CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA
2. Lao động chính trong nông nghiệp Người 45
2.2.5. Chi phí đầu tư của các hộ điều tra
Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy rằng trên địa bàn xã vẫn sản xuất lúa ba vụ bao gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ mùa. Tuy nhiên do vụ mùa được gieo trồng với diện tích rất ít hoặc bỏ hoang, năng suất rất thấp nên trong thời gian tới xã cũng có chủ trương xoá bỏ lúa vụ ba chuyển sang trồng các loại cây khác. Do vậy, chúng tôi không xem xét hiệu quả của hoạt động sản xuất lúa vụ mùa trên địa bàn xã mà chỉ xem xét hiệu quả của hoạt động lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.5.1. Chi phí về giống
Giống cây trồng là yếu tố mang tính quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản, nó là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm khai thác các tiềm năng, đưa lại năng suất và hiệu quả kinh tế.
Qua điều tra thực tế tình hình sản xuất của nông hộ trên địa bàn xã Trung Thành chúng tôi nhận thấy rằng. Trong quá trình sản xuât lúa, nông hộ sử dụng rất nhiều giống lúa khác nhau về điều kiện sống, năng suất, chất lượng sản phẩm. Cũng từ những lý do đó dẫn đến có sự khác nhau về giá bán sản phẩm, tuy nhiên những lựa chọn đó không phải được thực hiện một cách ngẫu nhiên mà theo một kinh nghiệm nhất định. Phần lớn các hộ đều sử dụng rất nhiều loại lúa khác nhau trong mỗi vụ để hạn chế những rủi ro trong sản xuất. Như chúng ta đã biết, sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro rất cao vì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, mỗi loại lúa lại có những đặc điểm sinh thái khác nhau vì vậy ở cùng điều kiện thời tiết giống nhau tuy nhiên sức chịu đựng của từng loại lúa khác nhau dẫn đến kết quả đạt được cũng khác nhau. Chính vì để hạn chế những rủi ro đó mà người dân sử dụng rất nhiều giống lúa mỗi vụ (có hộ sử dụng từ 3 -4 giống lúa/vụ). Tuy nhiên trong mỗi vụ các hộ vẫn gieo trồng một giống lúa chủ đạo được kỳ vọng là cho kết quả cao nhất, thường đây là những giống lúa cho năng suất và giá bán tương đối cao.
Vụ Đông Xuân điều kiện thời tiết tương đối ổn định nên các hộ chủ yếu sử dụng giống lúa Lai Thơm, Khải phong và Khang Dân. Đây là những giống lúa cho năng suất tương đối cao, các giống lúa như Nếp, Hương thơm 1 cũng được gieo trồng tương đối nhiều trong vụ Đông Xuân. Mặc dù cho năng suất thấp tuy nhiên giá bán cao, nhược điểm lớn nhất của những giống lúa này là sức chịu đựng đối với thời tiết xấu tương đối kém do đó rất dễ bị mất mùa, vì vậy các hộ vẫn ít sử dụng hơn đối với các giống lúa như Nếp, Hương thơm 1. Các giống lúa còn lại như Nếp 305, tám thơm,Bắc thơm ... được gieo trồng rất ít với mục đích chủ yếu để lấy giống cho vụ Hè Thu. Đối với vụ Hè Thu, các giống lúa được sử dụng tương đối đều nhau về diện tích do điều kiện thời tiết trong vụ này diễn ra thất thường, giai đạn đầu vụ thương xảy ra hạn hán, giai đoạn cuối vụ lại thường xảy ra lũ lụt, do đó các giống lúa được sử dụng cho vụ Hè Thu thường có đặc điểm chịu hạn và chống đổ tốt, tuy nhiên thường có ít
Đại học Kinh tế Huế
các giống lúa đạt được các tiêu chuẩn trên, những giống lúa đạt được các tiêu chuẩn này lại cho năng suất thấp do vậy các hộ thường phải sử dụng nhiều giống lúa hơn vụ Đông Xuân. Các giống lúa thường được sử dụng trong vụ Hè Thu như: Lai thơm, đây là giống lúa cho năng suất cao, chịu hạn tốt, giá bán sản phẩm tương đối cao do đặc điểm của gạo có thể dùng để làm bánh, làm bún, và nấu rượu thì cho nhiều rượu. Tuy nhiên, giống lúa này lại có nhược điểm là thân mềm, dễ đổ, hạt dễ nảy mầm, do vậy thường bị mất mùa nếu bị bão lũ; các giống lúa cũng được sử dụng nhiều nữa đó là Khang dân 18 , đây là những giống lúa chịu hạn và chống đổ tốt do thân cây thấp và cứng tuy nhiên cho năng suất không cao và giá sản phẩm cũng thấp hơn .
Theo điều tra thì hầu hết các hộ điều tra chỉ sử dụng hai giống lúa chủ yếu để sản xuất đó là lúa Lai và Khang Dân 18, vì nó đem lại năng suất cao và chống chọi với thời tiết tốt.
2.2.5.2 Chi phí phân bón mua ngoài
- Trong sản xuất lúa, phân bón đóng vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả sản xuất của nông hộ. Phân bón cũng chiếm một lượng chi phí lớn trong sản xuất lúa, do đó lượng phân bón, loại phân bón được bón như thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của hộ. Về mặt kỹ thuật, lượng phân bón như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm của đất đai, nếu đất giàu dinh dưỡng thì bón ít, đất nghèo dinh dưỡng thì bón nhiều.
- Một yếu tố nữa đó là lượng phân bón phụ thuộc vào từng loại giống lúa, mỗi loại giống lúa thích hợp với một lượng phân bón nhất định, chẳng hạn đối với giống lúa chịu đạm thì bón từ 10-12 kg đạm/sào, đối với giống lúa không chịu đạm thì bón từ 8- 10 kg đạm/sào. Ngoài ra lượng bón phân còn phụ thuộc vào thời tiết, thường thì vụ Hè Thu người ta thường bón nhiều phân đạm hơn do thời tiết nắng nóng Đạm sẽ bị bốc hơi.
Bảng 2.5: Khối lượng, đơn giá, chi phí các loại phân bón (tính bình quân/sào)
Chỉ tiêu Bình quân/ sào
Đông Xuân Hè Thu
Đại học Kinh tế Huế
Đạm
Số lượng (kg) 10.07 11.52
Đơn giá (đồng/kg) 10 10
Thành tiền (đồng) 100.7 115.2
Lân
Số lượng (kg) 15.13 14.20
Đơn giá (nghìnđồng/kg) 3 3
Thành tiền (nghìnđồng) 45.39 42.6
Kali
Số lượng (kg) 6.93 5.91
Đơn giá (nghìnđồng/kg) 10 10
Thành tiền (nghìnđồng)
69.3 59.1
NPK
Số lượng (Bì) 0.88 1.06
Đơn giá (nghìnđồng/bì) 135 135
Thành tiền (nghìnđồng) 118.8 143.1
Tổng thành tiền 334.19 360
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu chúng ta thấy có sự chênh lệch về số lượng của các loại phân bón trong 2 vụ. Vụ Đông Xuân bình quân mỗi sào lượng phân đạm được đầu tư là 10.07 kg. Đối với vụ Hè Thu, các hộ đều đầu tư lượng phân đạm cao hơn. Bình quân mỗi sào là 11.52 kg với chi phí là 10 nghìn đồng/kg. Vì vụ Hè Thu nhiệt độ cao hơn nên lượng đạm sẽ bay hơi nhiều hơn, để tránh hiện tượng đó người dân bón đạm nhiều hơn. Đối với phân lân và Kali, hai loại phân này được bón vào vụ Đông Xuân nhiều
Đại học Kinh tế Huế
hơn vì nó có tác dụng chống rét và làm lúa trổ đòng tốt, hạn chế hạt lép. Lượng Lân sử dụng trong vụ Đông Xuân là 15.13kg/sào còn vụ Hè Thu là 14.20kg/sào. Đối với Kali thì vụ Đông Xuân được bón 6.93kg/sào còn vụ Hè Thu là 5.91 kg/sào. Bên cạnh đó, lượng phân NPK có xu hướng tăng lên.Vụ Đông Xuân lượng phân NPK được bón là 0.88 bì/sào (1 bì= 25kg) còn vụ Hè Thu là 1.06 bì/sào. Giá cả thì hầu như không thay đổi vào mùa vụ, đối với Đạm là 10 nghìn đồng/kg, Lân là 3 nghìn đồng/kg, Kali là 10 nghìn đồng/kg và NPK là 135 nghìn đồng/kg.
Sự chênh lệch giá giữa các loại phân và lượng phân bón khác nhau theo mùa vụ nó kéo theo chi phí phân mua ngoài cũng khác nhau. Vụ Đông Xuân chi phí phân bón là 334.19 nghìn đồng/sào, vụ Hè Thu có chi phí cao hơn 360 nghìn đồng/sào.
Lượng phân bón không thể thay đổi quá nhiều trên một diện tích canh tác nhưng giá cả phân bón tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân. Người dân thường có thói quen mua chịu phân bón cuối vụ trả, tuy nhiên có một số người trả tiền ngay sau khi mua. Thường thì người dân mua phân bón một lần vào đầu vụ nên giá phân bón thấp hơn rất nhiều so với lúc vào giữa vụ. Đặc biệt trong năm 2010 giá phân bón biến động rất lớn, nhất là vào giai đoạn giữa vụ. Một số người dân lại thường không mua phân bón một lần mà lúc nào cần thì đi lấy dẫn đến chi phí phải trả rất cao.
Thêm vào đó cộng với việc mua chịu nữa nên khi mua phân bón người dân lại phải chịu một lãi suất nhất định. Theo số liệu chúng tôi điều tra được đối với giá phân đạm, nếu mua phân bón đầu vụ với hình thức trả ngay thì giá phân bón khoảng 8 nghìn đồng/kg (vụ Đông Xuân), tuy nhiên nếu mua chịu cuối vụ trả thì giá phân bón có thể lên tới 10.3 nghìn đồng/kg. Nếu tính thời gian vay mỗi chu kỳ là 6 tháng thì người dân phải trả với lãi suất là 4,76% mỗi tháng. Trong khi lãi suất ngân hàng chính sách là 0,65%, lãi suất ngân hàng nông nghiệp dưới 1,5%. Như vậy, người dân phải mua chịu phân bón với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường. Theo số liệu mà chúng tôi điều tra được thì có đến 85% hộ dân mua phân bón với hình thức trả góp và cuối vụ trả. Mặc dù phải mua phân bón với giá cao như vậy nhưng có đến 56% số hộ được hỏi không vay vốn và có đến 71% trong số đó không có nhu cầu vay thêm.
2.2.5.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Đại học Kinh tế Huế
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài phân bón thì thuốc bảo vệ thực vật cũng đóng vai trò quan trọng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có thuốc trừ sâu, bệnh mà còn có thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích bảo vệ cây trồng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu lúa không được làm cỏ hay dùng thuốc diệt cỏ có thể làm giảm tới 60% năng suất. Bởi cỏ không chỉ cạnh tranh thức ăn với lúa mà còn là nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh gây hại cho lúa. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người, gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật với giá cả và chất lượng khác nhau. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả về tình hình thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã như sau:
Bảng 2.6: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra năm 2010 (tính bình quân/sào)
ĐVT: nghìnđồng Chỉ tiêu
Vùng cao
Đông Xuân Hè Thu
Thuốc trừ cỏ 5.87 6.08
Thuốc trừ sâu, bệnh 10.5 11.76
Tổng 16.37 17.84
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)
Nhìn chung giá thuốc trừ cỏ không cao và Đông Xuân có giá thuốc thấp hơn Hè Thu vì giá cả thay đổi theo chiều hướng tăng, cộng thêm người dân thay thế những loại thuốc mới tốt hơn và giá thường đắt hơn. Đối với thuốc trừ sâu thì vụ Đông Xuân có giá 10.5 nghìn đồng/sào và 11.76 nghìn đông/sào đối với vụ Hè Thu.
2.2.5.4. Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác
Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí dịch vụ thuê ngoài đóng vai trò quan trọng, góp phần giải phóng sức lao động cho nông dân, giảm tính căng thẳng trong mùa vụ.
Do tính căng thẳng của mùa vụ nên các dịch vụ thuê ngoài chủ yếu được sử dụng trong
Đại học Kinh tế Huế
vụ Hè Thu. Đó là các dịch vụ thuê cày, bừa, tuốt lúa, lao động. Các chi phí khác bao gồm chi phí về vôi bón ruộng, xăng dầu....
Bảng số liệu dưới đây cho chúng ta thấy có sự chênh lệch về chi phí thuê ngoài tương đối lớn giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bảng 2.7: Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác của các hộ điều tra năm 2010 (tính bình quân/sào)
ĐVT: nghìnđồng
Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu
Thuê cày, bừa 100 110
Thuê tuốt 30 25
Thuê lao động 92.62 94.03
Chi phí khác 0 0
Tổng 222.62 229.03
(Nguồn:số liệu điều tra năm 2010) Về chi phí cày, bừa: vụ Hè Thu chi phí này là 110 nghìn đồng/sào trong khi vụ Đông Xuân chỉ có 100 đồng/sào. Như vậy chi phí cày, bừa vụ Hè Thu cao hơn so với vụ Đông Xuân. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ Hè Thu thời vụ thường căng thẳng hơn rất nhiều so với vụ Đông Xuân, người dân buộc phải thuê máy móc làm để kịp thời vụ.Giá bình quân mỗi sào thuê cày, bừa là 110 nghìn đồng.
Đối với chi phí tuốt: trừ những hộ có máy thì những hộ còn lại đều phải thuê.
Vụ Đông Xuân chi phí thuê tuốt là 30 nghìn đồng/sào, vụ Hè Thu là 25 nghìn đồng/sào.
Về chi phí lao động: Lao động thường thiếu vào đầu vụ gieo cấy và cuối vụ thu hoạch. Chi phí này là 92.62 nghìn đông/sào đối với vụ Đông Xuân và 94.03 đối với vụ Hè Thu.
2.2.5.5 Chi phí tự cócủa các hộ điều tra
Đại học Kinh tế Huế
Trong sản xuất nông nghiệp, chi phí tự có đóng vai trò rất quan trọng, quyết định thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ bởi trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lấy công làm lãi. Tuy nhiên mức độ đầu tư các chi phí này như thế nào cho hiệu quả thì cần phải có sự so sánh chi phí cơ hội khi tham gia các hoạt động sản xuất khác bởi các chi phí này không được tính vào chi phí trung gian. Các chi phí tự có phụ thuộc vào năng lực của gia đình, do đó mức độ đầu tư chi phí này của nông hộ thường khó có thể điều chỉnh số lượng do năng lực gia đình hạn chế. Để thấy rõ tình hình đầu tư chi phí tự có vào sản xuất lúa của nông hộ chúng ta phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Chi phí tự có của các hộ điều tra năm 2010 (tính bình quân/sào)
Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu
Phân chuồng (kg) 244.84 198.44
Lao động (công) 4.66 4.30
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy có sự chênh lệch về chi phí tự có giữa các vụ. Vụ Hè Thu chi phí tự có được đầu tư ít hơn vụ Đông Xuân.
Về phân chuồng: vụ Đông Xuân khối lượng bình quân là 244.84 kg/sào, trong khi đó vụ Hè Thu chỉ có 198.44 kg/sào. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ Đông Xuân có thời gian sản xuất dài hơn vụ Hè Thu, phân chuồng lại có được từ chăn nuôi, để có được phân chuồng bón ruộng cần có thời gian tích luỹ và ủ phân rồi mới có thể bón được. Thời gian tích luỹ phân chuồng cho vụ Đông Xuân kéo dài từ 5 đến 8 tháng trong khi vụ Hè Thu chỉ có từ 3 đến 5 tháng. Hơn nữa, vào Đông Xuân các hộ chủ yếu sử dụng các giống dài ngày, thời gian sản xuất dài hơn so với các giống lúa ngắn ngày được sử dụng trong vụ Hè Thu. Do đó ruộng đã được bón lót phân chuồng vẫn có thể bón tiếp.
Về lao động tự có: Nhìn chung lao động tự có vụ Đông Xuân nhiều hơn vụ Hè Thu, nguyên nhân là do trong vụ Đông Xuân việc cày bừa được thực hiện kỹ hơn, cày và bừa được tiến hành nhiều lần hơn. Thêm vào đó, vụ Đông Xuân hầu như không thuê máy móc cày bừa dẫn đến công lao động tự có tăng lên. Hơn nữa vụ Đông Xuân
Đại học Kinh tế Huế
có thời gian sản xuất nhiều hơn dẫn đến công chăm sóc nhiều hơn vụ Hè Thu. Bình quân lao động tự có vụ Đông Xuân là 4.66 công/sào, vụ Hè Thu là 4.30 công/sào.