Đầu tư vào công tác đào tạo nghề cho người lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.4. Các giải pháp và hoạt động để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2015

3.4.5. Đầu tư vào công tác đào tạo nghề cho người lao động

Do thực trạng của lực lượng lao động tỉnh còn thấp, cho nên không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi trìnhđộ ngày càng cao. Vì vậy mà chất lượng của lực lượng lao động là rất quan trọng, đặc biệt ngày nay khi mà khoa học công nghệ hiện đại, tin tức cập nhật nhanh chóng, thì đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ thì mới bắt kịp được xu thế thay đổi đó.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ lực lượng lao động thì tỉnh cần phải quan tâm nhiều hơn cho giáo dục, vì giáo dục đào tạo nhân lực khoa học có ý nghĩa trong việc hình thành bộ phận nguồn lao động có kỹ thuật, mặt khác còn giúp cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tự đi tìm công việc phù hợp với mình cụ thể:

- Phát triển và quản lí tốt các trung tâm dịch vụ việc làm, vì các trung tâm này có vai trò trong việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động.

- Trang bị cho người học các kiến thức và kĩ năng nghề nhất định về các ngành nghề nông thôn, giúp họ tạo việc làm mới, phát triển làng nghề, phát triển các cụm hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu. Cung cấp nguồn lao động đã có trình độ tay nghề qua đào tạo cho các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động thì cần tăng cường hệ thống đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Chẳng hạn:tỉnh phải đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường sức lao động, đồng thời kết hợp giữa học và hành, gắn cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, khuyến khích mở rộng đào tạo dưới nhiều hình thức, nhiều lực lượng tham gia, đáp ứng yêu cầu lao độngkỹ thuật cho thị trường. Tùy từng vùng mà có hình thức đào tạo cho phù hợp:

Đại học Kinh tế Huế

- Hình thức đào tạo ngắn hạn (dưới 1 năm): bao gồm

Đào tạo theo hình thức lưu động đến tận xã, thôn, bản làng để giải quyết việc làm tại chổ (áp dụng cho các nghề trồng trọt: trồng hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm trồng rừng...) hình thức này rất thích hợp cho các vùng đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng biển (trung du,Mò ó, Gio An, HảiSơn...)

Đào tạo theo hình thức tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề thông qua kèm cặp vừa học, vừa làm tại các cơ sở sản xuất: nghề mộc, đan lát, may, thêu ren, nấm...

Đào tạo theohình thức tổ chức các lớp học tại các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh Đào tạo theo hình thức tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, thao tác sản xuất, kết hợp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình thức này thích hợp cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến.

- Hình thức dài hạn (1-3 năm):

Tổ chức các lớp học tại các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh.

Tổ chức các lớp học tại các trường, trung tâm dạy nghề của tỉnh bạn.

+ Hổ trợ một phần kinh phí để giúp đở cho việc đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân kỹ thuật đang làm việc để họ có thể nắm bắt yêu cầu mới.

+ Tích cực phối hợp và cộng tác chặt chẻ với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước trongviệc giải quyết những vấn đề thực tế lao động sản xuất và trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, như mở các lớp học tại chức cho cán bộ công nhân viên, các lớp đào tạonghề ngắn hạn cho công nhân...

+ Có chính sách ưu đãi để thu hút giáo viên về giảng dạy trong các cơ sở dạy nghề. động viên khuyến khích người lao động tham gia học nghề, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để có chương trình, kế hoạch đào tạo nghề và cung ứng lao động.

+ Khuyến khích các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân đầu tư cho dạy nghề, mở rộng ngành nghề đào tạo theo hướng xã hội hóa về dạy nghề.

+ Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phải tuyên truyền, giáo dục về đào tạo nghề đến mọi tầng lớp nhân dân để họ nhận thức được muốn thoát khỏi đói nghèo, muốn làm giàu thì ít nhất phải có một nghề tinh thông.

Đại học Kinh tế Huế

+ Các địa phương phải có chính sách đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích dạy nghề,học nghề, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề thực hành cao. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, riêng con em các đối tượng thuộc diện chính sách, con thương binh, bệnh binh, con em hộ nghèo, các đối tượng tệ nạn xã hội thì tỉnh cần phải có chính sách đào tạo miễn phí một phần cho người học.

+ Tăng cường công tác tư vấn việc làm để định hướng cho người lao động lựa chọn nghề để đào tạo và bản thân họ tự lựa chọn hình thức đào tạo, tìm kiếm cơ hội có việc làm.Do đó cần phải đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi trọng dân trí, chú ý đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý đầu đàn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Mặt khác đứng trước xu thế tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, giao lưu quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, vì nếu không thì sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp nữa.

Ởkhu vực nông thôn, ở vùng núi: Nên đào tạo tại chổ các nghề gắn liền với nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt hoặc một số nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để sử dụng có hiệu quả thời gian nhàn rỗi của người dân như: chổi đót(Gio Linh, Cam Lộ), mây giang đan (Triệu Phong, Hải Lăng), chăn nuôi trâu bò, lợn nạc (Hướng Hóa, Gio Linh, Cam Lộ), nón lá (Bố liêu-Triệu Phong, Trà lộc-Hải Lăng), bún bánh (phường lang-Hải Lăng), khôi phục các làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm (Cam Lộ, Hướng Hóa), thêu ren xuất khẩu(Hải Lăng), rượu Kim long (Hải Lăng).

Còn ở khu vực thành phố,thị xã: Nên đào tạo các nghề thuộc về sản xuất cơ khí, chế biến.Chú trọng chọn ngành nghề để đào tạo cho người lao động phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng lao động, chú trọng đào tạo các ngành nghề phục vụ cho các lĩnh vực: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cắt gọt kim loại, vật liệu xây dựng, sữa chửa cơ khí, dịch vụ điện-điện tử, trồng hoa cây cảnh (Đông Giang, ĐôngThanh-Đông Hà), nghề trồng nấm(Đông Thanh, Đông Giang).

Ở khu vực ven biển: thì chú ý đào tạo, tập huấn cho các lớp chế biến, xửlý bảo quản hải sản sau thu hoạch, nghề đan lưới (Thâm Khê-Hải Lăng), nghề chếbiến nước mắm, nghề đóng tàu, sửa chửa tàu thuyền. Đặc biệt là muốn khai thác được thế mạnh

Đại học Kinh tế Huế

của các bãi biển thì đòi hỏi người dân ở đây phải có cách nhìn mới hơn về ngành du lịch, về các hoạt động thu hút du khách do đóyêu cầu người dân phải có trìnhđộ.

Tuy nhiên để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động không chỉ về mặt trình độ, tri thức mà cả về mặt sức khỏe, thể lực, do sức khỏe là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu được. Vì một khi con người ta có đủ sức khỏe thì mới đủkhả năng để làm việc và để học tập. Do đó tỉnh phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng cuộc sống cho người lao động. Vì một số công việc rất cần sức khỏe, nếu như có trình độ mà không có sức khỏe cũng không thể làm được các công việc độc hại, nặng nhọc như:

sảnxuất xi măng, vật liệu xây dựng…

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)