Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 34)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẤU LAO ĐỘNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm địa bàn

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Tình hình đất đai của xã

Đối với xãThiệu Dương đất đai là nguồn tài nguyên chủ yếu, nó rất quan trọng vì nó tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất đaiđòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả.

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 532,64 ha, trong đó bao gồm các loại đất: đất nông nghiệp, đất chuyên dùng vàđất ở. Cơcấu đất đai của xãđược thể hiện qua bảng1.

Đại học Kinh tế Huế

Để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, một phần đất nông nghiệp ở xã đã bị thu hồi để mở rộng đường xá, xây dựng khu đô thị mới, trường học, làng nghề… Vì thế diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm để chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Như chúng ta đã thấy, loại đất giảm mạnh nhất là đất canh tác, một phần là do những mục đích trên còn một phần là người dân chuyển đất canh tác sang hướng nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm.

Tuy rằng, diện tích đất ở và đất phi nông nghiệp tăng nhưng các chỉ tiêu bình quân đất ở/hộ và chỉ tiêu bình quân đất phi nông nghiệp/hộ vẫn giảm là do 2 năm 2009, 2010 người dân ở xãđã tách hộ quá nhiều.

Những chỉ tiêu về bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp đã chứng minh cho chúng ta thấy người dân của xã Thiệu Dương sẽ không thể sống nhờ vào nông nghiệp mãi được vì những chỉ tiêu này quá nhỏ. Những lao động ở đây họ sẽ khôngđủ việc để làm, khôngđủ thu nhập để sống vì thế họ phải đi ra ngoàiđể tìm việc và phổ biến nhất hiện nay là họ tìmđường đi XKLĐ

Đại học Kinh tế Huế

Bảng1: Tình hìnhđất đai của xãThiệu Dương qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

A.Tổng diện tích đất tự nhiên ha 532,64 100,0 532,64 100,0 532,64 100,0

I. Đất nông nghiệp ha 422,46 79,3 422,46 79,3 406 76,2

1. Đất canh tác ha 380,46 90,1 380,46 90,1 364 89,7

-Đất trồng lúa ha 367,72 96,6 364,7 95,8 349,47 96,0

-Đất trồng cây hàng năm ha 12,74 3,4 15,76 4,2 14,53 4,0

2. Đất trồng cây lâu năm ha 27,23 6,4 27,23 6,4 27,23 6,7

3. Đất nuôi trồng thủy sản ha 14,77 3,5 14,77 3,5 14,77 3,6

II. Đất phi nông nghiệp ha 110,18 20,7 110,18 20,7 126,64 23,8

1. Đất ở ha 58,39 53,0 59,29 53,8 60 47,4

2. Đất chuyên dùng ha 42,44 38,5 42,44 38,5 58,33 46,1

3. Đất khác ha 9,35 8,5 8,45 7,7 8,31 6,5

B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ đất ở/hộ m2/hộ 64,8 61,2 50,4

2. BQ đất phi NN/hộ phi NN m2/hộ 1098 878,4 694,8

3. BQ đất NN/hộ NN m2/hộ 878,4 867,6 792

4. BQđất NN/khẩu NN m2/khẩu 248,4 262,8 266,4

5. BQđất NN/lao động NN m2/LĐ 356,4 374,4 399,6

(Nguồn: Ban thống kê xã Thiệu Dương)

Đại học Kinh tế Huế

Tình hình dân số và lao động của xã

Những năm qua, xã Thiệu Dương đã có nhiều thay đổi, chất lượng cuộc sống được nâng cao rất nhiều. Cùng với quá trìnhđô thị hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xã Thiệu Dương đang ngày càng có nhiều lao động đi XKLĐ. Chính điều này đã tác động phần nàođến tình hình dân số và laođộng của xã.

Bảng 2cho thấy, số hộ gia đình trong xã qua các năm có tốc độ tăng tương đối lớn, năm 2008 là 3253 hộ, đến năm 2010 tổng số hộ toàn xã tăng lên là 4262 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp có xu hướng giảm dần, còn hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm lại có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể là năm 2008, tỷ lệ hộ nông nghiệp chiếm 53,2%, hộ phi nông nghiệp chiếm 11,1%, hộ kiêm chiếm 35,7%. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ nông nghiệp chỉ còn 43,3%, hộ phi nông nghiệp tăng lên 15,4%, hộ kiêm tăng lên 41,3%.

Về nhân khẩu và laođộng cũng giống như xu hướng của hộ, khẩu nông nghiệp và laođộng nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Còn khẩu phi nông nghiệp, khẩu kiêm và laođộng phi nông nghiệp, laođộng kiêm có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do: những năm gần đây, Nhà Nước có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trìnhđô thị hóa nênđã làm cho những hộ thuần nông giảm xuống. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp ít đi, các lao động không đủ việc làm vì vậy họ đã phải chuyển sang làm thêm một số nghề khác để tăng thu nhập. Mặt khác, do nhiều hộ nông dân thấy sản xuất nông nghiệp không hiệu quả bằng làm các nghề khác nên họ cho người khác mượn đất ruộng còn họ chuyển hẳn sang làm nghề khác như: kinh doanh buôn bán, đi làm công nhân, làm thuê, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đi XKLĐ... Dođó các hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm ngày một tăng lên. Từ đó lao động phi nông nghiệp và laođộng kiêm cũng tăng lên.

Bình quân chung số khẩu trong mỗi hộ có khoảng 4 –5 người, trong đó có gần 3 lao động. Qua đây cho thấy tình hình dân số ở xã Thiệu Dương khá ổn định. Người dân có nhận thức tương đối đúng đắn về vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Nhưng so vớicác xã khác lân cận thì xã Thiệu Dươnglại quá đông dân.

Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, Thiệu Dương là một xã có truyền thống về nông nghiệp nhưng lại đất chật người đông nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề nan giải cho các cấp các ngành và cả người dân địa phương. Bởi vậy nắm bắt được chủ trương của Nhà Nước cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lý, người dân ở xã Thiệu Dương cũng đã tìm đến con đường XKLĐ. Vì họ thiếu việc làm, thu nhập không đủ chi cho cuộc sống của họ nên họ phải tìm cách thoát ra ngoài để tìm cho mình một công việc có thu nhập khá một chút trong vài năm, sau đó có một khoản vốn rồi họ sẽ tự tìm cho mình một công việc ổn định ở quê nhà. Cho đến năm 2010, theo số liệu thống kê ở xã đã có 652 lao động đi XKLĐ.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Thiệu Dương qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

I.Tổng số hộ Hộ 3.253 100,0 3.554 100,0 4.262 100,0

1.Hộ nông nghiệp Hộ 1.731 53,2 1.756 49,4 1.845 43,3

2.Hộ phi nông nghiệp Hộ 361 11,1 451 12,7 657 15,4

3.Hộ kiêm Hộ 1.161 35,7 1.347 37,9 1.760 41,3

II.Tổng số nhân khẩu Người 16.752 100,0 17.057 100,0 17.347 100,0

1.Khẩu nông nghiệp Người 6.149 36,7 5.755 33,7 5.502 31,7

2.Khẩu phi nông nghiệp Người 1.351 8,1 1.750 10,3 2.620 15,1

3.Khẩu kiêm Người 9.252 55,2 9.552 56,0 9.225 53,2

III.Tổng số lao động LĐ 9.032 100,0 9.452 100,0 10.117 100,0

1.Lao động nông nghiệp LĐ 4.253 47,1 4.048 42,8 3.661 36,2

2.Lao động phi nông nghiệp LĐ 1.025 11,3 1.345 14,2 2.063 20,4

3.Lao động kiêm LĐ 3.754 41,6 4.059 43,0 4.393 43,4

IV.Một số chỉ tiêu bình quân

1.BQ khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,15 4,79 4,07

2.BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,77 2,66 2,37

3.BQ khẩu phi NN/hộ phi NN Khẩu/hộ 3,74 3,88 3,98

4.BQ khẩuNN/hộ NN Khẩu/hộ 3,55 3,28 2,98

5. BQ lao động NN/ hộ NN LĐ/hộ 2,46 2,31 1,98

( Nguồn: Ban thống kê xãThiệu Dương)

Đại học Kinh tế Huế

Kết quả phát triển kinh tế, xã hội của xã

Trong những năm qua chủ trương của Đảng và Nhà Nước thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước, được sự hướng dẫn của các cấp các ngành kinh tế xã Thiệu Dương, hiện nay đã có bước tăng trưởng và phát triển. Bảng 3 nghiên cứu về kết quả sản xuất kinh doanh của xã những năm gần đây cho thấy, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của các ngành trong 3 năm liên tục tăng.

Ngành nông nghiệp năm 2010 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 38,0 tỷ đồng, không ổn định và có xu hướng giảm dần. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt là không ổn định nhất vì các năm gần đây thời tiết không thuận lợi mặt khác là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi. Ngành chăn nuôi nhờ có sự chuyển đổi ruộng đất cho nhau mà người dân đã mạnh dạn làm VAC, chăn nuôi theo quy mô lớn. Chính nó đã làm cho tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng giá trịsản xuất của toàn xã.

Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – TTCN năm 2010 là 64 tỷ đồng chiếm 38,3 % tổng giá trị sản xuất của xã. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu trong xã và các vùng lân cận.

Dịch vụ- thương mại, người dân đã nắm bắt được những thông tin về XKLĐ và mạnh dạn đầu tư cho người thân đi XKLĐ. Bình quân mỗi tháng mỗi người lao động đi nước ngoài gửi về khoảng 700-800 USD. Bên cạnh đó các dịch vụ như cung ứng vật liệu xây dựng, tiêu thụ sản phẩm.. cũng phát triển một cách phong phú và đa dạng nên đã đóng góp vào tổng giá trị của xã năm 2010 là 65 tỷ đồng chiếm 38,9 % tổng giá trị sản xuất của xã.

Nhìn chung, sự thay đổi về mức đóng góp nhưtrên là rất phù hợp với quátrình CNH - HĐH và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tỷ lệ tổng giá trị sản xuất/hộ, tổng giá trị sản xuất/khẩu và tổng giá trị sản xuất/lao động có xu hướng tăng qua các năm, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thiệu Dương qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)

A. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 118,3 100,0 148,3 100,0 167,0 100,0

I. Nông nghiệp Tỷ đồng 41,0 33,8 41,5 28,0 38,0 22,8

1. Ngành trồng trọt Tỷ đồng 26,9 65,6 27,3 65,8 25,0 65,8

2. Ngành chăn nuôi Tỷ đồng 7,6 18,5 7,5 18,1 7,5 19,7

3. Nuôi trồng thủy sản Tỷ đồng 6,5 15,9 6,7 16,1 5,5 14,5

II. Thương mại dịch vụ Tỷ đồng 38,1 32,2 54,3 36,6 65,0 38,9

III. TTCN–CN Tỷ đồng 40,2 34,0 52,5 35,4 64,0 38,3

B. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Tổng giá trị SX/hộ Tr/hộ 36,3 41,7 39,2

2. Tổng giá trị SX/khẩu Tr/khẩu 7,1 8,7 9,6

3. Tổng giá trị SX/lao động Tr/LĐ 13,1 15,7 16,5

(Nguồn: Ban thống kê xã Thiệu Dương)

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động ở xã thiệu dương huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)