TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG

1.4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Như đã phân tích ở trên hoạt động xuất khẩu lao động có tính tất yếu khách quan, chính vì vậy mà Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác trên thế giới không thể không triển khai hoạt động xuất khẩu lao động.

Với dân số khoảng 86 triệu người, trong đó 49,5% nam giới và 50,5% nữ giới. Việt Nam được xếp vào hàng ngũ đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á vàđứng thứ 13 trong tổng số các nước đông dân nhất thế giới. Trong đó có khoảng 60% lao động (nữ chiếm 48,7%), mỗi năm tăng thêm bình quân trên 1 triệu người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 20%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5%

nhưng con số thiếu việc làm ở nông thôn thì còn cao hơn rất nhiều, số việc làm được tạo ra mới chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 40% số lao động[9]. Những con số trên cho thấy tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm đang là một trong những vấn đề nổi cộm của nền kinh tế Việt Nam, những biện pháp thu hút đẩy mạnh đầu tư luôn được khuyến khích song chỉ giải quyết được một phần nào tình trạng thiếu việc làm, do đó xuất khẩu lao động là lựa chọn hữu hiệu và cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không chỉ là vì giải quyết được phần nào lao động dư thừa mà còn vì những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại cho quốc gia.

1.4.2 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1980.Trong suốt thời gian này cùng với sự biến đổi của đất nước hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã có những bước biến đổi lớn, cụ thể:

Thời kỳ đầu từ năm 1980 đến năm 1990: Đây là thời kỳ nước ta vẫn còn áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập chung do vậy thị trường xuất khẩu của chúng ta chủ yếu

Đại học Kinh tế Huế

là các nước thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa như các nước Đông Âu gồm Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và đứng ra trực tiếp thực hiện. Khối lượng lao động được đưa đi trong thời gian này là 250.000 lao động, khoảng hơn 7.000 lượt chuyên giađi làm việc và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài, thu về cho ngân sách khoảng 800 tỷ đồng, hơn 300 triệu USD và khối lượng hàng hóa người laođộng đưa về nước với giá trị hàng nghìn tỷ đồng [3].

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ từ năm 1991 đến nay: Thời kỳ này mở đầu bằng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu dẫn đến sự tan dã của khối SEV buộc Nhà nước ta phải nhanh chóng đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đó đến nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, hoạt động xuất khẩu lao động cũng được quan tâm một cách đúng mực. Số lượng người đi làm việc ở nước ngoài tăng lên một cách nhanh chóng, từ con số 1.022 người năm 1991 đến năm 2000 đã tăng lên là 31.500 người và năm 2006 là 78.655 người.Tính đến nay nước ta đã có khoảng 400.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài với mức lương trung bình khoảng 400 – 500 USD/tháng tập trung chủ yếu ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan... Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, những thành tựu mà hoạt động xuất khẩu lao động mang lại cho Việt Nam là rất đáng kể, bởi vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải tập trung, quan tâm hơn nữa đến công tác này để trong thời gian tới tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu lao động hơn nữa.

Về ưu điểm:

Lĩnh vực XKLĐ đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát triển nhiều hình thức dịch vụ tiến bộ, đầu tư có trọng điểm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành nghề đa dạng như xây dựng, cơkhí, điện tử, dệt may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, tin học…

Dịch vụ XKLĐ đã góp phần làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao; giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới

Đại học Kinh tế Huế

và phương pháp quản lý tiên tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.

Thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên. Việc chỉ đạo khai thác, củng cố và mở rộng thị trường đã được định hướng: tập trung khai thác, củng cố các thị trường trọng điểm, từng bước tiếp cận, thí điểm để mở rộng sang các khu vực.

Các hợpđồng ký kết với đối tác nước ngoàiđều phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp nước sửdụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảođảm bảođược quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người laođộng.

Về hạn chế:

Sốlượng laođộng đưađi của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Một số doanh nghiệp đã không tích cực đầu tư, thiếu chủ động trong tìm kiếm, khai thác thịtrườngđểký kết hợpđồng cungứng laođộng.

Chất lượng đội ngũlaođộng xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so với đòi hỏi của thị trường, nhất là ngoại ngữ, tay nghềchưađápứngđược nhu cầu của công nghệsản xuất hiệnđại chủyếu là xuất khẩu laođộng phổthông; một sốloại laođộng kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu nhưng ta chưa cóđủ để đápứng.

Nhiều trường hợp người lao động tự bỏ hợp đồng trốn ra ngoài sống bất hợp pháp gâyảnh hưởng xấuđến uy tín lao động ta và thị trường lao động của Việt Nam.

Tình trạng lao động phải về nước trước hạn cũng xảy ra phố biến, dẫn đến việc doanh nghiệp mất nguồn thu phí dịch vụ, phát sinh tăng chi phíđể giải quyết các vấnđề phát sinh và làm giảmđáng kểhiệu quảcủa dịch vụxuất khẩu laođộng của doanh nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II :

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở XÃ THIỆU DƯƠNG – HUYỆN THIỆU HÓA

TỈNH THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)