Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kì hoạt động kinh doanh nào. Con người tác động đến tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu. Chính vì vậy bất kì chiến lƣợc phát triển của công ty cũng không thể thiếu con người.
Phát triển đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động cũng như nhà quản lý thông qua các khóa học ngắn hạn tạo điều kiện cho họ có cơ hội học hỏi phát triển nâng cao năng lực của bản thân. Để tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơi thì phải áp dụng phương pháp đánh vào lợi ích bản thân họ, ai coa năng lực cao thì hưởng lương cao, ai có năng lực thấp thì hưởng lương thấp, phỉa đảm bảo tính công bằng , phải khuyến khích khen thưởng những thảnh viên có sáng kiến hay có trình độ giỏi.
Để quyết định tình hình thực tại, Công ty cần thực hiện chính sách đào tạo sau:
- Đào tạo cán bộ chủ chốt của công ty bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn - Tổ chức học tập trong nội bộ công ty
- Mời các chuyên gia về hộ trợ giảng dạy
Nếu đề ra dược chiến lược đúng đắn về con người, công ty sẽ tận dụng đƣợc sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc biến các mục tiêu phát triển , mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Ngoài ra nâng cao công tác quản trị, tổ chức sao cho bộ máy công ty gọn nhẹ, năng động, phù hợp với thị trường . Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải
thích ứng với môi trường kinh doanh. Cần phải phân chia quyền hạn cho các bộ phận chức năng để công ty hoạt động theo đúng kế hoạch đã đề ra.
3.5.2. Tăng cường đầu tư mở rộng và nghiên cứu mở rộng thị trường
Đây là biện pháp quan trọng quyết định đên sự phát triển hay thụt lùi của công ty. Là một doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu cho khu vực việc công ty đầu tư cơ sở và mở rộng thị trường là điều tất yếu. Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống và thu thập thong tin về thị trường:
- Môi trường pháp luật, chính sách của nhà nước cho doanh nghiệp, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.
- Luôn đảm bảo nguồn nhiên liệu đầy đủ phục vụ người tiêu dùng
- Có đội ngũ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị trường. Qua đó các nhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá để đƣa ra chiến lƣợc bán hàng hợp lý.
- Với cơ chế mới hiện nay, mỗi tháng Tổng công ty xăng dầu giao giá bán cho mỗi đơn vị. Do vậy việc nắm bắt thông tin về thị trường là rất quan trọng đối với công ty. Qua đây công ty xăng dầu Văn Soạn biết đƣợc thông tin về giá cả (giá cả các mặt hàng kinh doanh có biến động không), về đối thủ cạnh tranh (biết đƣợc ƣu nhƣợc điểm của đối thủ cạnh tranh để đƣa ra các giải pháp vƣợt lên đối thủ cạnh tranh.
a- Củng cố thị trường hiện có
Đứng trước xu thế và định hướng phát triển của đất nước ta hiện nay cũng nhƣ bao doanh nghiệp khác công ty xăng dầu Văn Soạn phải hoạt động trong cơ chế thị trường mở cạnh tranh khốc liệt. Để công ty tồn tại và phát triển thì vấn đề thị phần của công ty là vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Về mặt chất lƣợng hàng hoá phải đảm bảo phẩm chất tốt để phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.
b- Phát triển thị trường
Công ty cần nỗ lực để mở rộng thị trường xuống các địa bàn giáp ranh nhƣ Hà Nội, Hà Nam, Quốc Oai, ..
ởi vì dự báo nhu cầu trong địa bàn tăng 6% so với năm 2019 trong đó địa bàn Chương Mỹ, Quốc Oai tăng 6%, địa bàn Hà Nội tăng 9% địa bàn Hà Nam tăng 6%.
Củng cố và làm tốt hơn nữa các hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm lôi kéo khách hàng đến với công ty.
Kế hoạch tổng doanh thu năm 2020 là 1,333,076 triệu đồng bằng 114%
thực hiện(TH) của năm 2019.Và chi phí cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng là 0,1% doanh thu.
Tăng sản lƣợng bán trực tiếp 5% trong đó sản lƣợng bán lẻ tăng 9%, thị phần tăng 2% so với năm 2019
Cụ thể: sản lƣợng bán nhiên liệu Tổng số xuất bán : 130,000 m3.
Xuất bán trực tiếp: 110,000 m3=105% so với TH 2019 án lẻ : 50,000 m3=109% so với TH 2019
Bán buôn: 60,000 m3=102% so với TH 2019 Xuất nội bộ ngành: 20,000 m3.
Phân theo địa bàn:
Sản lƣợng So với TH 2019 Nhu cầu Thị phần Tổng số 110,000 m3
- Trong địa bàn 96,000 m3 111% 132,000 73%
Chương Mỹ 43,000 m3 110% 71,000 61%
Hà Nam 20,000 m3 114% 24,000 83%
Hà Nội 33,000 m3 110% 37,000 89%
- Giáp ranh 14,000 m3 76%
3.5.3. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh
- Nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO từ tháng 11/2006 đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, do đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Những bất ổn tài chính kéo dài từ năm 2014 đến 2016 cho chúng ta thấy rằng thị trường tài chính sẽ còn nhiều biến động khó lường. Vì thế đòi hỏi từng doanh nghiệp cũng nhƣ công ty phải quản lý và điều hành tốt các nguồn lực tài chính nhƣ:
+ Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, kiểm soát việc sử dụng tài sản để tránh tình trạng sử dụng lãng phí.
+ Tăng cường kiểm soát ngân sách, kiểm soát hoạt động kinh doanh và các chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Tiếp tục duy trì công tác thực hành tiết kiệm, tối ƣu từng loại chi phí và triển khai các giải pháp tài chính nhằm giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
+ Đặc biệt khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh và xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý đƣợc tốt các dòng tiền ngày một phát sinh lớn.
+ Một trong những công tác quan trọng từ năm 2020 là tiến hành tập trung ngân quỹ vì công tác quản trị dòng tiền là công tác thiết thực và không thể thiếu trong việc quản trị tài chính của một doanh nghiệp, đặc biệt, trong bối cảnh vay vốn khó khăn, kinh doanh không thuận lợi nhƣ hiện nay, việc kiểm soát tiền mặt càng trở nên quan trọng.
3.5.4. Sử dụng tiết kiệm chi phí
- Hình thành hệ thống định mức sử dụng nhiên liệu cho các bộ phận trong một đơn vị thời gian cụ thể.
- Áp dụng chương trình 5S (về quản lý chất lượng), ISO để hạn chế các thất thoát nguyên vật liệu và gọn gang từng khu vực hoạt động.
- Xây dựng quy trình mua bán, cấp phát vật tƣ và đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo quy trình.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá và lựa chọn công khai người cung ứng thích hợp tin cậy.
- Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, vật tƣ để kiểm soát chặt chẽ vật tƣ mua và cấp phát cho các bộ phận trong quá trình hoạt động.
- Giải pháp giảm chi phí lưu kho của phụ tùng thiết bị :
- Ngành khoan phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và trữ lƣợng dầu, nên việc tính toán thời gian mua sắm và lắp đặt trang thiết bị, máy móc nên tập trung vào
những tháng không có bão, nếu mua máy móc, thiết bị vào mùa có bão sẽ phải tồn kho thời gian dài mới đƣa vào lắp đặt và sử dụng, tốn chi phí tồn kho.
- ên cạnh đó việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu và trữ lƣợng dầu khai thác của các công ty sẽ khai thác tối đa thời gian hoạt động của máy móc, tránh tình trạng ngưng hoạt động tồn kho trong thời gian dài, ảnh hưởng đến chi phí lưu kho
- Giải pháp giảm lãi vay ngân hàng:
- Đây là một chi phí khá lớn của Công ty cần theo dõi sát và thanh toán đúng hạn để không bị nợ quá hạn. Thu hồi các khoản nợ của khách hàng nhanh chóng để có thể linh hoạt hơn trong việc trả phí lãi vay cho ngân hàng.
- Công ty cần xác lập tốt mối quan hệ với các ngân hàng nhằm đƣợc vay với lãi suất ƣu đãi nhất, linh hoạt nhất.