Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận kinh tế và quản trị kinh doanh một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu tư nhân văn soạn (Trang 24 - 30)

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt đƣợc các chỉ tiêu này mới có thể đạt đƣợc các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

1.6.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Để đánh giá hiệu qảu kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá.

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh:

= Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết -: Vốn kinh doanh Q

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thu về.

-Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng doanh thu:

= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận

-Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn kinh doanh Doanh thu trên một

đồng vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trên một

đồng doanh thu =

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ số ROA

Chỉ số ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản , là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lời của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của công ty tronng việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ sẽ thấy đƣợc doanh nghiệp kiếm đƣợc bao nhiêu tiền lãi trên một đồng tài sản.

- Chỉ số ROE

Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, đƣợc thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên bảng cân đối kế toán.

Chỉ số ROE cho biết với 1 dồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.6.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh từng bộ phận - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:

|+ Mức doanh thu bình quân của một lao động:

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.

+ Mức sinh lời của một lao động:

Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một chu kì kinh doanh.

Thông qua chi tiết này mà biết đƣợc tình hình sử dụng lao động, số lao động hiện có của doanh nghiệp đã sử dụng hết chƣa, từ đó mà xác định các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động.

+ Hiệu suất sử dụng lao động:

Chỉ tiêu này cho biết một lao động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy vấn đề sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả tốt.

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:

+ Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn cố định ( Sức sản xuất của vốn cố định)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

+Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn cố định( Sức sinh lời của vốn cố định.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

+ Doanh thu trên một đồng vốn lưu động ( Sức sản xuất của vốn lưu động):

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng doanh vốn lưu động ( Sức sinh lời của vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Tốc độ luân chuyển vốn: trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tƣ, bán thành phẩm... đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết việc ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp.

+ Số vòng quay của vốn lưu động:

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ.

Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.

+ Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay:

Số ngày luân chuyển bình

quân một vòng quay = 365 ngày

Số vòng quay của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngƣợc lại.

|+Mức đảm nhiệm vốn lưu động:

Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm đƣợc càng nhiều

1.6.3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không.

Nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp > 1, doanh nghiệp bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán tổng quát và ngƣợc lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ.

Trị số của Hệ số khả năng thanh toán tổng quát nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với hệ số thanh toán tức thời (được tính bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn) bởi vì, hệ số này đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán.

Công thức này đƣợc nhà đầu tƣ sử dụng khá phổ biến. Hàng tồn kho không đƣợc đƣa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh, vì nó khó có thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng, các chi phí trả trước cũng không được đưa vào với lý do tương tự.

+Hệ số này >=1: Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán nhanh +Hệ số này <1: Doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh +Hệ số này >=2: Doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này được tính như sau:

+ Hệ số này >=1: Với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ phải trả ngắn hạn

+ Hệ số này <1: Với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ phải trả ngắn hạn

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Khóa luận kinh tế và quản trị kinh doanh một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu tư nhân văn soạn (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)