Một số đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA

Biểu 9: Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh Quảng Trị

2.4. Một số đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân Kết quả

Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước đã từng bước thiết lập các thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, thể hiện vai trò Nhà nước từ tạo việc làm trực tiếp sang trực tiếp hỗ trợ giúp giải quyết việc làm, khuyến khích tạo việc làm thông qua hỗ trợ hoạt động Trung tâm giới thiệu việc làm. Kết quả cung lao động dần dần được kiểm soát, cầu lao động được tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng, thất nghiệp và thiếu việc làm đã được cải thiện, thị trường lao động ngày càng mở rộng, linh hoạt và tính cạnh tranh cao.

Nhận thức của người lao động ngày được nâng cao, năng động và chủ động tự tìm việc làm, không trông chờ vào Nhà nước; người sử dụng lao động được Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì nhu cầu thu hút lao động ngày càng nhiều.

Nguyên nhân thành công

Trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao, nên cũng góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và xuất khẩu lao động. Mặt khác do nền kinh tế đã có sự chuyển đổi nên các ngành nghề xuất hiện nhiều hơn đó cũng là lí do mà lao động được tạo việc làm .

Nhận thức về việc làm và cách thức giải quyết việc làm của người lao động đã có bước chuyển biến cơ bản nên họ đã có nhiều phương hướng chủ động tìm kiếm việc làm, không bị phụ thuộc và bó buộc như thời kỳ trước.

Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có sự tiến bộ và ngày càng thay da đổi thịt, nên nhiều ngành nghề mới xuất hiện, đó cũng là lí do mà lao động được thu hút vào làm việc ngày càng nhiều hơn.

Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước và chính quyền địa phương, nên việc đầu tư mở rộng các chương trình, các mô hình, các dự án ngày càng tăng do đó đã thu hút được một số lao động vào làm việc. Đặc biệt làở các vùng đồng bào dân tộc miền núi, họ đã có sự tiến bộ hơn trong nhận thức. Vì thế mà họ cũng đã biết cách làm ăn buôn bán kinh doanh.

Đại học Kinh tế Huế

Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có sự tiến bộ và ngày càng thay da đổi thịt, nên nhiều ngành nghề mới xuất hiện, đó cũng là lí do mà lao động được thu hút vào làm việc ngày càng nhiều hơn.

Mặt khác tin tức ngày càng hiện đại, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, nên người lao động sẽ có nhiều cơ hội để tìm việc hay được tư vấn cụ thể hơn.

Đảng và Nhà nước có nhiềusự thay đổi theo hướng tích cực, thu hút nhiều nguồn lực, đặc biệt trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, Trung ương đã dành nguồn kinh phí bố trí cho Chương trình,đặc biệt là Bộ LĐTB&XH có nhiều phần quan tâm đến công tác lao động- việclàm của tỉnh.

Bên cạnh đó phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu việc làm. Cùng với sự tham mưu, phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành: Laođộng thương binh và xã hội, Kế hoạch đầu tư, Tài chính đã cùng tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án thuộc chương trình, đến nay Chương trình mới đạt được những thắng lợi lớn.

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại

Quảng Trị là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nên lao động nông nghiệp - nông thôn vẫn chiếm số đông so với tổng lực lượng lao động xã hội. Mặt khác số lượng lao động ngày càng tăng, trong khi đó chất lượng thì lại thấp cụ thể là: Thiếu lao động có trình độ tay nghề, thiếu công nhân kĩ thuật, thiếu cán bộ quản lý...đặc biệt là những năm gần đây khi mà nền kinh tế có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ Nông - Lâm - Ngư nghiệp sang Công Nghiệp - Xây Dựng và Dịch vụ, xu hướng này diển ra ngày càng mạnh. Bên cạnh đó thị trường sức lao động hình thành, phát triển đã và đang dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, trong đó chất lượng lao động có ý nghĩa quyết định, đặt ra vấn đề đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật là vấn đề bức bách để làm cho cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế mới.

Đại học Kinh tế Huế

Việc xây dựng Chương trình mục tiêu: Dân số, dân số trong độ tuổi lao động chênh lệch quá lớn (tăng trên 40.000 người/năm) so với thực tế sau khi tổng điều tra dân số và nhàở từ 1/4/2009. Số liệu được lấy từ số liệu thống kê. Do vậy dự báo tỷ lệ thất nghiệp thấp so với thực hiện.

Nguồn kinh phí chưa đảm bảo việc thực hiện chương trình 10.3 tỷ/28 tỷ: Lập quỹ giải quyết việc làm, nguồn vốn địa phương bổ sung chỉ đạt 49,5% KH, trong đó NS cấp tỉnh đạt 70.7% (4,9 tỷ đồng/ tỷ đồng), còn ngân sách cấp huyện, thị xã chưa lập quỹ này (3 tỷ); Vốn vay xuất khẩu lao động chưa lập quỹ (0/7 tỷ); Ngân sách cấp huyện, thị xã 8,5 tỷ đồng hiện nay chưa có địa phương nào thực hiện.

Chính sách xuất khẩu lao động chưa được quán triệt để thực hiện sâu rộng trong các cấp, ngành. Công tác đào tạo nghề chuẩn bị cho nguồn xuất khẩu chưa được chú trọng, nên khả năng cạnh tranh thấp, chỉ xuất khẩu những thị trường có thu nhập thấp, rủi ro cao, chưa có chính sách thu hút những doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn.

Chất lượng lực lượng lao động thấp. Lực lượng lao động phân bố không đồng đều nên rất khó khăn cho việc sử dụng và huy động nguồn nhân lực.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, các trung tâm dạy nghề còn thiếu thốn chưa đủ điều kiện đểtiến hành đào tạo một cách có hệ thống đạt chất lượng cao

Mặt khác người lao động họ chưa coi trọng việc học nghề và đào tạo nghề, đa số người lao động muốn làm những công việc nhàn nhã mà có thu nhập cao và còn ảnh hưởng tâm lí muốn làm thầy, không muốn làm thợ

Nguyên nhân của những hạn chế

Về tổ chức bộ máy: sự phối hợp giữa các thành viên trong các cơ quan quản lý chương trình chưa chặt chẽ, từ cấp tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố; chưa kiện toàn lại Ban chỉ đạo cấp tỉnh (trước đây Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, việc làm và phát triển kinh tế xã hội).

Việc triển khai thực hiện chương trình còn chậm, thiếu đồng bộ, một số địa phương, ban ngành chưa thực sự vào cuộc, chưa coi trọng việc giải quyết việc làm, một số địa phương chưa xây dựng chương trình mục tiêu việc làm.

Việc phân bố lực lượng lao động không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, gây bất lợi cho những nhà đầu tư muốn xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Vì đa số những

Đại học Kinh tế Huế

vùng núi thì dân cư ít, nên lực lượng lao động ít khi đó việc thuê mướn lao động sẽ gặp khó khăn hơn. Do đó sẽ làm cho chi phí tiền lương tăng lên. Mặt khác tâm lí người lao động lại không thích đi làm xa nhà nên gây ra tình trạng “thiếu việc làm nhưng lại thừa nhân lực” ở những vùng dân cư đông. Vì những nơi mà tập trung nhiều lực lượng lao động thì lại quá đông nên việc tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho tỉ lệ thất nghiệp cao.

Chất lượng lực lượng lao động thấp là do các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề còn thiếu, trang bị các phươngtiện học và giảng dạy chưa đủcho nên chất lượng đào tạo thấp.

Do người lao động còn nhận thức sai về lao động- việc làm , thường thì họ có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào việc làm ở các doanh nghiệp nhà nước mà ít đi tìm việc ở khu vực tưnhân. Mặt khác những người lao động khi làm việc ở các công ty nhà nước thì họ ỷ lại nên không lo học tập trau dồi kiến thức. Vì thế một khi những công ty này phá sản hoặc sát nhập thì những lao động này rất khó tìm kiếm việc làm hoặc nếu tìm được thì cũng khó khăn và vất vả do phải cạnh tranh với đội ngũ lao động trẻ có trình độ tri thức.

Do nguồn vốn cho vay người nghèo thì lại không phân bổtrọng điểm nên kết quả mang lại chưa cao.

Ở nông thôn thì người nông dân họ không đủ can đảm để vay vốn làm ăn. Còn những người có thể vay thì lại quá ít vốn, nên rất khó trong việc lựa chon loạihình sản xuất kinh doanh. Một số hộ gia đình vay vốn rồi lại không dùng vào sản xuất mà dùng vào việc tiêu dùng sắm sửa.

Trong khi đó, ngân sách tỉnh hạn chế cho nên kinh phí bố trí cho các dự án đầu tư, khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình phát triển chậm, nên thu hút lao động quá ít, do vậy công tác giải quyết việc làm từ nội lực của tỉnh ít lợi thế.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNGIII

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh quảng trị (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)