần vận động, tuyên truyền mọi người cùng tham gia BVMT rừng cũng như sự phát triển bền vững của môi trường rừng.

Bước 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp hoạt động

- Phương pháp tiến hành:Câu lạc bộ có thể đƣợc tổ chức với rất nhiều nội dung phong phú đan xen nhau như: điều tra, khảo sát về các vấn đề môi trường địa phương; trò chơi môi trường; đọc, nói chuyện, kể chuyện về môi trường; thi báo ảnh về môi trường; thi sáng tác thơ văn, vẽ tranh với đề tài môi trường;

thăm quan, dã ngoại môi trường...

- Địa điểm: Chọn hội trường hoặc một lớp học làm địa điểm chính thức.

Tuy nhiên, có thể tuỳ đặc trƣng của hoạt động để chọn địa điểm trong phòng hay ngoài sân.

- Thời gian: Hoạt động trong suốt kì học và năm học. Các hoạt động phải đƣợc duy trì hành tuần, hàng tháng.

- Quy mô: quy mô lớn: toàn trường, toàn khối quy mô nhỏ: lớp, tổ

Lưu ý: Nên khuyến khích những câu lạc bộ với quy mô lớn, tạo phong trào rộng khắp. Tuy nhiên, tuỳ khả năng của mình, người giáo viên nên chọn những hình thức và quy mô thích hợp nhằm đạt hiệu quả GDMT cao nhất.

Bước 4: Kế hoạch hoạt động 1. Chuẩn bị:

- Thành lập Ban tổ chức Câu lạc bộ gồm đại diện Ban giám hiệu, phụ trách đội, các giáo viên trong khối lớp có học sinh tham gia câu lạc bộ.

- Xây dựng điều lệ hoạt động cũng nhƣ quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia câu lạc bộ.

- Lên kế hoạch chi tiết hoạt động của câu lạc bộ. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp, nhóm, từng thành viên.

- Xác định địa điểm, thời gian cụ thể cho buổi hoạt động, bàn ghế, phông có chữ ghi tên Câu lạc bộ và chủ điểm sinh hoạt của tuần (tháng) đó.

- Chuẩn bị kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, tài liệu phục vụ cho hoạt động của câu lạc bộ.

2. Kế hoạch chi tiết:

Hoạt động 1: Tổ chức câu lạc bộ

- Tổ chức lễ phát động tham gia câu lạc bộ: nêu rõ mục đích, nội dung hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia câu lạc bộ.

- Trước khi tiến hành các hoạt động có lễ ra mắt Ban tổ chức và tuyên bố thành lập chính thức câu lạc bộ.

- Mỗi câu lạc bộ nên có một Ban lãnh đạo, đƣợc bầu theo thời hạn 3 tháng hay 6 tháng, gồm các em giữ vai trò chủ yếu sau:

+ Chủ tịch câu lạc bộ: Có nhiệm vụ liên hệ với các thày cô giáo, các nhóm trưởng để phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Triệu tập, nhắc nhở các bạn tích cực tham gia câu lạc bộ.

+ Người dẫn chương trình: chọn một bạn học sinh có khả năng nói lưu loát, học giỏi, nhanh nhẹn.

+ Thủ kho: Quản lí tài liệu, thiết bị, dụng cụ...của câu lạc bộ.

Hoạt động 2: Triển khai hoạt động

Câu lạc bộ có định kì sinh hoạt hàng tuần hoặc hàng tháng vào thời gian thích hợp (những giờ sinh hoạt cuối tuần, những giờ dành cho hoạt động ngoại khoá...) để không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khoá. Trong mỗi buổi sinh hoạt, tuỳ chủ điểm của tuần, tháng đó, giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động khác nhau, đan xen nhau nhƣ:

- Các cuộc thi tìm hiểu môi trường xung quanh

- Các hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường: trồng và chăm sóc cây, tổng vệ sinh trường lớp, đường phố; thu gom rác thải; khơi thông cống rãnh...

- Thi sáng tác thơ - truyện - tranh - ảnh theo chủ đề môi trường.

- Đọc sách báo, nói chuyện về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường.

- Trò chơi về môi trường.

- Các hoạt động văn nghệ: múa, hát, diễn kịch, kể chuyện, đọc thơ...có nội dung về môi trường.

Một số gợi ý cụ thể về các hoạt động tổ chức trong buổi sinh hoạt CLB

* Mục đích buổi (tuần, tháng) sinh hoạt: Khuyến khích học sinh quan tâm và tích cực tham gia bảo vệ rừng và môi trường tại địa phương.

* Giới thiệu:

Dẫn chương trình (DCT) bắt nhịp và tất cả hát bài: “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn”

Thưa thầy cô và các bạn, câu lạc bộ của chúng ta mới được thành lập nhưng đã có cơ hội tìm hiểu cũng như khám phá rất nhiều điều lí thú về rừng và môi trường xung quanh chúng ta. Chúng em cũng đã phần nào hiểu được tại sao rừng lại quan trọng đối với tất cả chúng ta. Rừng và các loài động vật sống trong rừng rất cần sự giúp đỡ của tất cả chúng ta.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ xem chúng ta có thể làm được những gì để bảo vệ rừng và môi trường xung quanh ta, các bạn nhé!”

Giáo viên có thể lựa chọn một trong các hoạt động dưới đây để thực hiện tại từng trường, lớp cụ thể cho phù hợp.

1. Hoạt động thu gom rác thải:

2. Hoạt động trồng và chăm sóc cây:

3. Thi vẽ tranh với chủ đề môi trường

4. Phát động phong trào: “Em yêu rừng xanh quê em”

5. Trò chơi về môi trường Trò chơi: “Vƣợt thác ghềnh”

* Mục đích: Khuyến khích học sinh tìm hiểu, nâng cao hiểu biết và kiểm tra kiến thức của học sinh về rừng, về thiên nhiên và môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá môn TNXH (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)