ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trung thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Trung Thành là một xã nằm ở phía nam của huyện Yên Thành, cách trung tâm huyện 4km, có đường tỉnh lộ 538 chạy qua, có khá nhiều thuận lợi về giao thông, tiếp cận dễ dàng với nền kinh tế thị trường bên ngoài. Địa giới hành chính được xác định:

Phía Nam giáp Nam Thành, phía Đông giáp Long Thành, Phía Bắc giáp Bắc Thành.

Trung Thành có tổng diện tích tự nhiên : 790,10 ha

Trong đó: - Đất nông nghiệp : 644,94 ha

- Đất phi nông nghiệp : 111,21 ha - Đất chưa sử dụng : 33,95 ha Địa hình phân thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng cao là vùng bán sơn địa, có đồi núi, ruộng sản xuất có độ chênh lệch theo điều kiện tự nhiên từ Tây sang Đông.

- Vùng mưng là vùng thâm canh của xã có trục đường tỉnh lộ 538 chạy qua, có chợ Rộc là trung tâm trao đổi hàng hoá của xã với các xã bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Vùng sâu là vùng có diện tích sản xuất tương đối nhiều, đất đai màu mỡ nhưng thường bị lụt đe doạ.

Bên cạnh đó mạng lưới đường giao thông nông thôn của xã phát triển mạnh được bê tông hoá. Có kênh tiêu Bàu và kênh tưới N4B chạy qua xã. Đây là hai con kênh có tác dụng rất lớn trong việc phục vụ nước tưới tiêu của xã, và cung cấp phù sa cho đồng ruộng mùa mưa lũ. Nhưng đây cũng là điều bất lợi khi mùa lũ gây ra sạc lở,

Đại học Kinh tế Huế

bồi lấp làm mất đất sản xuất ở dọc con sông này. Mạng lưới thủy lợi của xã phát triển và đã kiên cố hoá kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu cho 100% diện tích đất nông nghiệp của xã. Đó cũng là điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển nông nghiệp của xã.

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Xã Trung Thành nói riêng và huyện Yên Thành nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm chia 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa nắng.

- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, vào mùa này có gió Đông Bắc thổi mang theo không khí lạnh. Tuy tốc độ gió không lớn nhưng rất lạnh, nhiệt độ giảm theo ngày từ 2-30C. Trong năm , tháng 1 là tháng thời tiết lạnh nhất, nhiệt độ trung bình có khi xuống dưới 200C. Mùa này mưa rất lớn thường xuyên xảy ra lụt lội, đặc biệt tập trung vào tháng 9, tháng 10, tháng 11, trong 3 tháng này chiếm 80% lượng mưa cả năng, đầu tháng 12 lượng mưa giảm dần.

- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Mùa này thường xuất hiện gió Nam gồm gió Đông Nam và gió Tây Nam. Đặc biệt vào độ tháng 5 đến tháng 7 có những đợt gió Tây Nam ( gọi là gió Lào ) nóng và khô nhưng không kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đối với cây trồng. Nhiệt độ có khi lên đến 390C, trong mùa này thường có mưa rào, mưa giông xảy ra trong ngày, thời gian mưa không lâu và lượng mưa không lớn lắm.

Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố thời tiết thường xảy ra:

o Khó khăn

- Lũ lụt: Về mùa mưa với lượng mưa kéo dài, đặc biệt là có mưa lớn ở đầu nguồn sông bàu chảy về làm nước dâng lên nhanh gây ngập úng, do vậy phải bố trí lịch thời vụ và cơ cấu giống để thu hoạch vụ Hè Thu trước 30 tháng 9 hàng năm.

- Bão: Vào mùa mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hình thành từ biển chuyển thành bao đổ bộ vào đất liền với sức gió rất mạnh gây thiệt hại lớn về nhà của và hoa màu.

o Thuận lợi

- Bên cạnh khó khăn về lũ lụt thì hằng năm hệ thống đông áng của Trung Thành cũng được bù đắp một lượng lớn phù sa màu mỡ từ con sông Đào.

Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, khí hậu thời tiết của huyện Yên Thành nói chung và xã Trung Thành nói riêng tương đối thích hợp và thuận lợi cho sản xuất các loại cây trồng trong đó có sản xuất cây lúa và phát triển chăn nuôi của xã.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã

Là một xã có nền kinh tế phát triển trương đối toàn diện. Như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề khác. Trong nông nghiệp, cây lúa vẫn là cây chủ lực. Chăn nuôi lợn, vịt, cá phát triển mạnh đã khai thác được lợi thế của một xã trọng điểm lúa, có nguồn nước dồi dào.

Những nét nổi bật của kinh tế Trung Thành là có chợ Rộc là trung tâm giao lưu kinh tế của nhân dân trong xã cũng như với các xã bạn. Tỷ trọng giá trị sản lượng ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tương đối cao so với nhiều xã trong huyện, đạt 40,8% trong cơ cấu kinh tế chung của xã.

+ Thương mại dịch vụ ở xã Trung Thành đang trên đà phát triển và chủ yếu là chủ yếu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống và cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân như: Điện tử, điện lạnh, tạp hoá, giải khát... Toàn xã có 612 hộ kinh doanh thương mại - Dịch vụ. Hàng năm giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 17,078 tỷ đồng.

+ Về nông nghiệp: Trung Thành là một xã thuần nông hầu hết người dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông. Toàn xã 1414 hộ; có 5799 khẩu, chia làm 7 xóm.

Trong đó có 1 nhà thờ giáo họ Kim Sơn với 80 hộ và 372 khẩu

Xã có 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp. Đi đôi với việc thực hiện hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho hội nông dân, hợp tác xã cũng là nơi cung ứng các loại giống cây trồng vật tư phân bón cho nhân dân và là nơi ký kết với các Công ty giống miền Trung - hướng dẫn bà con nông dân sản xuất lúa giống và thu mua cho nông dân.

+ Cơ cấu thu nhập các ngành nghề của xã Trung Thành.

Xã Trung Thành phát triển kinh tế theo hướng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi chú trọng và đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, đa dạng hoá các ngành nghề và các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù địa phương có kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu kinh tế của xã nhưng thực tế. Xã Trung Thành phát triển kinh tế xã hội chủ yếu là nông nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Nguồn thu nhập chính của địa phương là từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ mà chủ yếu là sản xuất lúa .

Từ thống kế của xã qua các năm cho thấy đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được nâng lên, số hộ giàu khá tăng nhanh chiếm 47,93% ; số hộ trung bình chiếm 36% và hộ nghèo chiếm 15%. Đa số hộ giàu đều biết vận dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất và chăn nuôi.

2.1.3. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã

Trung Thành là xã trọng điểm lúa của huyện bởi có con sông Đào chảy qua, hằng năm mưa lũ bồi đắp phù sa làm cho đất giàu dinh dưỡng nên sản xuất nông nghiệp đạt sản lượng cao. Sản xuất hiện nay của xã có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên năng suất, sản lượng cao so với những năm trước đây. Hơn nữa những năm qua bằng các hình thức đầu tư nguồn vốn thích đáng cho đồng ruộng, như đầu tư xây dựng bê tông kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ lợi được chú trọng, nhận thức của người dân được tăng lên, ứng dụng triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm khai thác hết tiềm năng sẵn có, cộng với sự cần cù sáng tạo của bà con nông dân đã làm cho năng suất sản lượng không ngừng tăng lên, mặc dù diện tích ngày càng giảm dần.

Với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai thuận lợi, trình độ thâm canh của nông dân ngày càng cao, bên cạnh đó được sự hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt, nhất là từ những năm 2005 đến nay. Do đó, ngành sản xuất nông nghiệp của xã có những bước đột phá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.1.3.1 Thuận lợi

Với một xã trọng điểm lúa của huyện Yên Thành nên được huyện quan tâm chỉ đạo cũng như đầu tư, có những cơ chế chính sách khuyến nông giúp nông dân chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa. Địa phương có những kế hoạch và giải pháp cụ thể cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động nhân dân, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở từng hộ gia đình.

Tập trung dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ là giải pháp tốt nhất để đưa năng suất, sản lượng và hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa.

Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn lao động dồi dào, nông dân trình độ ngày càng được nâng lên, có khả năng tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, hơn nữa bà con nông dân cần cù lao động, có truyền thống thâm canh cây lúa, thích ứng nhanh cái mới nhất trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, các loại giống mới cho năng suất cao.

- Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, hệ thống kênh mương nội đồng, phục vụ cho nước tưới tiêu được kiên cố hoá. Nguồn nước dồi dào từ kênh chính từ sông Đô Lương dẫn về đảm bảo nước tưới cho 80% diện tích của xã, thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa.

- Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách kịp thời khuyến khích nông nghiệp nông thôn phát triển như: miễn thuế nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (kiên cố hoá kênh mương nội đồng, bê tông hoá đường giao thông nông thôn…)

2.1.3.2. Khó khăn

- Dân số đông nhưng ruộng đất còn ít, bình quân chỉ đạt 420m2/người, do đó, quy mô sản xuất nhỏ, người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất.

- Những năm gần đây, thời tiết bất thuận, thường xảy ra lũ lụt, gió lốc, nắng hạn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng.

- Bà con nông dân vẫn còn một bộ phận chậm tiến không tuân thủ theo chủ trương của xã trong cơ cấu giống, tự ý gieo sạ các loại giống không đảm bảo dùng lúa thịt để gieo sạ, mật độ gieo còn dày, không đúng theo lịch thời vụ mật độ gieo cấy còn dày gây khó khăn trong việc quản lý sâu bệnh, dịch hại làm ảnh hưởng đến năng suất chung của xã.

- Về phân bón: chưa chú trọng đến phân hữu cơ. Tâm lý nông dân hễ thấy ruộng xấu là thêm đạm gây nên hiện tượng thiếu cân đối trong phân bón. Các giải pháp kỹ thuật tiến bộ theo chương trình tổng hợp dinh dưỡng cho cây lúa ICM (3 giảm, 3 tăng) mới chỉ sử dụng ở một số khâu như: giảm lượng giống, giảm đạm, tăng Kali, các khâu khác chưa thực hiện được.

- Thị trường tiêu thụ: hằng năm, lượng thóc của huyện bán ra thị trường tương đối lớn, thóc gạo đã trở thành sản phẩm hàng hóa của bà con nông dân, tuy nhiên, hàng hóa thóc của huyện chỉ tiêu thụ nội địa do thị trường tự do điều tiết thông qua

Đại học Kinh tế Huế

mạng lưới tư thương buôn bán nhỏ, không có mối tiêu thụ lớn và ổn định nên chưa kích thích nông dân quan tâm đến chất lượng lúa gạo.

- Đời sống nhân dân của xã còn khó khăn, giá vật tư phục vụ cho sản xuất tăng cao như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa... trong khi đó giá nông sản thực phẩm sản xuất từ nông dân thì thấp, do đó việc dùng đồng vốn quay vòng hạn chế nên việc đầu tư chăm bón cho lúa chưa đáp ứng kịp thời.

2.1.4. Tình hình về sản xuất lúa của xã Trung Thành trong năm 2009-2010

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Trung Thành qua các năm 2007-2010.

Chỉ tiêu Năm

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng ( tấn )

2007 511.3 55.45 2835

2008 509.2 60.94 3103

2009 521.7 55.13 2876

2010 510.4 53.37 2724

( Nguồn: Số liệu thống kê Huyện Yên Thành ) Nhìn chung diện tích sản xuất lúa của xã trong bốn năm luôn biến động. Cao nhất là năm 2009 và thấp nhất là năm 2008.

Năm 2008 là năm được mùa nhất do sản xuất đúng thời vụ, công tác phòng chống dịch bệnh tốt nên đạt được sản lượng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trung thành huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)