CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3. Kết quả kiểm tra hành vi
Bảng 7: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm về hành vi của học sinh (TN: thực nghiệm)
Các việc em sẽ làm
Tỉ lệ cùng ý kiến (%) Trước
TN
Sau TN
1. Đốt lửa trong rừng dễ gây ra cháy rừng 75 83
2. Săn, bắt những loài động vật hoang dã là hành vi trái
phép 53 70
3. Chặt cây gỗ quý trong rừng để buôn bán trái phép 79 43 4. Vận động mọi người trong gia đình cùng bảo vệ rừng 96 98.7 5. Bảo quản đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân làm bằng gỗ 88 97
6. Tích cực cùng mọi người trồng rừng 82 89.7
7. Tham gia săn bắt, vận chuyển các động vật hoang dã 0 0
Mặc dù chỉ qua một số câu hỏi chƣa thể đánh giá chính xác sự thay đổi trong hành vi của học sinh sau khi đƣợc tham gia các hoạt động ngoại khoá nhưng bước đầu chúng tôi nhận thấy:
- Đa số các em đã có hành vi bảo vệ môi trường, song kết quả về hành vi giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có sự chênh lệch nhau khá rõ, nhất là ở những việc mà sự hiểu biết của các em về tác dụng bảo vệ hay ảnh hưởng xấu tới môi trường của việc làm đó chưa cao như ở việc làm “Chặt cây gỗ quý trong rừng để buôn bán trái phép” hoặc “Săn, bắt những loài động vật hoang dã là hành vi trái phép”.
- Sau buổi thực nghiệm, hành vi của các em đƣợc nâng cao rõ rệt không chỉ so với kết quả trước thực nghiệm mà còn so với mức độ hành vi chung trong việc bảo vệ môi trường. Đó là những con số rất đáng mừng dù kết quả có được chỉ đƣợc tổng kết qua một số câu hái.
Với câu hỏi xử lí tình huống (câu 7, phiếu đo nghiệm trong phần phụ lục), có đến 87.43% học sinh lựa chọn cách giải quyết thứ 1 là “Đề nghị người khách kia không được làm như thế vì làm thế là phá hoại rừng”, trong khi trước thực nghiệm kết quả là không cao (54%).
Vấn đề đánh giá hành vi học sinh chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ qua một số câu hỏi thì chƣa thể chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của chúng tôi, có thể có một số em không làm theo những việc các em trả lời trong phiếu nhƣng phần lớn số em đƣợc hỏi sẽ trung thực với câu trả lời của mình, vì trẻ tiểu học, nhất là trẻ ở vùng núi, đặc biệt là con em những dân tộc vùng cao thì các em thật sự ngây thơ và chân thành.
Tiểu kết chương 3
Từ sự phân tích, đánh giá về hình thức đƣợc tiến hành thực nghiệm, tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Kết quả kiểm tra về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh sau thực nghiệm cao hơn hẳn kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. Số bài bị điểm yếu ở bài kiểm tra sau thực nghiệm rất ít.
- Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy trong các giờ thực nghiệm, học sinh hứng thú, say mê hơn. Bài học đã thực sự mang lại cho các em những điều bổ ích và những cảm xúc tích cực. Điều này ít có đƣợc khi dạy học trên lớp.
Kết quả trên đây chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá GDMT nói chung và qua môn TNXH nói riêng là hết sức cần thiết để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành” trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Nó giúp cho việc hình thành và củng cố những kĩ năng, hành vi thiết thực trong đời sống
Tóm lại, từ các kết quả trên có thể bước đầu kết luận các hình thức hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả GDMT cho học sinh tiểu học qua môn TNXH là hợp lí và vừa sức với học sinh. Và nếu có một kế hoạch tổ chức các hoạt động chi tiết thì các giáo viên, dù ở vùng núi cũng hoàn toàn có khả năng tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá GDMT cho học sinh. Đặc biệt, các hoạt động ngoại khoá GDMT không chỉ giúp các em có thêm những kiến thức về MT và bảo vệ môi trường mà còn bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, làm cơ sở cho việc hình thành những hành vi thiết thực nhằm bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.
Nhƣ vậy, qua các kết quả trên có thể khẳng định quá trình thực nghiệm đã đạt đƣợc mục tiêu ban đầu đã đề ra. Đây chính là điểm tựa để tôi tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những hoạt động ngoại khoá GDMT không chỉ qua môn TNXH mà còn qua các môn học khác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ