CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA
2. Lao động chính trong nông nghiệp Người 45
2.3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Trong sản xuất nói chung và sản xuất lúa nói riêng, kết quả sản xuất đạt được có hiệu quả hay không là do nhiều nguyên nhân, cách thức kết hợp các yếu tố sản xuất như thế nào và cách thức lựa chọn biện pháp cho đầu ra của sản phẩm cũng là một nguyên nhân rất quan trọng quyết định điều đó.
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2010
Chi tiêu ĐVT Đông Xuân Hè Thu
Diện tích Sào/hộ 6.18 6.26
Năng suất Kg/sào 304.38 239.67
Sản lượng kg 1881.07 1500.33
(Nguồn: số liệu điều tra 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lúa ở cả hai vụ có sự khác biệt. Vụ Đông Xuân bình quân toàn xã là 304.38 kg/sào và vụ Hè Thu là 239.67 kg/sào. Như vậy, năng suất lúa vụ Đông Xuân cao gấp 1.27 lần so với vụ Hè Thu. Sở dĩ có sự khác biệt này là do cơ cấu giống lúa, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau.
Năng suất lúa vụ Đông Xuân cao nên có một số hộ quyết định mở rộng diện tích làm cho diện tích bình quân chung vụ Hè Thu tăng hơn vụ Đông Xuân là 0.08 sào/hộ.
Mặc dù đạt được những kết quả khá cao trong năng suất và sản lượng lúa tuy nhiên những kết quả đạt được trong việc tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã không mấy hiệu quả. Như chúng ta đã biết hiệu quả sản xuất không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào yếu tố giá cả bao gồm giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. Trong năm 2010 không chỉ giá cả phân bón có nhiều biến động như chúng tôi đã phân tích trên mà giá lúa cũng có rất nhiều biến động. Những biến động về giá lúa gạo đã làm nhiều nông dân bỏ lỡ mất cơ hội, thậm chí có những người còn bị lỗ do giá lúa tăng giảm đột ngột, nhiều nhà thu gom bị lỗ nặng, nhất là những nông hộ có thu nhập cao.
Đại học Kinh tế Huế
Bởi lẽ giá lúa những năm trước thường cao vào giai đoạn tháng hai, tháng 3 do vậy khi giá lúa tăng cao vào giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân người dân vẫn không bán mà vẫn kỳ vọng giá lúa sẽ cao hơn vào giai đoạn tháng hai, tháng 3 năm sau. Nhiều nông dân nông dân có thu nhập cao đã mua thêm lúa tích trữ. Qua tìm hiểu chúng tôi cũng biết được một nguyên nhân mà người dân chưa bán lúa vào dịp giá tăng cao này là trước vụ thu hoạch lúa, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch lợn tai xanh, mặc dù lợn trên địa bàn xã không bị nhiễm bệnh tuy nhiên vẫn bị cấm lưu thông buôn bán. Vào thời điểm đầu tháng 5 dịch tai xanh ở lợn được dập tắt, khi đó đồng loạt một khối lượng lớn được xuất chuồng, hầu như hộ nông dân nào cũng có lợn để bán, và bán một lần rất nhiều, do vậy nông hộ có một lượng lớn tiền để tiêu dùng dẫn đến việc người dân chưa cần bán lúa. Việc tiếp cận các dịch vụ ngân hành đối với nông hộ rất hạn chế do vậy người dân rất sợ nếu bán lúa mà giữ lại tiền sẽ tiêu hết tiền.
Nhìn chung giá lúa vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu. Vụ Đông Xuân giá lúa mà người dân bán được bình quân khoảng 5.2 nghìn đồng/kg trong khi vụ Hè Thu là khoảng 3.9 nghìn đồng/kg, thấp hơn vụ Đông Xuân 1.3 đồng/kg. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ Đông Xuân giá lúa tăng cao, tuy người dân không bán hết lúa nhưng cũng bán một phần. Hơn nữa các giống lúa vụ Đông Xuân thường có giá bán cao hơn các giống lúa vụ Hè Thu, thêm vào đó là lúa vụ Đông Xuân được không bị hư hỏng nhiều do phơi được nắng trong khi vụ Hè Thu đặc điểm thời tiết vào giai đoạn thu hoạch thường bị mưa nên lúa không phơi được nắng. Tuy nhiên với mức giá mà người dân bán được thấp hơn rất nhiều so với giá lúa thị trường vào thời điểm mà người dân có lúa để bán. Giá lúa vào giai đoạn tháng 5 năm 2010 vào khoảng 6.5 nghìn đến 7 nghìn đồng/kg, tuy nhiên ở mức giá này có rất ít người bán lúa mà họ vẫn kỳ vọng giá lúa sẽ tăng cao hơn, thậm chí nhiều nông dân còn mua thêm lúa tích trữ vào lúc giá lúa tăng cao nhất. Nhiều nhà thu gom đầu cơ lúa gạo bị lỗ nặng, có người lỗ đến cả trăm triệu. Nhiều nông dân giải thích rằng họ không bán lúa là do sợ mất mùa vào vụ Hè Thu bởi năm 2009 là một năm mất mùa trầm trọng diễn ra không chỉ trên địa bàn xã mà trên phạm vi cả nước và thế giới. Việc người dân lo sợ không có gạo để ăn trong tương lai cũng dễ hiểu. Tuy nhiên với quy mô diện tích và năng suất lúa như chúng ta đã phân tích trên thì điều đó không hợp lý bởi vụ Đông Xuân bình quân mỗi hộ có gần
Đại học Kinh tế Huế
3 tấn lúa, nếu vụ Hè Thu bị mất trắng thì cũng không cần để quá nhiều lúa tích trữ như vậy. Bên cạnh đó, công tác dự báo thị trường trong nông nghiệp thường tỏ ra rất khó khăn, việc giá lúa tăng cao làm nông dân không có sự chuẩn bị dẫn đến có những quyết định không chính xác trong việc lựa chọn cách thức tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả nhất.
2.3.2 Kết quả sản xuất của các hộ điều tra
Trong sản xuất nói chung, các nhà sản xuất đều mong đợi đạt được kết quả cao nhất, sản xuất nông nghiệp cũng vậy, nông dân là những nhà sản xuất và họ cũng mong muốn đạt được kết quả cao nhất. Khác với những ngành khác, sản xuất nông nghiệp nước ta còn mang tính nhỏ lẻ, quy mô diện tích của nông hộ còn nhỏ, thêm vào đó là trình độ sản xuất còn thấp do đó việc tính toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất của mỗi nông hộ hầu như không được thực hiện. Hơn nữa việc thực hiện cũng khó khăn do khó đánh giá được hết giá trị của các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành, những con số mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính tương đối theo từng thời điểm, và chỉ đánh giá hiệu quả sản xuất của những sản phẩm chính trong sản xuất lúa như lúa và gạo, các sản phẩm phụ do giá trị thấp và khó đưa vào đánh giá nên chúng tôi không đưa vào tính toán.
Đơn giá sản phẩm mà chúng tôi đưa ra được tính theo hình thức tính bình quân của những sản phẩm đã bán và những sản phẩm còn để lại của nông hộ.
Qua tổng hợp điều tra chúng tôi đã thu được những kết quả trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm2010
Đại học Kinh tế Huế
(tính bình quân/sào) Chỉ
tiêu ĐVT Đông Xuân Hè Thu Cả năm
GO Nghìn đồng 1369.73 1078.51 1223.24
IC Nghìn đồng 620.15 623.78 621.97
VA Nghìn đồng 749.58 454.73 602.16
GO/IC Lần 2.21 1.73 1.97
VA/IC Lần 1.21 0.73 0.97
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy rằng VA mà nông hộ đạt được trong năm 2010 tương đối cao, trong đó Đông Xuân giá trị này cao hơn vụ Hè Thu rất nhiều. Bình quân vụ Đông Xuân GO mỗi sào là 1369.73 nghìn đồng/sào trong khi đó vụ Hè Thu thấp hơn nhiều với 1078.51 nghìn đồng/sào, như vậy GO vụ Đông Xuân cao gấp 1,27 lần so với vụ Hè Thu. Như chúng ta đã phân tích ở các phần trên, do năng suất lúa vụ Đông Xuân cao hơn nhiều so với vụ Hè Thu, thêm vào đó là giá lúa vụ Đông Xuân cũng cao hơn vụ Hè Thu dẫn đến có sự chênh lệch về giá trị sản xuất giữa hai vụ.
Mặc dù GO vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu, nhưng chi phí trung gian (IC ) vụ Đông Xuân lại thấp hơn Hè Thu vì chi phí Hè Thu tăng như chi phí phân bón, chi phí lao động ... Giá trị này ở vụ Đông Xuân là 620.15 nghìn đồng và là 623.782 nghìn đồng ở vụ Hè Thu.
Chi phí trung gian IC tăng làm cho VA bình quân mỗi sào của hai vụ giảm đi rất nhiều.
Đối với chỉ tiêu GO/IC, chỉ tiêu này cho biết một đồng IC bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng GO. Vụ Đông Xuân, giá trị này cao hơn vụ Hè Thu. Cụ thể là vụ Đông Xuân GO/IC là 2.21 lần, vụ Hè Thu là 1.73 lần.
Đối với chỉ tiêu VA/IC, đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ, chỉ tiêu cho ta biết rằng một đồng IC bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng VA. Ở vụ Đông Xuân thì cứ bỏ ra 1đồng chi phí sẽ cho 1.21 đồng VA, đối với Hè Thu thì con số này là 0.73 đông VA. Thực ra hai chỉ tiêu GO/IC và VA/IC có ý nghĩa tương tự
Đại học Kinh tế Huế
nhau, tuy nhiên để thấy rõ hơn phần thu nhập có được từ một đồng chi phí bỏ ra chúng tôi đã đưa ra thêm chỉ tiêu VA/IC để thấy rõ điều đó.
Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng việc sản xuất luá trong vụ Đông Xuân hiệu quả hơn vụ Hè Thu dù vụ Đông Xuân có sử dụng giống có giá bình quân đắt hơn 3.35 lần.