Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2 Khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu:

-NC hiện tượng đi XKLĐ -NC các tác động ảnh hưởng đến hộ nông dân

-NC các tác động cụ thể -NC tác động đến địa phương -Đề xuất ý kiến

Mục tiêu:

- Phân tích hiện tượng đi XKLĐ

-Đánh giá tác động đến hộ nông dân

-Định hướng và giải pháp

Phương pháp nghiên cứu:

- Chọn điểm điều tra - Thu thập số liệu

- Tổng hợp và xử lý số liệu - Phân tích so sánh

Hiện tượng đi XKLĐ và những tác động của XKLĐ đến hộ nông dân ở xã Thiệu Dương

Đối tượng nghiên cứu:

- Các vấn dề liên quan đến hiện tượng đi XKLĐ - Hộ gia đình có laođộng đang tham gia XKLĐ -Hộ gia đình có laođộng đi XKLĐ đã về

Tác động tích cực:

- Giải quyết việc làm -Tăng thu nhập và nâng cao đời sống

- Nâng cao trìnhđộ chuyên môn, ngoại ngữ cho LĐ

Tác động tiêu cực:

- Gây bất hoà trong gia đình - Cha mẹ không được chăm sóc, con cái hư hỏng -Người dân chê đồng ruộng - Mất trật tự xã hội

- Tỷ lệ thất nghiệp tựnguyện Giải pháp:

-Đối với các cấp quản lý Nhà nước

-Đối với người LĐ

Tác động đến phát triểnktxh

Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Xã Thiệu Dương là xã nông nghiệp truyền thống và là xã đông dân cư nhất huyện Thiệu Hóa, xã có số lao động thường xuyên đi làm ở bên ngoài từ 1700 lao động đến 2000 lao động. Trong đó lao động đi XKLĐ là hơn 500 người ở các nước chủ yếu làĐài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Balan. Bao gồm cả đối tượng đãđi về và đối tượng chưa về nước. Chính vì thế tôi chia các đối tượng ra làm 3 nhóm để nghiên cứu. Cụ thể là:

* Nhóm 1: gồm các hộ có lao động đi XKLĐchưa vềnước

* Nhóm 2: gồm những hộ có lao động đi XKLĐ đã về nước

* Nhóm 3: gồm những hộ không có lao động đi XKLĐ

Vì đặc điểm khác nhau của mỗi nhóm hộ vậy nên tôi lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm hộ là 20 hộ gia đình để tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu, ngoài ra tôi cũng phỏng vấn một số cán bộ cấp xã. Trên cơ sở đó để so sánh và thấy được mức độ tác động của hiện tượng đi XKLĐ đến mỗi nhóm hộ là khác nhau.

Trong 20 hộ gia đìnhđược chọn để điều tra thu thập thông tin có các loại hộ nhưhộ thuần nông, hộ kiêm, hộ khác. Cụ thể số lượng từng loại hộ được tổng hợp ở bảng 4:

Hộ thuần nông là những hộ chuyên làm nông nghiệp, tất cả các lao động trong giađìnhđều làm nông nghiệp và nguồn thu nhập của gia đình cũng từ nông nghiệp.

Bảng 4: Số lượng mẫuđiều tra hộ gia đình

ĐVT: hộ

Loại hộ Nhóm hộ

1

Nhóm hộ 2

Nhóm hộ 3

Tổng mẫu

Hộ thuần nông 5 5 4 14

Hộ kiêm 9 10 10 29

Hộ khác 6 5 6 17

Tổng 20 20 20 60

Hộ kiêm là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khác. Các lao động trong giađình có laođộng làm nông nghiệp, có lao động làm việc khác hoặc có thể có laođộng sẽ kiêm vừa làm nông nghiệp vừa làm việc khác.

Đại học Kinh tế Huế

Hộ khác là những hộ không làm nông nghiệp, các lao động trong gia đình có thể làm dịch vụ, làm cán bộ, làm công nhân,… nhưng không lao động nào làm nông nghiệp.

2.1.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu thứ cấp: Tập hợp từ các báo cáo, thống kê định kì hằng năm, các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở xã, các báo cáo, cácđề tài nghiên cứu khoa học về lao động, việc làm, XKLĐ. Đây là những tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề tài, ngoài ra thông quađóđể biết thêm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng phục vụ cho công tác nghiên cứu.

+ Số liệu sơcấp:Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quanđến hiện tượng XKLĐ ở xã Thiệu Dương. Cácđối tượng nàyđược lựa chọn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua bộ câu hỏi đã được thiết kế trong phiếu điều tra. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khácđể thu thập và tham khảo ý kiến của cộng đồng và ban lãnhđạo của địa phương.

2.1.2.4 Tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập được tài liệu sơ cấp, tôi tiến hành xử lý số liệu tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh. Tiến hành so sánh chủ yếu giữa các thời gian, địa điểm khác nhau, đặc biệt là giữa các nhóm hộ trong xã.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi chủ yếu sử dụng công cụ trợ giúp bằng chương trình Excel.

2.1.2.5 Phương pháp phân tích so sánh

Thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu giải thích, sử dụng phương pháp phân tích và cân đối để phát triển vấn đề mà đề tài quan tâm.

Tổng hợp các số liệu điều tra thống kê theo các chỉ tiêu:

- Phân tổ theo nhóm hộ - Phân tổ theo mức thu nhập

- Phân tổ theo trìnhđộ và văn hoá chuyên môn.

+ Phân tổ theo thời gian đi XKLĐ + Phân tổ theo giới tính

Đại học Kinh tế Huế

+ Phân tổ theo tình trạng hôn nhân

Các số liệu được tiến hànhđánh giá, phân loại đem so sánh với mốc thời giankhác nhau, từ đó đưa ra sự đánh giá về sự biến động của hiện tượng đó là tốt hay xấu, mối quan hệ giữa các hiện tượng.

2.1.2.6 Chỉ tiêu phân tích

a. Chỉ tiêu chung về thực trạng: quy mô, số lượng - Quy mô laođộng đi XKLĐ

- Số lượng lao động đi XKLĐcủa xãThiệu Dương - Giá trị sản xuất của đi XKLĐ

- Ngoài ra còn một số các chỉ tiêu khác b. Chỉ tiêu về sự phát triển

- Tốc độ phát triển của số lao động đi XKLĐ ở xãThiệu Dương

- Cơcấu, tỷ trọng lao động tham gia XKLĐso với tổng lao động trong toàn xã - Cơcấu lao động trong các hộ điều tra

- Một số các chỉ tiêu khác

c. Chỉ tiêu về sự đóng góp trong toàn xã hội - Thu nhập bình quân/hộ

- Thu nhập bình quân/laođộng -Thu nhập ngoại tệ/hộ

-Thu nhập ngoại tệ /lao động….

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)