CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH
2.3.5 Tình hình xuất khẩu lao động ở hộ gia đình điều tra
Xã Thiệu Dương là một xã đông dân với tổng dân số là 17.347 người ứng với 4.262 hộ gia đình. Từ năm 1994 trở lại đây, với chủ trương chính sách của Nhà nước, được sự quan tâm giúp đỡ của địa phương, cùng với sự nắm bắt thông tin về tình hình XKLĐ của nhân dân trong xã mà từ đó hoạt động XKLĐ được đẩy mạnh và lấy đó làm cơ sở chính để xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Theo khoản 2, điều 134, Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 01/04/2002 có ghi: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn, điều kiện khác theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bên nước ngoài được đi làm việc ở nước ngoài” [2].
Sau đây tôi sẽ khái quát các vấn đề liên quan đến lao động tham gia XKLĐ (độ tuổi, giới tính, nơi đến, chi phí và nguồn tiền, việc làm, đời sống gia đình…)
2.3.5.1 Độ tuổi và giới tính lao động tham gia xuất khẩu
Bảng15 cho thấy, tỷ lệ lao động là nam giới tham gia XKLĐ chiếm 55% nhiều hơn tỷ lệ lao động là nữ giới (45%), do họ thường có sức khoẻ tốt hơn nữ giới, họ có điều kiện đểhọc tập, nâng cao trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật và ít bị ràng buộc bởi gia đình, nếu có lập gia đình thì họ vẫn muốn tham gia XKLĐ để có thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 15: Độ tuổi và giới tính của lao động tham giaxuất khẩu ĐVT: người, %
Độ tuổi Số
lượng Cơ cấu
Giới tính
Nam Nữ
SL CC SL CC
< 20 0 0 0 0 0 0
20-25 4 10,0 3 7,5 1 2,5
26-30 12 30,0 5 12,5 7 17,5
31-40 22 55,0 13 32,5 9 22,5
> 40 2 5,0 1 2,5 1 2.5
Tổng 40 100,0 22 55 18 45
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Ta thấy, số người tham gia XKLĐ ở độ tuổi 31 - 40 là đông nhất chiếm tỷ lệ là 55%, tiếp đó là độ tuổi 26 - 30 chiếm 30%. Ở độ tuổi này đa số là họ đã có gia đình, vì sống trong một vùng nông thôn nghèo nên họ muốn hy sinh một người, chấp nhận xa gia đình để mang mộng ước đổi đời, con cái được sống một cuộc sống sung túc hơn.
Còn nhóm tuổi lớn hơn 40 tuổi chỉ có 2 người chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số là 5%, tỷ lệ thấp như vậy bởi lẽ là tuổi của họ đã cao, sức khoẻ kém hơn, mức độ công việc ở quê nhà ổn định hơn, mặt khác họ cũng không đáp ứng được yêu cầu mà bên nước nhập khẩu lao động đòi hỏi nên ít người tham gia XKLĐ.
2.3.5.2 Nơi đến của lao động tham gia xuất khẩu
Bảng 16 cho thấy, trong tổng số 40 người tham vào hoạt động XKLĐ thì số người đến nước Hàn Quốc là nhiều nhất 14 người, chiếm 40%; tiếp theo là Đài Loan có 10 người và chiếm 25%. Điều này chứng tỏ rằng thị thường xuất nhập khẩu ở hai nước này khá sôi động và là những nước dễ khai thác tiềm năng.Nước nhật Bản tuy là nước có nhiều tiềm năng, mức lương khi làm việc ở bên đó cao hơn hẳn nhưng lại là một thị trường khắt khe, kỹ tính, họ đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên số người xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn chỉ có 4 người và chiếm tỷ lệ 10%.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16: Nơi đến của lao động tham gia xuất khẩu
Nơi cư trú Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Malaysia 6 15
Đài loan 10 25
Hàn Quốc 16 40
Nhật Bản 4 10
Nước khác 4 10
Tổng 40 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình) 2.3.5.3 Hình thức tham gia xuất khẩu lao động
Bảng 17: Hình thức tham gia XKLĐ ở các hộ điều tra
Chỉ tiêu độ tuổi Tổ chức Môi giới
SL CC(%) SL CC(%)
< 20 0 0 0 0
20-25 1 2,5 3 7,5
26-30 4 10 8 20
31-40 7 17,5 15 37,5
> 40 0 0 2 5,0
Tổng 12 30 28 70
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đinh)
Số lao động tham gia XKLĐ ở các hộ điều tra chủ yếu là đi theo hình thức môi giới, 28 người chiếm tỷ lệ là 70%, họ giới thiệu cho nhau và đi ra các công ty ở thành phố Thanh Hóa. Qua phỏng vấn thì đa số họ đều cho rằng đi theo hình thức môi giới này tuy chi phí có cao hơn và độ an toàn không cao nhưng nếu được đi thì nhanh hơn rất nhiều, một số thì cho rằng trình độ của mình thấp nếu đi qua tổ chức thì không được nên phải đi theo hình thức môi giới chứ thực tế là không muốn đi theo hình thức này vì rủi ro rất nhiều.
Đại học Kinh tế Huế
Như chúng ta đã thấy số người đi theo hình thức môi giới chủ yếu làở độ tuổi 31 - 40 tuổi vì ở lứa tuổi này họ đều là những người đã có gia đình và chân lấm tay bùn, trìnhđộ thấp nên đã nghe theo những lời giới thiệu.
Đi theo hình thức tổ chức chỉ chiếm tỷ lệ là 30%. Họ đã tham gia vào các khoá học nghề nên họ là những người có trình độ tay nghề cao hơn và đi theo tổ chức của trường. Qua điều tra cho thấy những người đi theo hình thức tổ chức thì mức độ công việc của họ ổn định hơn và mức lương của họ cũng được cao hơn so với những người khác.
2.3.5.4 Chi phí cho lao động tham gia xuất khẩu
Qua điều tra các hộ gia đình và tổng hợp lại được mức chi phí cho lao động tham gia XKLĐ như ở bảng 18.
Bảng 18: Chi phí cho lao động tham gia xuất khấu ĐVT: tr. VNĐ
Diễn giải Tổ chức Môi giới
Malaysia 0 28
Đài Loan 0 70
Hàn Quốc 22 110
Nhật Bản 60 200
Nước khác 0 120
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Đối với Malaysia, chi phí tham gia XKLĐ dao động từ 20 đến 30 triệu VNĐ, đây là nước có khoản chi phí tham gia XKLĐ là thấp nhất, nó phù hợp với những người dân có thu nhập thấp khi đi sang Malaysia. Tuy nhiên xuất khẩu sang nước này chỉ được mức lương thấp hơn so với các nước khác nhưng vấn đề đầu tiên là giải quyết được việc làm và khó khăn của người lao động và gia đình họ.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nói chung, lao động sang Đài Loan chủ yếu làm trông các ngành nghề như: các ngành điện tử, giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh… và chủ yếu là lao động nữ đi. Xuất khẩu sang nước này có mức chi phí trung bình khoảng 60 đến 75 triệu VNĐ.
Đại học Kinh tế Huế
Ở Hàn Quốc, mức chi phí khoảng từ 70 đến 120 triệu VNĐ đối với đi theo hình thức môigiới, cònđối với đi theo hình thức tổ chức thì chỉ mất khoảng 18 đến 25 triệu VNĐ (tuỳ theo từng đợt đi và tuỳ từng ngành nghề khác nhau mà có mức chi phíkhác nhau). Với mức chi phí làtương đối cao so với người dân nhưng đổi lại nếu sang nước này sẽ cóthu nhập cao hơn nên cũng chỉ trong thời gian khoảng một năm là họ có thể hoàn vốn.
Với Nhật Bản, đây là nước nhập khẩu lao động có yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao, chi phí sang Nhật Bản rất cao khoảng từ 190 đến 220 triệu VNĐ nên có rất ít người lựa chọn sang nước này mặc dù thu nhập của người lao động ở nước này là rất cao.
2.3.5.5 Trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động tham gia xuất khẩu
Bảng 19: Trìnhđộ văn hóa, chuyên môn của lao động tham gia xuất khẩu (ĐVT: người,%)
Diễn giải Nam Nữ
SL CC(%) SL CC(%)
1. Hết tiểu học 2 5,0 1 2,5
2. Trung học cơ sở 10 25 9 22,5
3. Trung học PT 8 20 3 7,5
4. Trung cấp 1 2,5 3 7,5
5. Cao đẳng, đại học 1 2,5 2 5,0
Tổng 22 55 18 45
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Bảng19 cho thấy, số lượng lao động trìnhđộ thấp chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể là trìnhđộ trung học cơ sở và trình độ trung học phổ thông nam giới là 18 người chiếm 45%; nữ giới là 12 người chiếm tỷ lệ 30%. Với trình độ ở mức này trong xã họ chủ yếu làm nông nghiệp và công nhân trong các công ty may. Còn những lao động học xong từ trung cấp trở lên tham gia vào XKLĐ là rất ít nam giới chiếm tỷ lệ là 5%, nữ là 12,5% vì những lao động này học xong thường là đi làm việc tại các công ty ở nước mình.
Đại học Kinh tế Huế
Về trình độ ngoại ngữ, trước khi đi XKLĐ số người biết ngoại ngữ là rất ít vì phần lớn lao động ở độ tuổi từ 20 - 40, số người trẻ được học ngoại ngữ nhưng trình độ của họ rất kém, số người có độ tuổi lớn hơn thì trước kia không được học ngoại ngữ. Do đó nó không góp vai trò to lớn gì trong việc tìm kiếm công việc của người lao động.
2.3.5.6 Ngành nghề làm việc và mức độ ổn định công việc của lao động trước và sau khi tham gia xuất khẩu.
Bảng 20: Ngành nghề làm việc của lao động trướcvà sau khi tham giaXKLĐ ĐVT: người,%
Ngành nghề trước khi XKLĐ Ngành nghề sau khi XKLĐ
Ngành nghề SL CC(%) Ngành nghề SL CC(%)
1. NN 22 55,0 1. NN 2 5,0
2. CN - XD 10 25,0 2. CN –XD 28 70,0
3. DV - TM 8 20,0 3. DV - TM 10 25,0
Tổng 40 100,0 Tổng 40 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Bảng 21: Mức độ ổn định công việccủa lao động trướcvà sau khi tham gia XKLĐ
Mức độ ổn định công việc trước khi XKLĐ
Mức độ ổn định công việc sau khi XKLĐ
Mức độ ổn định công việc
SL CC(%) Mức độ ổn
định công việc
SL CC (%)
1. Mùa vụ 26 65,0 1. Mùa vụ 8 20,0
2.Ổn định 10 25,0 2.Ổn định 32 80,0
3. Thất nghiệp 4 10,0 3. Thất nghiệp 0 0
Tổng 40 100 Tổng 40 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Đại học Kinh tế Huế
Trước khi tham gia XKLĐ, những người lao động này và gia đình họ chủ yếu là làm nông nghiệp,chiếm tỷ lệ lớn nhất là 55%ứng với 22 người, công việc này chủ yếu là do phụ nữ đảm nhận. Do công việc mang tính chất mùa vụ nên vào mùa vụ họ phải làm việc rất vất vả nhưng sau đó họ lại trở lại tình trạng nông nhàn.
Từ bảng 20 cho thấy, số người làm ngành nghề công nghiệp và xây dựng cũng khá đông chiếm tỷ lệ là 25% tương ứng với 10 người. Mức độ công việc của họ cũng ổn định hơn nhiều.
Số người làm dịch vụ và thương mại thì chủ yếu là làm thuê và đi bán hàng rong ở thành phố Thanh Hóa, công việc của họ chỉ đạt ở mức thu nhập thấp và cũng thường xuyên phải xa gia đình nên họ quyết định đi XKLĐ để mang về cho gia đình một cuộc sống ổn định hơn, con cái được học hành tốt hơn.
Số người thất nghiệp là 10% ứng với 4 người, phần lớn là những thanh niên không có điều kiện học hành tiếp hoặc không muốn học nữa, họ ở nhà chơi bời, lêu lổng hoặc làm việc vặt trong gia đình, vì vậy gia đình muốn họ đi XKLĐ để có việc làm và thu nhập.
Sau khi tham gia xuất khẩu lao động, những lao động này lại tham gia vào ngành nghề CN – XD là chủ yếu chiếm 70% ứng với 28 người. Do những người lao động mong muốn kiếm được nguồn thu nhập tốt hơn từ những ngành nghề này. Những lao động làm ngành nghề DV – TM chủ yếu là phụ nữ, chiếm tỉ lệ 25% ứng với 10 người, họ thường làm các công việc như: giúp việc gia đình, giúp việc ở các hàng quán…những công việc tuy không mang lại thu nhập cao nhưng công việc khá ổn định, mức độ công việc phù hợp với khả năng của họ.
Chỉ có 2 người (5%) lao động tham gia xuất khẩu làm trong ngành nông nghiệp, do họ không tìm kiếm được việc làm phù hợp nên họ chọn ngành nghề này để kiếm thu nhập, và khoản thu nhập nàythườngthấp hơn ở các ngành nghề kia.
Sau khi tham gia xuất khẩu lao động, mức độ công việc đã thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực, từ bảng 21 ta có thể thấy: tỉ lệ lao động tìm kiếm được một công việc ổn định đã tăng lên là 80% ứng với 32 người, lao động thời vụ là 8 người ứng 20%, không có lao động nào thất nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
2.3.5.7 Tình trạng hôn nhân của lao động trước khi tham gia xuất khẩu
Bảng 22: Tình trạng hôn nhân của lao động trước khi tham gia xuất khẩu ĐVT: người,%
Tình trạng hôn nhân
Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2
Nam Nữ Nam Nữ
SL CC SL CC SL CC SL CC
1. Chưa kết hôn 4 20 0 0 3 15 1 5
2. Đang có vợ (chồng)
8 40 8 40 7 35 9 45
3. Ly hôn, goá 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 12 60 8 40 10 50 10 50
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình)
Đối với nhóm hộ 1, số lao động đang có vợ (chồng) chiếm tỷ lệ cao nhất 80%
trong đó nam là 40%; nữ là 40 %. Những lao động chưa kết hôn chiếm tỷ lệ thấp hơn là 20%.
Tương tự như nhóm hộ 1 thì ở nhóm hộ 2 số lao động đang có vợ (chồng) tham gia vào XKLĐ chiếm tỷ lệ rất cao là 80% trong đó nam chiếm 35%, nữ chiếm 45%. Số lao động chưa kết hôn chỉ có 4 người tương ứng với 20%. Lao động ly hôn và goá là không có ai cả.
Qua nghiên cứu cho thấy, số lao động chưa kết hôn trong xã nói chung và trong hộ gia đình điều tra nói riêng đa số họ ở nhà đi làm công nhân, họ muốn có một công việc ổn định sau đó lập gia đình. Những năm 2000 trở về trước thì số lao động chưa kết đi XKLĐ là nhiều hơn cả vì lý do lúc đó chỉ sống nhờ vào nông nghiệp là chủ yếu, những năm gần đây do công nghiệp hoá nên có nhiều công ty về thuê đất của xã làm xí nghiệp và lao động của xã đi làm công nhân rất nhiều. Những lao động đang có vợ (chồng) có nhiều khoản chi tiêu hơn nếu chỉ đi làm công nhân hoặc làm nông nghiệp thì không thể đảm bảo cuộc sống của họ cả về kinh tế lẫn tinh thần nên những năm gần đây đối tượng này tham gia vào XKLĐ nhiều lên.
Đại học Kinh tế Huế
Trong 40 hộ điều tra thì không có lao động nào ly hôn hay goá trước khi tham gia XKLĐ bởi lẽ đối tượng lao động này thường là trụ cột trong gia đình, họ phải ở nhà để chăm sóc các con nên họ không thể tham gia vào XKLĐ.