ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
- GV biểu diễn cách lắp dụng cụ thí nghiệm để đốt cháy C2H4, C2H2 và lưu ý HS ôn luyện một số nội dung kiến thức liên quan đến bài thực hành.
Hoạt động 2:
- GV chú ý quan sát và hướng dẫn HS làm thí nghiệm, cẩn thận khi đun ống nghiệm có chứa H2SO4 đặc, hướng miệng ống nghiệm ra phía không có người…
(1A)
2ml C2H5OH 4ml H2SO4 đậm đặc
Đá bọt
Boõng taồm
NaOH đặc C2H4
2ml C2H5OH 4ml H2SO4 đậm đặc
Đá bọt
dd KMnO4
(1C)
- GV hoặc có thể hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm có nhánh như hình vẽ 6.5 và hình 6.6 SGK trang 170.
- GV: Lưu ý HS nên bỏ đi lượng khí ban đầu, vì còn chứa không khí.
+ Các phản ứng của C2H2 với dd thuốc tím chậm hơn so với C2H4.
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính chất của etilen.
Cách tiến hành:
- Lắp dụng cụ như hình vẽ:
-Hoá chất: 2ml C2H5OH + 4ml H2SO4 đặc lắc đều + vài viên đá bọt đun từ từ đến khi hỗn hợp chuyển màu đen đó là dấu hiệu sắp có khí etilen thoát ra. Bông tẩm NaOH đặc để hấp thụ khí CO2, SO2 do phản ứng phụ giữa H2SO4 với C2H5OH tạo ra.
2. Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của axetilen
Cách tiến hành:
- Nước khoảng 1ml.
- CaC2 : mẩu nhỏ (hạt bắp)
- Các dung dịch brom hoặc thuốc tím phải loãng.
2A
2C
dd KMnO4
2D
dd AgNO3/NH3
4. Củng cố:GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ, hoá chất , vệ sinh phòng thí nghiệm. GV nhận xét và rút kinh nghiệm buổi thực hành, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị tiết học sau và hướng dẫn HS viết tường trình nộp.
VI. Dặn dò:
- Hoàn thành vở thực hành - Học bài kiểm tra 1 tiết VII. Rút kinh nghiệm:
Tiết 49: KIỂM TRA MỘT TIẾT- LẦN 3
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh về ankan, anken, ankin và ankađien - Kiểm tra kĩ năng viết phương trình hoá học, vận dụng tính chất hoá học của các chất giải bài tập về hỗn hợp, nhận biết ...
II. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
a. Ankan: Tính chất hoá học, điều chế b. Anken: Tính chất hoá học, điều chế
c. Ankin: Tính chất hoá học, điều chế axetilen d. Ankaddien: Tính chất hoá học, điều chế 2. Kĩ năng:
a. Viết phương trình phản ứng b. Viết CTCT, gọi tên
c. Phân biệt ankan, anken, ankin d. Xác định CTPT
e. Tính thành phần phần trăm hỗn hợp khí
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 8 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận IV. LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Ankan C1)CTTQ (0,5đ) C2)Tên→CTCT (0,5đ) Anken C3)Tỉ lệ H2O/CO2(0,5đ)
C4)CTCT→Tên (0,5đ) Ankin C7)Xác định số đồng
phân (0,5đ)
C8)Hiện tượng thí nghiệm (0,5đ)
Ankađien C5)Xác định sản phẩm phản ứng (0,5đ)
C6)Đồng đẳng( 0,5đ)
Tổng hợp Chuỗi
phản ứng(2đ)
Bài toán(1,5đ) Nhận
biết(1,5đ)
Điều chế(1đ)
Điểm 4đ 2đ 3đ 1đ
V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
a. Đề kiểm tra :
I. Phần trắc nghiệm: (4điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Công thức tổng quát của những hợp chất ankan là:
A. CnH2n+2 B. CnH2n C. CnH2n-2 D. CnH2n-6
Câu 2: Cho ankan A có tên gọi: 3-etyl-2,4-đimetylhexan. Công thức phân tử của A là:
A. C11H24 B. C9H20 C. C8H18 D. C10H22
Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn một anken, sản phẩm thu được sẽ có:
A. nCO2 nH O2 B. nCO2 nH O2 C. nCO2 nH O2 D. nH O2 2nCO2 Câu 4: Hợp chất hữu cơ với CTCT là CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi:
A. 2,2-đimetylpentan B. 2,3-đimetylpentan C. 2,3-đimetylpent-1-en D. 2,3-đimetylpentin Câu 5: Cho Isopren tác dụng với dung dịch brom (tỉ lệ 1:1), ở 40oC. Sản phẩm chính thu
được là:
A. CH2Br-CBr(CH3)-CH =CH2 B. CH2Br-C(CH3)=CH -CH2Br C. CH2Br-CBr(CH3)-CHBr -CH2Br D. CH2Br-CHBr-CH =CH2
Câu 6: Hợp chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng của ankađien?
A. C4H6 B. C4H8 C. C4H10 D. C4H4
Câu 7: Hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankin?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Sục khí axetilen vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3. Hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt B. Xuất hiện kết tủa màu hồng C. Xuất hiện kết tủa màu trắng D. Không có hiện tượng gì