CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG
2.1 Tình hình cơ bản của huyện Nghi Xuân
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Nghi xuân là huyện nằm về phía Bắc của Tỉnh Hà Tĩnh, cách Thành Phố Hà Tĩnh 50km và cách thị xã Hồng Lĩnh 20km về phía bắc, cách thành phố Vinh (Nghệ An ) 10 km về phía nam, có quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng 11km.
Có vị trí địa lý 18031’00”–18045’00”Vĩ độ Bắc
105039’00”- 105051’00” Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp Thành Phố Vinh tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam giáp Thị Xã Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính với 17 xã và 2 Thị Trấn với tổng diện tích tự nhiên 21888,35 ha, chiếm 3,64% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm văn hóa – kinh tế- chính trị của huyện, cách Thành Phố Vinh 10km về phía Nam, cách Thị Xã Hà Tĩnh 50 km về phía Bắc. Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy phía Bắc huyện với chiều dài qua huyện là 28 km, đường quốc phòng 22-12 nối từ ngã 3 Thị Trấn Nghi Xuân và chạy xuyên qua các xã ven biển của huyện đến các xã của huyện Can Lộc, Thạch Hà và Thành Phố Hà Tĩnh. Đường quốc lộ 8B nối với quốc lộ 8A từ ngã tư trung tâm Thị Xã Hồng Lĩnh đến Cảng Xuân Hải. Huyện lại gần một số cảng sông ( Bến Thủy, Xuân Hội ) và cảng biển (Cửa Lò ). Với vị trí như vậy nên rất thuận lợi cho giao lưu, thông thương với các tỉnh các trung tâm kinh kế.
Nghi xuân có địa hìnhđặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của khu vực miền trung (địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Bắc), phía Tây Bắc dọc theo ranh giới của tỉnh
Đại học Kinh tế Huế
Về cơ bản địa hình Nghi Xuânđược chia làm 3 vùng đặc trưng:
- Vùng 1 : Bao gồm vùng phù sa sông Lam và cát biển phía Bắc. Đây là vùng có giá trị kinh tế lớn nhất của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm 10 xã. Là vùng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc trồng cây lương thực,cây hoa màu ngắn ngày và và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Vùng 2: Thuộc dãy núi Hồng Lĩnh diện tích khoảng 5000 ha nằm về phía nam, đây là những dãy núi có độ dốc lớn, ven dưới các chân núi, eo núi có nhiều khe rạch nên các địa phương đã tận dụng để xây dựng 14 hồ đập lớn nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất nông lâm kết hợp, chăn nuôi, thế mạnh của vùng là phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái.
- Vùng 3: Là vùng cồn cát bãi cát kéo dọc theo bờ biển tạo bởi các dãy núiđụn cát, các úng trúng, địa hình hơi nghiêng về hướng tây, tây bắc với bề rộng từ 500- 200m. Do có cửa sông, cửa lạch tạo thành các bãi ngập mặn có thể nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này có tiềm năng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm ( 2006-2010 ) và Nghị Quyết Đại hội huyện Đảng bộ làn thứ XIX. Trong bối cảnh cả nước, trong tỉnh và huyện nhà diễn ra nhiều sự kiện trọng đại như: Đại hội đảng các cấp, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng, 65 năm ngày thành lập nước, 120 ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, 245 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du…Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách dành được kết quả toàn diện, đồng đều trên tất cả các lĩnh vực; Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
2.1.2.1 Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
a) Nông nghiệp: Năm 2010 diễn biến thời tiết vô cùng phức tạp, đầu năm thì hạn hán kéo dài, tiếp đến thì mưa bão diễn ra dồn dập, đặc biệt là trận lũ lịch sử đợt tháng 10 năm ngoái đã tàn phá hầu như mọi thứ của người nông dân. Ảnh hưởng tới việc thực hiện các chỉ tiêu nông nghiệp mà toàn huyện đãđề ra.
Đại học Kinh tế Huế
Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng 11583,6 ha đạt 85% kế hoạch so với cùng kỳ. Trong đó diện tích lúa cả năm 5410 ha, đạt 92% kế hoạch so với cùng kỳ. Diện tích Lạc 2167,5 ha đạt 98,5% kế hoạch.
Tổng sản lượng lương thực 17758 tấn đạt 95,98% kế hoạch so với cùng kỳ. Sản lượng Lạc 3463,8 tấn đạt 87,86 % kế hoạch so với cùng kỳ. Do hạn hán kéo dài diện tích gieo trồng vụ hè thu giảm 300 ha, lũlụt đã cuốn trôi 200 ha lúa và rau màu.
Chăn nuôi:
Đàn gia súc và gia cầm phát triển ổn định do đã khắc phục dịch cúm gia cầm và bệnh dịch tai xanh.
Tổng đàn trâu, bò 24490 conđạt 109,9% so với cùng kỳ.
Tổng đàn lợn 25400 con đạt 84,5% so với cùng kỳ.
Tổng đàn gia cầm 410000 con đạt 97,7% so với cùng kỳ.
b ) Lâm nghiệp:Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu về trồng rừng tập trung 200,9 ha ( trong đó dự án 661: 182,5 ha ; Chương trình hội chữ thập đỏ tài trợ 18,5 ha và 51 vạn cây phân tán khác ). Công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng được quán triệt sâu rộng trong nhân dân.
Nhìn chung công tác phòng và chữa cháy rừng luôn được nhân dân và các cấp bộ ngành quan tâm. Trong năm tuy có một số vụ cháy rừng nhưng thiệt hại là không đáng kể ( thiệt hại do cháy rừng gây ra ước tính là 1,2 ha rừng trồng và 6 ha rừng tự nhiên).
c) Ngư nghiệp: Về nuôi trồng thủy sản do thời tiết nắng nóng kéo dài và đợt lũ lịch sử đã gây khó khăn cho việc nuôi thả, lượng tôm nuôi trồng năm nay bị bệnh nặng nên đã ảnh hưởng đến năng suất sản lượng. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng hải sản trong năm là 7521 tấn đạt 100,3 % so với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng thực hiện được 1033 tấn đạt 77,1 % so với cùng kỳ. Giá trị tổng sản lượng ngành hải sản đạt 87,1 tỷ đồng. Tiến trình quy hoạch và sửa đổi một sô diện tích trồng lúa cho năng suất thấp, sang
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.2 Công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển, khó khăn về thị trường tiêu thụ, các sản phẩm làm ra chủ yếu là vật liệu xây dựng như : đá 21000m2, cát sỏi 85000 m3, gạch xây dựng 29000 triệu viên, chiếu cói 70000m2 , chế biến nước mắm 630000 lít còn mang tính tự cung, tự cấp chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường. Trong năm đã thu hút, hình thành 3 cơ sở xây dựng, dự toán vào khai thác sản xuất đá khoáng 20 tỷ đồng, đưa về 2 xã Xuân Yên và Xuân Trường nhũng ngành nghề mới, tạo việc làm cho gần 200 lao động. Gía trị sản xuất – tiểu thủ công nghiệp ( ngoài quốc doanh ) năm 2010 thực hiện 62,2 tỷ đồng trên kế hoạch 52,5 tỷ đồng. Công tác quản lý nhà nước về điện thực hiện tương đối tốt.
2.1.2.3 Giao thông –xây dựng cơ bản – bưu điện
a) Giao thông: Tổ chức nhiều đợt giao thông thủy lợi đã phát quang mở rộng hành lang giao thông là 6,5 km; Đào đắp tu sửa hệ thống giao thông ở xã hành ngàn m3 đá.
Nâng cấp tuyến đường đi vào mộ Nguyễn Du, tu sửa một số đoạn đường 22/12; Một số xã thị trấn đã tập trung làm đường nhựa, bê tông hóa đường nông thôn hầu như trên mọi tuyến đường liên thôn của các xã với chiều dài 345km. Tiếp tục tổ chức thực đề án 339 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn. Tập trung xử lý an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra, kiểm soát các hành vi vi phạm an toàn giao thông, từng bước kiềm chế tai nạn giao thông có chiều hướng giảm cả về số vụ.
b ) Xây dựng cơ bản: Đã tăng cường công tác kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai sót trong thi công xây dựng các công trình, dự án đầu tư. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm tra quyết toán vốn đầu hoàn thành đã hạn chế được thất thoát trong XDCB hàng trăm triệu đồng. ( Chỉ tính riêng phần huyện thẩm, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành 64 công trình.
- Tổng mức đầu tư: 198.04068 tỷ đồng
Trong đó : + Nguồn vốn ngân sách nhà nước : 71.68644 tỷ đồng + Ngân sách xã vàđóng góp của nhân dân 95.89537 tỷ đồng
Đại học Kinh tế Huế
- Khối lượng thực hiện trong năm đạt 128.63942 tỷ đồng
c) Bưu điện: Đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin cho mọi đối tượng.
Số thuê bao điện thoại cố định đạt bình quân 12 máy /100 dân, dịch vụ Internet tăng nhanh và phát triển ở tất cả các địa phương.
Điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở các địa phương, việc đầu tư phủ sóng ở các công sở , khu du lịch, khu di tích được quan tâm.
2.1.2.4 Thương mại –dịch vụ và du lịch.
Hoạt động du lịch thương mại và dịch vụ đã có bước phát triển nhanh về số lượng cũng như về chất lượng và hàng hóa phục vụ. tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 267 tỷ đồng đạt 110,3 % so với năm 2009. Chỉ số giá tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng so với đầu năm, chủ yếu do một số mặt hàng như: vật liệu xây dựng, vàng bạc, điện thoại di động, thực phẩm….
Duy trì hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiếp tục đầu tư vào khu du lịch biển Xuân Thành, biển Xuân Yên và Cổ Đạm, khu lưu niệm Nguyễn Du. Thu hút hàng ngàn lượt kháchhàng năm.
2.1.2.5 Tài chính–Ngân hàng:
a) Tài chính–ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước 87457281 triệu đồng. Trong đó thu ngân sách tại địa bàn ước thực hiện 18329321 triệu đồng.
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 93267547 triệu đồng. Số còn lại chuyển giao cho ngân sách xã.
b) Ngân hàng: Tập trung giải quyết vốn vay cho cho sản xuất kinh doanh tạo điều kiện và đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các chương trình mục tiêu giải quyết việc làm– xóa đói giảm nghèo. Trong năm nguồn vốn đã huy động được 102 tỷ đồng đạt 110 % kế hoạch, trong đó huy động ngoại tệ đạt 100 % theo kế hoạch đãđề ra. Doanh số thu nợ 80
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.6 Văn hóa–thể thao –thông tin tuyên truyền
Đã tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa và rèn luyện sức khỏe nhân dân. Phong trào hoạt động văn nghệ thể dục thể thao và các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn được duy trì sâu rộng ở các địa phương.
- Phong trào xây dựng làng xã văn hóa gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa phát triển khá tốt. Đến nay toàn huyện đã có 24027 gia đình đạt gia đình văn hóa. Có 20 và 19 đơn vị được bình xét là làng văn hóa và đơn vị văn hóa.
- Tham gia tổ chức thành công ca trù toàn quốc lần thứ nhất và kỷ niệm 245 ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du.
- Công tác truyền thanh, truyền hình : Tăng cường thời lượng phát sóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân ở trong huyện. Đã xây dựng và kịp thời đưa lên sóng truyền thanh, truyền các chương trình về an toàn giao thông, phục vụ sản xuất, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân.
2.1.2.7 Giáo dục –y tế- dân số:
a) Giáo dục: Duy trì và giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đến nay toàn huyện đã có 25 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên với kết quả đạt được tương đối tốt. Thi tốt nghiệp năm học 2009– 2010 : trung học cơ sở đạt 94 %, trung học phổ thông đạt 91 %. Cơ sở vật chất dạy và học không ngừng được đầu tư phân cấp đảm bảo chất lượng dạy và học. Đặc biệt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đậu vào các trường đại học cao đẳng là rất cao.
- Công tác xã hội hóa giáo dục đãđược cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp quan tâm hơn, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng, quỹ khuyến học được tăng cường và phát triển góp phần quan trọng trong việc khuyến học, năng cao chất lượng dân trí.
b) Y tế: Thực hiện hoàn thành kế hoạch kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường mạng lưới y tế cơ sở. Phòng chống sốt rét các bệnh xã hội, thực hiện chương trình
Đại học Kinh tế Huế
uống, phòng chống dịch bệnh. Hoàn thành chỉ tiêu tiêm chủng tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ. Trong năm đã có 64000 lượt người đến khám bệnh bằng 108 % so năm 2009.
Bệnh nhân điều trị nội trú đạt kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh đạt 100 %. Đầu tư nâng cấp kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám và điều trị tăng thêm gần 1 tỷ đồng.
c) Dân số: Dân số của huyện Nghi Xuân tính đến ngày 05/12/2010 là 98347 người, mật độdân số là 425 người/km2. Toàn huyện có 25705 hộ gia đình.
Để đảm bảo cho các hộ gia đình nuôi dạy con cái và phát triển gia đình văn hóa, có đời sống hạnh phúc ấm no. Cơ quan dân số và truyền thông đã luôn tổ chức các buổi tuyên truyền về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 115,8 % kế hoạch. Không ngừng quan tâm và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong các ngày lễ lớn; Khám sức khỏe, cấp thuốc chỉnh hình cho các trẻ em tàn tật. Cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho 10000 trẻ em dưới 6 tuổi, xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em với tổng kinh phí trên 105 triệu đồng. Đặc biệt kịp thời phát hiện hơn 600 trường hợp cháu bị teo cơ vai và đã tổ chức phẫu thuật cho toàn bộ các cháu.
2.1.2.8 Công tác chính sách xã hội, đào tạo nghề, công tác dân tộc
Thường xuyên chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là đối tượng chính sách trong dịp Tết, lễ; Trong dịp Tết Nguyên Đán, ngày TBLS- tặng quà cho các đối tượng với tổng giá trị 624,68 triệu đồng và tiếp nhận và phân phối kịp thời 1247,9 tấn gạo, 37 tấn muối, 4070 kg mì ăn liền. Cấp phát 15403 thẻ BHYT cho hộ nghèo, cấp 14.595 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Tổ chức cho 445 trường hợp đi XKLĐ; cho vay 19 dự án giải quyết việc làm với giá trị giải ngân 1,723 tỷ đồng; tổ chức cho hơn 330 học viên tham gia các lớp nghề Nề
Đại học Kinh tế Huế
Về công tác dântộc: triển khai thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình 134, 135 và chương trình hỗ trợ thắp sáng, trợ giá, trợ cước cho đồng bào miền núi.
2.1.3 Tình hình chung về sử dụng đất của huyện Nghi Xuân
Huyện Nghi Xuân là huyện được đánh giá là một trong những nơi phát triển nhất của tỉnh Hà Tĩnh, với vị trí địa lý giáp với Thành Phố Vinh của tỉnh Nghệ An, một thành phố sầm uất, mọi giao dịch , mua bán chủ yếu của người dân Nghi Xuân đều thông qua thị trường thành phố Vinh. Đặc biệt thời gian qua lại có những thông tin cho rằng Huyện Nghi Xuân sẽ gia nhập vào Thành Phố Vinh. Điều đó tác động rất lớn đến thị trường đất đai cũng như mục đích sử dụng đất trong toàn huyện. Mặt khác do quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa xảy ra với tốc độ nhanh như hiện nay đã làm cho quá trình sử dụng đất đai cũng thay đổi cùng với sự phát triển của huyện. Qúa trình chuyển đổi đó được thể hiện qua bảng 1.
Qua bảng 1 ta thấy trong cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất và có xuhướng tăng theo các năm. Năm 2008 diện tích là 13102,06 ha (chiếm 59,86 % trong tổng diện tích đất tự nhiên).Đến năm 2009diện tích đất nông nghiệp là 13205,64 ha .Tăng so với năm 2008là 103,08 ha.Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp là 13310,35 ha, tăng so với năm 2009 là 104,9 ha. Qua đó ta thấy huyện Nghi Xuân vẫn là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ diện tích đất tự nhiên của toàn huyện và diện tích đó không những bị giảm đi mà nó còn được tăng lên theo thời gian. Nguyên nhân là do huyện vốn có địa hình chủ yếu là vùng đồng bằng được người dân khai phá khá sớm để sản xuất nông nghiệp, mặt khác những năm trở lại đây một diện tích đất chưa sử dụng trong huyện cũng được chuyển đổi mục đích để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc cải tạo đất ven sông, đất ven biển thành đất nuôi trồng thủy sản.
Tuy diện tích đất nông nghiệp tăng qua các năm nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại giảm mạnh qua các năm. Năm 2008 diện tíchlà 7065,86 ha ( chiếm 53,93 % diện tích đất nông nghiệp ), năm 2009 diện tích là 6644,98 ha giảm so với năm 2008 là 420,88 ha đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ còn 6405,17 ha, giảm so với năm
Đại học Kinh tế Huế