Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân huyện nghi xuân (Trang 22 - 36)

1.2.1 Quá trìnhđô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1.1Đô thị hóa ở một số nước trên thế giới

Vào năm 1900, toàn thế giới chỉ có 10% dân số sống ở đô thị. Đến năm 1950, con số này là gần 30%. Vào 2007, theo thống kê của LHQ, với chừng 3,3 tỷ người trong tổng số hơn 5,4 tỷ người, số người sống ở đô thị đã vượt ở nông thôn. Xu thế này sẽ còn gia tăng trong những năm tới, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á, hai khu vực mà dự kiến vào năm 2030 sẽ tập trung đa số các đô thị lớn của thế giới. Lúc đó, số người sống ở thành thị sẽ lên tới 5 tỉ người, chiếm 60% dân số toàn cầu.

Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.

Hiện nay, những khu vực phát triển nhất là những nơi có tỉ lệ đô thị hoá cao nhất:

Chõu Âu, Bắc Mỹ chiếm vị trớ hàng đầu với ắ dõn số sống ở thành thị. Điều đặc biệt là châu Mỹ La tinh dù chưa phát triển nhưng lại có mật độ đô thị hoá rất cao, với 78% dân số sống ở đô thị.

Trên thế giới, có những vùng quốc gia bắt đầu ĐTH rất sớm và tốc độ ĐTH rất nhanh như Seoul(Hàn Quốc) được hình thành từ 600 năm trước đây.

Đại học Kinh tế Huế

Thành phố Tokyo của Nhật Bản, từ năm 1960 ĐTH đã diễn ra mạnh mẽ với diện tích 2187 km2,dân số 12 triệu người chiếm trên 50% các hoạt động kinh tê- xã hội của cả nước, và hiện tại là 1 trong những thành phốcó dân số đông nhất thế giới với trên 30 triệu dân

Thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) ĐTH rất mạnh từ 17,6% dân số đô thị lên 29,04%

năm 1995 diện tích 1700km2, dân số hơn 17 triệu người.

Ta thấy ĐTH ở các nước Châu Á diễn ra mạnh mẽ trong vòng mấy thập kỷ gần đây đồng thời với quá trình đô thị hoá là quá trình suy giảm đất nông nghiệp, sự gia tăng dân số đô thị cùng với sự phát triển kinh tế của các ngành phi nông nghiệp, vấn đề môi trường trở nên bức xúc...Để giảm bớt áp lực dân số đô thị và ô nhiễm môi trường, các quốc gia đều đã qui hoạch, mở rộng các thành phố. Tokyo mở rộng 7 tỉnh xung quanh (Saitama, Kanarawa, Chima, Gumma, Tochigi, Ibaraki và Yamanashi), lập vành đai xanh, hạn chế phương tiện cá nhân đi lại để giảm bớt ô nhiễm; Trung Quốc đã qui hoạch vành đai xanh và mở rộng 12 Thành phố vệ tinh cách đều xung quanh Bắc Kinh 40 km.

1.2.2 Quá trìnhđô thị hoá ở Việt Nam hiện nay

Quá trìnhđô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.

Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)… nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Đại học Kinh tế Huế

Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995.

Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn.

Trong nền kinh tế, các đô thị đóng góp 2/3 giá trị của tổng thu nhập và chiếm 30%

tổng số dân. Ngày nay sự thay đổi của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các đô thị phát triển mạnh mẽ. Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.

1.2.3 Tác động của ĐTH 1.2.3.1 Tác động tích cực

ĐTH phát triển đã tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam sớm hộinhập với nền kinh tế thế giới, mở ra cho đất nứơc ta rất nhiều cơ hội để cùng sánh vai với các cường quốc năm châu.

Điều đó đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam sẽ dần thoát khỏi được nghèo đói và nâng cao mức sống về mọi mặt. Qua sơ đồ dưới đây chúngta thấy tầm quan trọng của ĐTH.

Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ thể hiện vai trò và tácđộng tích cực của quá trìnhđô thị hóa 1.2.3.2Tác động tiêu cực

Vấn đề di cư

Là nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa với sự phát triểnmạnh mẽ của các đô thị, khu công nghiệp thì di dânđến thành phố là một hiện tượng kinh tế- xã hội mang tính quy luật, là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền của đất nước.

Bản chất của việc di dân đến thành phố là sự dịch chuyển từ vùng ít cơ hội phát triển đến vùng có cơ hội phát triển hơn, đặc biệt là vùng có nhiều cơ hội về việc làm và thu nhập. Trên thực tế cho ta thấy ở những vùng nông thôn, miền núi là những vùng mà còn nghèo nàn, lạc hậu về nhiều thứ như : thu nhập thấp, việc làm thì vất vả quanh năm

Phát triển DTH

Phát triển vàPhân bốCác ngành CN mới

Tăng việc làm vàDS Trong vùng

Nâng cao trình độcủa LĐ CNo

Thu hút vốn đâu tư vàsự Phân bốcủa DNo mới

Mởrộng qui môvàPTr Các ngành DV đápứng Nhu cầu SX vàđời sống

Tạo ra các ngoạiứng Tới các hoạt động KT Phát triển các ngành

SX

Đápứng nhu cầu Đầu vào của CN

Cung cấp kết Cấu hạtầng

Tốt hơn cho SX vàđời

Sống

Tăng nguồn Thu cho Ngân sách Nâng cao phúc lợi XH

Cho các vùng

Đại học Kinh tế Huế

chân lấm tay bùn, công nghệ thông tin thì chưa phát triển, các dịch vụ về văn hóa cũng như y tế còn nhiều hạn chế...đó chính là lực đẩy tạo ra sức ép dịch chuyển lao động. Còn lực hút đối với những lao động là chốn phồn hoa đô thị, nơi mà có nhiều cơ hội tìm việc làm, mọi người có thể tiếp cận dễ dàng đối với các dịch vụ xã hội.

Theo tổng cục thống kê, số người di cư (từ 5 tuổi trở lên) trong cả nước thời kỳ 1994-2005 khoảng trên 12 triệu người, bằng 14,9% dân số, bình quân hàng năm số người di cư bằng 1,3% dân số (khoảng 1,1 triệu người); Trong đó di cư đến đô thị là trên 3,9 triệu người (chiếm 32 %). Dòng di cư nông thôn - thành thị chủ yếu đến các thành phố lớn, khu công nghiệp.

Vấn đề xã hội của lao động di cư nổi lên khá gay gắt. Kết quả điều tra di cư lao động năm 2004 cho thấy 80 % lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu kéo theo đó là các khó khăn về tiếp cận nhàở, học tập cho con cái, chữa bệnh và các phúc lợi xó hội khỏc. Gần ẵ số người di cư lao động trả lời rằng họ cú khú khăn sau khi chuyển đến nơi ở mới (riêng Tây Nguyên 80 % trả lời là khó khăn, Hà Nội từ 20-31 %); 1/3 trả lời rằng có khó khăn về nguồn thu nhập và tình trạng nhàở xấu hơn trước ( TPHCM là 52

% ); Khoảng ẵ trả lời sức khỏe kộm đi sau khi chuyển đến; Khoảng 20 % con em lao động di cư không đi học, 87% người di cư ở Hà Nội không tham gia đoàn thể xã hội nào.

Đặc biệt vấn đề xã hội của lao động di cư đến các KCN rất bức xúc, do phát triển các KCN không gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và vấn đề phúc lợi xã hội ngoài KCN đặc biệt là vấn đề nhàở, văn hóa, vui chơi giải trí.

Tính đến năm 2005, có khoảng 20 triệu người sống ở đô thị nhưng đến năm 2020, con số này sẽ là khoảng 70 triệu người. Điều này cũng đồng nghĩa, chúng ta phải lo cho 50 triệu dân cư đô thị có nhàở, việc làm và các dịch vụ đời sống khác. Hay tính theo quỹ đất cứ 100m2/đầu người thì cần tới 500 nghìn héc-ta đất dành cho đô thị, trong đó, theo số liệu của Hiệp hội Đô thị Việt Nam dự báo, chỉ riêng về dịch vụ tối thiểu cho 3 hạng mục

Đại học Kinh tế Huế

Mục tiêu đề ra diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỉ lệ 100m2/người Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị hiên nay vẫn đang ở quy mô 105 000 ha.

Do vậy, tình trạng thiếu nhà ở cho dân thành thị đang diễn ra trầm trọng. Tình trạnh nhà ở chật chội, nhà tạm còn chiếm phần nhiều và tồn tại 2 thành phố lớn của cả nướclà phổ biến nhất. Theo thống kê Tp.HCM còn có 300.000 người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người.

Vì vậy nhà nước cần có những chính sách cần thiết và cấp bách nhất để có thể giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá-hiên đại hoá đất nước.

Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp.

Như chúng ta đã biết để hình thành nên những khu công nghiệp, khu đô thị thì cần rất nhiều nguồn lực của đất nước, trong đó có nguồn lực về đất đai mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Vì vậy một diện tích đất nông nghiệp bị mất đi để phục vụ cho mục đích trên là điều không thể tránh khỏi trong quá trình CNH-HĐH.

Đất đai cũng như các nguồn lực khác, nếu không có thì không thể tiến hành sản xuất đối với tất cả các ngành kinh tế. Song đất đai không giống các nguồn lực khác ở chỗ đất đai là sản phẩm tự nhiên, có giới hạn và không thể thay thế được. Nhất là đối vớisản xuất nông nghiệp thìđất đai là nguồn lực quan trọng nhất. Hiện nay cùng với tốc độ đô thị hoá của đất nước thì diện tích đất nông nghiệp còn bị thu hẹp lại. Trong những năm qua, việc thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng trên khắp cả nước cũng như ở một số thành phố trọng điểm tăng cao và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và thu nhập của người dân trước đây luôn gắn bó với nghề nông.

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới hơn 70% số dân là nông dân nhưng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nông nghiệp với dân số 86 triệu người (số nông dân ước tính

Đại học Kinh tế Huế

hơn 60 triệu người). Ðất giành cho trồng lúa là 4,1 triệu ha, bình quân mỗi nông dân có khoảng 480 m2đất canh tác, chỉ bằng 1/4 của nông dân Thái Lan.

Chỉ tính từ 5 năm trở lại đây, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố(sốcòn lại không báo cáo) đã lấy đi 750.000 ha đất để thực hiện 29.000 dự ánđầu tư, trong đó cótới 80%

làđất nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm mỗi năm hai vụ lúa. "Phong trào" xây sân golf dồn dập trong hai năm nay, nếu như trong 16 năm chỉ cấp phép cho 34 dự án sân golf, thì có 2 năm (2006- 2008) đã cấp 104 dự án, tức là cứ bình quân một tuần lại "mọc" 1 sân golf mới. Hiện cả nước có 141 sân golf ở 39 tỉnh, thành, sử dụng tới 49.268 ha, trong đó có 2.625 ha đất “bờ xôi ruộng mật”.

Theo quy hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên -Môi trường (TN-MT), diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng từ 8.973.783 ha của năm 2000 lên 9.363.063 ha vào năm 2010.

Tuy nhiên, quy hoạch này khó thành hiện thực bởi các nghiên cứu khác cho thấy, đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, thay vào đó là các KCN, KĐT mới. Thống kê của Bộ TN-MT, trong 7 năm từ 2001-2007, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp lên đến hơn500.000 ha, chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Đặc biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000 ha.

Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha.

Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện

Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%.Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khácdưới 0,5%.

Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003-2008) đã tác động đến đời sống của hơn 627 nghìn hộ gia đình, với khoảng 2,5 triệu người. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người nông dân như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... tuy nhiên trên thực tế có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25 đến 30% số lao động không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước kia, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất bị thu hồi sẽ làm mất việc 13 lao động.

Trung bình,đất trồng lúa ở nước ta chỉ khoảng 0,1ha/người. Nếu 2.625ha là đất lúa mất đi, sẽ có hơn 2,6 triệu nông dân mất việc. Cho đến năm 2006, đất trồng lúa đã giảm 318.400ha so với năm 2000, chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000ha. Chủ trương của Chính phủ là không lấy đất lúa để làm sân golf.

Tuy nhiên, sau khi giao quyền cấp phép sân golf về cho các tỉnh, trong số 2.625ha đất lúa đã bị trưng dụng, không ai trả lời được có bao nhiêu phần trăm là số đất trồng lúa. Ở các tỉnh đồng bằng xây sân golf, tất yếu phải thu hồi đất trồng lúa.

Một sân golf được xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của vài trăm hộ nông dân với 2.000 nhân khẩu. Như vậy, nếu bình quân ở mỗi tỉnh cho xây dựng khoảng 3 – 4 sân golf với diện tích 150 ha/sân thì đất nông nghiệp của cả nước sẽ mất đi hơn 30.000 ha,ảnh hưởng trực tiếp đến cuộcsống của vài trăm ngàn nhân khẩu.

Mặt trái của thu hồi đất nông nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Việc thực hiện định giá đền bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị trường và khu tái định cư. Theo thống kê của Cơ quan an ninh, ở VN có đến 70 - 80% số vụ việc khiếu kiện, thắc mắc, tranh chấp trong đời sống xã hội liên quan đến đất đai. Đại đa số các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, khó giải quyết cũng liên quan đến đất đai. Chính sách đền bù đất thu hồi phục vụ ĐTH, CNH tại các địa phương chưa bám sát giá thị trường như Luật Đất đai quy định mà thông thường chỉ bằng 20- 30% giá thị trường.

Vấn đề việc làm

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003-2008) đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người.

Mặc dù các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đối với nông dân bị thu hồi đất. . . nhưng trên thực tế 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25- 30% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định.

Dư thừa lao động

Kết quả là 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây. Chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗihađất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Điều đáng nói là lao động nông thôn chiếm tới tỷ trọng lớn trong tổng lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do rất nhiều nguyên nhân.

Hậu quả tất yếu là dư thừa lao động và thiếu việc làm tại các vùng nông thôn. Theo

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân huyện nghi xuân (Trang 22 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)