Lực lượng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA

Biểu 6: Lực lượng lao động phân theo nhóm ngành kinh tế

Năm

Tổng số

Nông-Lâm-Ngư Công nghiệp Xây dựng

Thươngmại Dịch vụ Số lượng

(người)

Tỷlệ (%)

Số lượng (người)

Tỷlệ (%)

Số lượng (người)

Tỷlệ (%)

2006 263.978 163.866 62,1 20.839 7,9 79.084 30

2007 264.921 159.784 60,35 21.141 7,98 84.033 31,7

2008 265.395 154.460 58,2 21.630 8,15 89.305 33,7

2009 267.066 151.159 56.6 21.899 8,20 94.007 35,2

2010 268.854 148.527 55,3 22.346 8,32 97.711 36,4

Tốc độ

tăng bình quân -2,4 1,69 5,43

(Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu việc làm tỉnh Quảng Trị) Dựa vào bảng6 ta thấy ngành nghề sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng phát triển chậm, riêng ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu ngành, việc chuyển dịch cơ cấu mặc dù đã có bước chuyển biến mạnh so với những năm trước nhưng nhìn chung tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm.

Lực lượng lao động trong nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 62,1% (2006) giảm xuống còn 55,3% (2010), tức là trong vòng 5 năm giảmvới tốc độ bình quân là 2,4%, về số tuyệt đối thì từ năm 2006 đến 2010 giảm 16.116 người. Số lao động nàyđã tham gia vào các lĩnh vực khác.

Lực lượng lao động trong nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 7,9%

(năm 2006) lên 8,3% (năm 2010), về số tuyệt đối 1.528 người. Giai đoạn 2006-2010, lực lượng lao động ở nhóm ngành này tăng với tốc độ bình quân là 1,69%, trong vòng

Đại học Kinh tế Huế

5 năm mà lực lượng lao động trong nhóm ngành này chỉ tăng 1.528 người là một con số không mấy khả quan.

Nhóm ngành Thương mại - Dịch vụ có tốc độ tăng bình quân là 5,43% và ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia vào ngành này, cụ thể năm 2006 chiếm tỷ lệ 30%

tăng lên 36,4% trong cơ cấu ngành năm 2010.

Như vậy nhìn chung laođộng trong nhóm ngành Nông - Lâm -Ngư nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, còn lao động trong nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên vì là tinh thuần nông nên lực lượng lao động chủ yếu là làm việc trong lĩnh vực Nông- Lâm - Ngư nghiệp.

Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là:

- Do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn, nên Nông - Lâm - Ngư nghiệp đã được cơ khí hóa, sản xuất đượcthay thế bằng máy móc, vì thế mà lao động trong nhóm ngành này chuyển dần qua các lĩnh vực khác. Số lao động này một phần tham gia vào làm công nhân cho các nhà máy lớn, một phần trở thành thương nhân nhỏ hay mở các quầy tạp hóa, các hình thức buôn bán nhỏ để kinh doanh… Đó là lý do mà tại sao tỷ lệ nhóm ngành dịch vụ tăng nhanh hơn các nhóm khác.

- Mặt khác Quảng Trị có nhiều thuận lợi là: Có cửa khẩu Quốc Tế Lao Bảo, biển Cửa Tùng, cửa khẩu La Lay, cảng Cửa Việt, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… Đây là những thuận lợi để thu hút khách, do đó tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển, vì thế ngày càng thu hút được nhiều lao động.

- Lý do mà lao động trong nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng còn thấp so với các ngành khác là do Quảng Trị còn nghèo nên vốn đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là để đầu tư xây dựng các nhà máy có quy mô lớn cấp quốc gia, cơ sở hạ tầng hiện đại… Đó là những lý do tuy có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh, thành phố khác.

2.1.4.Đánh giá chung về lực lượng lao động củatỉnh trong những năm qua

Trên cơ sở phân tích thực trạng lao độngtỉnh thì ta thấy Quảng Trị là một tỉnh có số lượng lao động dồi dào, năm 2010 lực lượng lao động chiếm dến 46,28% dân số của tỉnh, đây cũng là một lợi thế của tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu lực lượng lao động mà

Đại học Kinh tế Huế

tăng về số lượng lao động thì chưa đủ mà phải tăng cả về chất lượng, đó là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của tỉnh Quảng Tri nói riêng và cả nước nói chung .

Trong những năm qua chất lượng lực lượng lao động của tỉnh còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ mới đạt 32,4% còn lại 67,5% chưa qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng chưa cân đối, đó là sự trở ngại lớn cho việc cung ứng lao động kỹ thuật, mặt khác lao động có trình độ văn hóa chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng vậy.

Nhìn chung, hiện trạng nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động ở Quảng Trị chưa được chú ý đúng mức, lao động phân bố không đồng đều, mặt khác cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đào tạo dạy nghề còn hạn chế. Do đó sẽ làm cho chất lượng lao động giảm, người lao động không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nghiệp vụ mà nhu cầu thị trường đòi hỏi. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì việc không nâng cấp trìnhđộ cho người lao động sẽ làm cho nhận thức của họ ngày càng bị tụt hậu.

Sở dỉ chất lượng lao động thấp là do Quảng Trị chưa có nhiều trường đào tạo nghề, lại bị hậu quả chiến tranh tàn phá. Tuy người dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học, nhưng vì cuộc sống khó khăn nên họ có ít thời gian để học tập cũng như thời gian để tu bổ, bồi dưỡng kiến thức. Những năm gần đây tuy lực lượng lao động đã quađào tạo có tăng lên nhưng cực kỳ chậm. Một số lao động được đào tạo có bằng cấp thì lại đi các tỉnh khác làm việc.

Với tình hình lao động của tỉnh như trên, buộc Đảng và chính quyền địa phương phải có kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnhtrong những năm sắp đến đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng lao động .

2.2. Thực trạng giải quyết việclàm của tỉnh trong những năm qua

Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu về việc làm, giai đoạn 2006-2010, đời sống nhân dân được nâng cao, một số chương trình, dự án phát triển của tỉnh đi vào hoạt động thu hút một lượng lao động khá lớn vào làm việc, tạo việc làmổn định cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Đại học Kinh tế Huế

Tình hình kinh tế xã hộicủa tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá cao, duy trì ổn định qua các thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế- xã hội tiếp tục được cải thiện. Các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng trưởng nhanh.

Kinh tế tỉnh GDP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn tăng 10,7%/năm (năm 2006: 11,53%, năm 2007: 11,2%, năm 2008: 11%, năm 2009: 9,1%). Năm 2009 khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,4%, khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 1,5%, khu vực Dịch vụ tăng 7,5%. GDP bình quânđầu người đạt 13,7 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 680 tỷ đồng.

Thời gian qua, kinh tế Quảng Trị có bước tăng trưởng khá, tuy nhiên so với mức bình quân chung cả nước (GDP/người năm 2008 chỉ đạt 60% mức bình quân cả nước);

chuyển dịch cơ cấu chậm, kim ngạch xuất khẩu nhỏ. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, tập trung phát triển những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, chất lượng lao động thấp, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém.

Năm 2008 và đầu năm 2009 khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dẫn đến làm cho nhiều người lao động trong tỉnh bị mất việc làm và thị trường xuất khẩu lao động bị thu hẹp làmảnh hưởng lớn đến công tác giải quyết việc làm.

Mặc dù có những khó khăn thách thức trên, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành đoàn thể, qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu việc làm, giai đoạn 2006-2010 của tỉnh đãđạt được một số kết quả sau:

- Mỗi năm tạo việc làm cho hơn 8.000 lao động tổng cộng 5 năm tạo việc làm trên 41.394 lao động, đạt 103 kế hoạch (40.000).

- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị hàng năm đều giảm (năm 2006: 5,2% đến năm 2010 còn 4,54%).

- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng dần (năm 2006: 7% đến năm 2010 đạt 85%).

- Chất lượng lao động đã tưng bước nâng lên từ 25% đã qua đào tạo năm 2006 lên khoảng trên 32,5% vào năm 2010 (trong đó lao động qua đào tạo nghề năm 2006:

14,62%, năm 2010: 23,5%).

Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.Cơ cấu việc làm phân theo nhóm nhành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)