CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA
Biểu 9: Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh Quảng Trị
2.3.4. Tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu hỗ trợ trực tiếp
Dự án vay vốn giải quyết việc làm nguồn vốn ngân sách Nhà nước hàng năm, riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010 nguồn vốn bổ sung là 24.830 tỷ đồng, đạt 99.3% kế hoạch (năm 2006: 4,6 tỷ đồng, năm 2007: 3,6 tỷ đồng, năm 2008: 5,4 tỷ đồng, năm 2009: 6,05 tỷ đồng, năm 2010: 5,2 tỷ đồng), trong đó NSTW 19,88 tỷ đồng, địa phương 4,95 tỷ đồng. Cho đến nay hạn mức cho vay quỹ giải quyết việc làm tại tỉnh trên 65 tỷ đồng, trong NSTW 60 tỷ, NSĐP 5 tỷ.
- Số dự án được phê duyệt là 2.010 dự án, bình quân 47 triệu đồng trên một dự án, 83% số dự án tập trung vào nhóm hộ gia đình, số còn lại dự án tiểu thủ công nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nhỏ.
- Số lao động giải quyết việc làm 5.993 người (đạt 149% KH), bình quân giải quyết việc làm mỗi năm 1.200 lao động.
- Tình hình sử dụng vốn đạt mức bình quân 92%, vốn nợ quá hạn ở mức 5,2%, số dự án rủi ro 47 dự án với số tiền 580 triệu đồng, sốvốn được xoá nợ 66 triệu đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều mặt hạn chế đó là:
- Nguồn vốn bổ sung hàng năm cho nguồn quỹ vốn giải quyết việc làm chưa thực hiện như Nghị quyết của HĐND, đó là nguồn vốn địa phương chỉ đạt 70.7% (4,9 tỷ đồng),còn ngân sách cấp huyện, thị xã chưa lập quỹ này (3 tỷ đồng);
- Việc thu hút lao động tạo việc làm mới còn hạn chế, một số địa phương cho vay gần như chia đều và quá nhiều đầu mối dự án, bình quân 20 triệu đồng/hộ gia đình, các dự án sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức vay tương đối lớn và thu hút được lao động nhiều, nhưng trên thực tế một số địa phương khó tìm được dự án loại này, còn các dự án trồng trọt, chăn nuôi chỉ tăng thêm thời gian làm việc tại nông thôn.
Mặt khác một số dự án hoạt động tiểu thủ công nghiệp - trang trại hoạt động quy mô nhỏ thì tạo việc làm khôngổn định, thường tạo việc làm cho người lao động theo mùa vụ.
- Tình hình sử dụng vốn tồn động 4 năm (2006-2009) ở mức bình quân 7,5%
(năm 2006: 7,14%, năm 200&:7,73%, năm 2008: 5,77%, năm 2009: 9,15%). Riêng 6 tháng đầu năm 2010 ở mức cao 17,28%, nguyên nhân là nguồn vốn thực chuyển từ TW để giải ngân chậm đến đầu tháng 3/2010 mới cấp vốn về cho ngân hàng CSXH,
Đại học Kinh tế Huế
mặt khác ngân hàng CSXH chưa tích cực tìm kiếm dự án, chưa có kếhoạch giải ngân cụ thể dẫn đến vốn tồn động cao. Tình hình nợ quá hạn bình quân 4 năm (2006-2009) ở mức quá cao 5,2% (nhóm dự án cơ sở SXKD chiếm trên 33%), nguyên nhân do một số dự án bị rủi ro trong sản xuất kinh doanh, mặt khác công tác thẩm định cho vay thiếu chặt chẽ và công tác đôn đốc thu hồi vốn chưa được thường xuyên.
2.3.4.2. Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chính sách của chương trình mục tiêu về việc làm là hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng nhiều, nhằm giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân. Trong những năm qua, chính sách về xuất khẩu lao động của TW, cũng như địa phương đã tạo mọi thuận lợi cho người lao động tiếp cận thị trường xuất khẩu lao động, đồng thời hỗ trợ cho người lao động một phần kinh phí đó là:
- Thực hiện chính sách đối với lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Chi nhánh ngân hàng CSXH, đã cho người lao động (đối tượng chính sách) đi là việc ở nước ngoài vay vốn là 373 người/4.135 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, với tổng số tiền vay là gần 7 tỷ đồng.
- Năm 2008-2009 ngân sách tỉnh đã bố trí 350 triệu đồng, hỗ trợ ban đầu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về khám sức khoẻ, giáo dục định hướng.
Tuy nhiên kinh phí hỗ trợ ban đầu cho người lao động đang còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời, đến nay số lao động chưa được hưởng chính sách này.
2.3.4.3. Dự án phát triển thị trường lao động
Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực hệ thống TTGTVL đã được phê duyệt, đến nay bằng nguồn vốn NSNN từ nguồn vốn hỗ trợ TW và địa phương, đến nay Trung tâm được đầu tư nâng cấp trang thiết bị đáp ứng nhu cầu hoạt động. Đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, được tăng cường cả chất lượng và số lượng đáp ứng được yêu cầu phục vụ tốt công tác giới thiệu và cung ứng lao động cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Đến nay đầu tư Trung tâm giới thiệu việc làm: 9.473 triệu đồng, trong đó NSTW 5.500 triệu đồng, NS địa phương 3.937 triệu đồng.
Thông qua việc đầu tư và nâng cấp trang thiết bị, hoạt động của trang Website
"vieclamquantri.vn" đã cung cấp thông tin thị trường lao động cho hàng ngàn lượt
Đại học Kinh tế Huế
người truy cập. Việc đầu tư trọng tâm đã góp phần nâng cao năng lực của Trung tâm vừa là địa chỉ quen thuộc cho người lao động cần tìm kiếm việc làm, doanh nghiệp cần tuyển lao động. Từ năm 2006-2010 TTGTVL số người, số lao động được đào tạo nghề 2.780 người.
Sàn giao dịch việc làm:
Đây là loại hình tổ chức, hoạt động phù hợp với đổi mới phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu của người lao động tìm kiếm việc làm và các đơn vị tuyển dụng. Từ năm 2008-2010 từ nguồn với của địa phương và TW đã hỗ trợ Sàn giao dịch việc làm 1.030 triệu đồng (NSTW: 600 triệu đồng, NSĐP: 430 triệu đồng).
Từ năm 2006 đến nay đã tổ chức 02 phiên hội chợ việc làm và tổ chức 14 phiên sàn giao dịch việc làm, có 765 doanh nghiệp tham gia tuyển lao động (trực tiếp 302 doanh nghiệp, gián tiếp 463 doanh nghiệp) đã thu hút 5.558 lao động tham gia, số lao động được tuyển trực tiếp tại sàn 2.633 người, số lao động hệ phỏng vấn tại doanh nghiệp 1.432 người.
Phát triển thị trường lao động: Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, trong những năm qua mặc dù cơ sở vật chất đang khó khăn, cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm còn yếu, nhưng với sự quyết tâm cao của tập thể và cán bộ đã nỗ lực, bằng nhiều biện pháp, tuyển chọn cho lao động học nghề, liên kết với các khu công nghiệp phía nam để đưa lao động đi làm việc các tỉnh phía nam. Kết hợp thông tin tuyên truyền, vận động và trực tiếp đến từng địa phương tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ giải quyết tốt vấn đề lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Với những kết quả đạt được, song còn nhiều hạn chế đó là:
-Người lao động chưa có thói quen tìm kiếm việc làm qua Sàn giao dịch.
- Một số địa phương chưa phốihợp tốt với TTGTVL trong việc tổ chức triển khai Sàn giao dịch việc làm tại địa phương, công tác tuyên truyền, vận động của các tổ chức đoàn thể chưa được thường xuyên.
- Mặt khác tổ chức hoạt động của Trung tâm GTVL chưa được đổi mới, chưa thực sự đóng vai trò cầu nối giữa người lao động tìm việc làm và người sử dụng lao động tuyển dụng lao động; cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu là chưa kết nối
Đại học Kinh tế Huế
được với các Trung tâm GTVL khác trên toàn quốc, cán bộ làm công tác thị trường còn thiếu và yếu.
2.3.4.4. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động- việc làm
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đã bố trí 840 triệu đồng (2006: 60 triệu đồng, 2007: 60 triệu đồng, 2008: 170 triệu đồng, 2009: 190 triệu đồng, 2010: 360 triệu đồng), hàng năm đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác lao động việc làm từ cấp thôn, phường (xã), huyện đến tỉnh. Kết quả đã bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lao động- việc làm cho 2.694 lượt người, (tỉnh 87 người, huyện, thị 287 người, xã phường 2.320 người) riêng năm 2010 tập huấn cho trên 1700 điều tra viên.
2.3.4.5. Hoạt động giám sát, đánh giá
Từ năm 2008 đến nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đã bố trí kinh phí hoạt động giám sát, đánh giá từ nguồn vốn 830 triệu đồng (2008: 250 triệu đồng, 2009: 290 triệu đồng, 2010: 290 triệu đồng), trong đó NSTW: 230 triệu, NSĐP: 600 triệu đồng.
Bên cạnh những vấn đề đạt được, công tác giám sát, đánh giá các dự án một số ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội chưa thực sự quan tâm, không báo cáo, đánh giá việc thực hiện dự án do mình quản lý.
2.3.4.6.Điều tra thống kê lao động, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động Điều tra thống kê lao động nhằm đánh giá thực hiện các chỉ tiêu lực lượng lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế, số lượng lao động mới có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Trong giai đoạn này ngân sách đã bố trí 1.837 triệu đồng, trong đó NSTW 387 triệu đồng, NSĐP 1.450 triệu đồng (năm 2008: 200 triệu đồng, năm 2009: 200 triệu đồng, năm 2010: 1.437 triệu đồng).
Mặc dù ngân sách tỉnh đang khó khăn, nhưng đã bố trí 1.000 triệu đồng (NSTW 387 triệu) cho các công tác thu thập thông tin cung cầu lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại: Do kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu (200 triệu mỗi năm), nên chỉ thực hiện việc điều tra mẫu tỷ lệ 4% (6000 hộ/150.000 hộ) vì vậy độ chính xác bị hạn chế.
Đại học Kinh tế Huế