CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Từ những phân tích ở các phần trên chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã:
3.3.1. Giải pháp vềkỹ thuật
Đại học Kinh tế Huế
Qua phân tích nguyện vọng của nông hộ cho thấy có đến 67% nông hộ cho rằng cần được tập huân kỹ thuật nâng cao năng suất lúa. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương bởi trình độ văn hoá còn thấp, trình độ chuyên môn không có hoặc rất ít đối với nông hộ. Từ thực tế đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật như sau:
Về giống lúa: Đây là yếu tố quyết định đến năng suất và giá trị sản phẩm bởi mỗi giống lúa có một đặc tính khác nhau, cho năng suất khác nhau và giá bán cũng khác nhau. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy trên địa bàn xã hiện nay vẫn sử dụng rất nhiều giống lúa cho sản xuất trong mỗi vụ, chính điều này đã làm cho chất lượng giống nhanh chóng bị thoái hoá bởi khi gieo trồng nhiều loại lúa trên những diện tích gần nhau sẽ dẫn đến việc giống bị lai tạo không còn thuần chủng nữa làm năng suất giảm rõ rệt. Hơn nữa do giá lúa giống ở trạm giống tương đối cao (thường cao gấp 2 lần giá lúa thường) do vậy nông hộ thường ít thay giống mới mà chủ yếu tự để giống cho các vụ sau. Một điều nữa là hiện nay nông hộ vẫn sử dụng một số giống lúa có năng suất tương đối cao tuy nhiên khả năng chống chịu sâu bệnh kém, cần nhiều chi phí đầu tư. Các giống lúa khác như Khang Dân 18, là những giống lúa cho năng suất thấp, chất lượng gạo kém, giá sản phẩm thấp nhưng nông hộ vẫn đưa vào sản xuất. Trong thời gian tới xã cần có biện pháp du nhập các giống mới khắc phục những hạn chế của các giống lúa trên. Tuy nhiên việc đưa giống mới về cũng cần xem xét nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thị trường tiêu thụ, trên thực tế hiện nay có nhiều nông hộ sử dụng một số giống lúa mới cho năng suất tương đối cao tuy nhiến sản phẩm rất khó tiêu thụ .Cần có biện pháp khuyến khích nông hộ mua giống cấp 1 đưa vào sản xuất và có chính sách về giá sản phẩm cho những hộ này nếu họ để lúa giống bán cho dân địa phương dùng làm giống.
Đối với phân bón: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng do giá phân bón tăng cao nên mức độ đầu tư phân bón của nông hộ còn hạn chế. Các loại phân bón như Đạm, Lân, Kali… có ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất lúa nhưng do giá các loại phân vô cơ trong thời gian qua tăng rất cao đã làm nông hộ hạn chế bón các loại phân này, nhất là trong vụ Hè Thu. Thêm vào đó, do sự thiếu hiểu biết của nông hộ về tầm quan trọng của từng loại phân bón đã dẫn đến tình trạng bón
Đại học Kinh tế Huế
phân không hợp lý làm làm cho hiệu quả kinh tế đạt được không cao. Trong thời gian tới xã cần có những buổi tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ kỹ thuật giúp nông hộ sản xuất có hiệu quả hơn. Riêng phân chuồng, ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho lúa, phân chuồng còn có tác dụng tăng kết cấu đất, cải tạo đất, tăng khả năng giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên đây là phân bón tự có của nông hộ, tuy không mất chi phí nhưng số lượng cũng hạn chế do vậy tốt nhất là nông hộ nên bỏ thời gian, bón nhiều nhất với khả năng có thể nhằm hạn chế bón phân vô cơ, giảm chi phí sản xuất. Như vậy việc tập huấn kỹ thuật đối với nông hộ rất có ý nghĩa trong việc sản xuất lúa. Xã cần tăng cường công tác khuyến nông bởi vì thông qua khuyến nông, việc tiếp cận các kỹ thuật cũng dễ dàng hơn. Thêm vào đó việc đào tạo các cán bộ kỹ thuật có trình độ cần được chú trọng hơn nữa, cần có người "làm mẫu" để dân mới làm theo.
Giải pháp về công tác bảo vệ thực vật: Qua điều tra chúng tôi thấy rằng phần lớn các hộ sử dụng giống Khang Dân đều cho rằng việc chống sâu bệnh đối với giống lúa này là rất khó khăn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật với chất lượng và giá cả khác nhau. Một số loại thuốc trừ cỏ có chất lượng giống nhau nhưng giá cả rất chênh lệch, tuy vậy bà con vẫn có thói quen sử dụng loại thuốc cũ với chi phí cao hơn rất nhiều. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền xã cần có biện pháp tuyên truyền giúp người dân hiểu và thực hiện nhằm giảm bơt chi phí sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về thông tin chất lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật để giúp người dân hạn chế những tổn thất do thuốc bảo vệ kém chất lượng gây ra. Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện một số loại thuốc kích thích chống rét và chống lúa cho hiệu quả sản xuất rất cao, tuy nhiên mới có rất ít hộ sử dụng. Chính quyền xã nên có những biện pháp tìm hiểu thông tin về các loại thuốc này và giúp nông hộ ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lúa.
Giải pháp về công tác làm đất: Hiện nay trên địa bàn xã, công tác làm đất bằng sức kéo của trâu, bò vẫn còn, nên áp dụng máy móc vào sản xuất đối với nông hộ để giảm nhân công lao động, giảm chi phí. Việc áp dụng máy móc vào công đoạn làm đất không chỉ có ý nghĩa giúp nông dân đỡ vất vả hơn mà còn góp phần cải tạo đất bởi đất làm bằng máy sẽ kỹ hơn, ít cỏ hơn và đặc biệt đất sẽ
Đại học Kinh tế Huế
được cày sâu hơn do đó bề dày hút dinh dưỡng của lúa sẽ tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới việc mở hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp và dịch vụ cày bừa nhằm giảm giá thành làm đất để nông hộ sử dụng dịch này nhiều hơn nữa.
Đối với thuỷ lợi: Việc đầu tư thêm máy bơm, nạo vét kênh mương đưa nước về kịp thời cho lúa là rất cần thiết nhất là vụ Hè Thu. Nạo vét kênh mương không chỉ có tác dụng đưa nước về ruộng khi cần thiết mà còn có tác dụng thoát nước trong mùa lũ.
3.3.2. Giải pháp về đất đai
Hiện nay trên địa bàn xã còn một lượng lớn đất bằng chưa đưa vào sử dụng, trong thời gian tới cần có biện pháp đưa vào khai thác diện tích này đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Một điều nữa về tình trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã rất manh mún. Xã cũng đã có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông hộ tích tụ ruộng đất. Đây là một chủ trương rất đúng đắn vì hiện nay nông hộ cũng đã nhận thức được những lợi ích của việc tích tụ ruộng đất. Công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu về lợi ích của việc này cần được tiến hành hơn nữa tiến tới sản xuất với quy mô thửa ruộng có diện tích lớn để thuận lợi trong việc áp dụng máy móc, công lao động và nhiều lợi ích khác.
3.3.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Giao thông không chỉ giúp người dân thuận lợi trong việc đi lại mà còn giúp nông hộ rất nhiều trong việc vận chuyển tư liệu sản xuất cần thiết và vận chuyển sản phẩm trong mùa thu hoạch. Hiện nay giao thông trên địa bàn xã chủ yếu là đường đất chất lượng kém, việc đi lại và vận chuyển của nông hộ bị hạn chế rất nhiều, hệ thống kênh mương bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong thời gian tới chính quyền cần có các chủ trương:
Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển
Tổ chức xây dựng và nạo vét hệ thống kênh mương thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Đại học Kinh tế Huế
Tiến tới bê tông hoá các tuyến mương nội đồng đảm bảo cung cấp nước một cách đầy đủ nhất cho đồng ruộng.
3.3.4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm
Qua phân tích ở phần trên ta thấy rằng việc tiêu thụ sản phẩm của nông hộ trên địa bàn xã cũng rất khó khăn. Có đến 74% số hộ được hỏi cho biết họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Để hạn chế những khó khăn này nông hộ thường đầu tư lúa gạo cho chăn nuôi lợn, tuy nhiên thu nhập từ chăn nuôi của nông hộ rất thấp do vậy giải pháp tìm kiếm thị trường trong thời gian tới rất cần thiết. Trong thời gian tới cần có biện pháp liên hệ với các cơ sở chế biến sản phẩm giúp người dân chủ động hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng lúa gạo và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ là những giải pháp giúp phát triển sản xuất lúa trong tương lai.
3.3.5. Giải pháp về vốn
Trong những khó khăn mà nông hộ gặp phải thì khó khăn về vốn cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Những biểu hiện của những khó khăn này là việc mua sắm máy móc của nông hộ rất hạn chế và việc phải mua chịu phân bón cho sản xuất.
Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn để nông hộ có thể vay, tuy nhiên thủ tục vay vốn còn rườm rà, nông hộ lại rất ít tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng này do vậy việc vay vốn sản xuất của nông hộ còn hạn chế. Trong thời gian tới chính quyền cần có các biện pháp hạn chế những thủ tục rườm rà giúp người dân được vay vốn thuận lợi hơn. Các ngân hàng cũng cần có biện pháp đưa dịch vụ ngân hàng về với nông hộ vì đây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng.
3.3.6. Giải pháp về công tác bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch Việc bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Nông nông hộ vẫn thường làm khô lúa băng các phương pháp thủ công truyền thống đã làm chất lượng lúa giảm sút do lúa khô không đều và hư hỏng nhiều. Việc đưa được máy sấy vào về với xã nếu được thực hiện thì rất có thể là một bước đột phá trong sản xuất và chế biến lúa trên địa bàn xã. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì chi phí của việc sấy lúa cũng không cao, từ 70 đến 80 nghìn đồng/tấn, như vậy khả năng mà người dân sử dụng dịch vụ này nhiều là tương đối cao. Bởi ngoài việc tiết kiệm
Đại học Kinh tế Huế
được thời gian phơi thì lúa sấy còn đảm bảo chất lượng hơn và cho giá bán cao hơn.