CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG
2.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và tác động của nó đến sinh kế của người nông dân huyện Nghi Xuân
2.2.1. Thực trạng thu hồi đất của huyện Nghi Xuân
Nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH, Nghi Xuân cùng với thành phố và các huyện trong tỉnh đang ngày càng đổi mới và phát triển. Các nhà máy, các doanh nghiệp, các dự án, công trình lần lượt được mọc lên góp phần phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên vấn đề đó cũng đãảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, hộ gia đình, và các tổ chức. Và điều đó được thể hiện qua bảng 3
Qua bảng 3 ta thấy về tổng diện tích đất thu hồi tăng qua các năm. Tuy nhiên lượng tăng lại khác nhau. Năm 2008 diện tích thu hồi là 6299361,5 m2 ( trong đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 3167607 m2 ). Năm 2009 diện tích đất thu hồi là 7031598,38 m2, tăng so với năm 2008 là 732236,9 m2 ( tăng 11,62 % so với năm 2008 ). Đến năm 2010 diện tích bị thu hồi có giảm đi rất nhiều chỉ thu hồi một lượng nhỏ là 1659119,07 m2, giảm so với năm 2009 là 5372479 m2( giảm 74,04 % so với năm 2009 ).
Nguyên nhân là giai đoạn 2008 –2009 có rất nhiều dự án được triển khai và các dự án này đều thu hồi một lượng diện tích đất rất lớn, còn vào năm 2010 thì rất ít các dự án.
Vì diện tích đất bị thu hồi trong giai đoạn 2008 – 2010 là rất lớn, nên sự ảnh hưởng của nó tới các hộ gia đình, tổ chức cũng rất nhiều. Củ thể là năm 2008 ảnh 1376 hộ gia đình, và 9 tổ chức, trong đó 1048 hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất. Năm
Đại học Kinh tế Huế
2009 tăng so với năm 2008 là rất nhiều, nhưng số hộ bị ảnh hưởng lại rất ít chỉ có 748 hộ gia đình bị ảnh hưởng, điều đó cho ta thấy được diện tích thu hồi năm 2009 chủ yếu là đất chưa sử dụng và đấthoang, nên số hộ và tổ chức bị ảnh hưởng giảm đi so với năm 2008 là 628 hộ gia đình.
Năm 2010 diện diện tích thu hồi giảm nên số hộ gia đình và tổ chức bị ảnh cũng giảm, năm 2010 số hộ bị ảnh hưởng là 473 hộ ( giảm so với năm 2009 là 23 hộ ), và tổ chức bị ảnh hưởng là 3.
Xét về số hộ bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất thì số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn, năm 2008 số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là 1084 ( chiếm 76,16 % trong tổng số hộ bị ảnh hưởng), năm 2009 là 496 hộ ( chiếm 66,31 % trong tổng số hộ bị ảnh hưởng ), đến năm 2010 số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là thấp hơn, nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số hộ bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất ( chiếm 93,11 % ). Qua đó ta thấy nhiều hộ nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà đất nông nghiệp của họ bị thu hồi, điều đó đồng nghĩa với việc là cuộc sống của họ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều. Vì vậy trong quá trình thu hồi đất các cấp chính quyền phải có chính sách phù hợp, giảm thiểu vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng đất hoang và đất chưa sử dụng, để nhằm giảm tối đa số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: Số tổ chức, hộ gia đình bị ảnh hưởng do thu hồi đất ở huyện Nghi Xuân giai đoạn 2008- 2009 Chỉ tiêu Năm 2008
m2
Năm 2009 m2
Năm 2010 m2
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1 Tổng diện tích thu hồi 6299361,5 7031598,38 1659119,07 732236,9 11,62 -5372479 -74,04 1.1 Diện tích đất NN bị thu
hồi
3167607 5982441 1237594,72 2814834 88,86 -4744846 -79,31
2 Số hộ bị ảnh hưởng 1376 748 508 -628 -45,64 -240 -30,61
2.1 Số hộ bị thu hồi đất NN
1048 496 473 -552 -52,67 -23 -4,64
3 Tổ chức bị ảnh hưởng 9 5 3 -4 -44.44 -2 -40
( Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Nghi Xuân )
Đại học Kinh tế Huế
Như vậy quá trình thu hồi đất đã tác động rất nhiều đến số lượng cáchộ gia đình và cá nhân, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Vì vậy phải có những chính sách để sớm ổn định cuộc sống và giảm thiểu tác động tiêu cực của thu hồi đất đến các hộ dân và tổ chức bị thu hồi đất.
Một thực tế là các dự án liên quan đến thu hồi đất của huyện Nghi Xuân đều tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để nhằm phát triển huyện nhà theo hướng CNH – HĐH. Vấn đề đó được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 4: Tình hình thu hồi đất để phát triển của Huyện Nghi Xuân giai đoạn 2006 –2010
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Diện tích thu hồi
(m2)
CC
%
Diện tích Thu hồi
(m2)
CC
%
Diện tích thu hồi
(m2)
CC
%
Tổng diện tích thu hồi
6299361,5 100 7031598,38 100 1659119,07 100
Diện tích đất NN bị thu hồi
3167607 50,28 5982441 85.08 1237594,72 74,59
Thu hồi phục vụ các mục đích
1. Giao thông 58492,5 0,93 6711,5 0,10 248074,44 14,95 2.Sản xuất kinh
doanh phi NN
873632 13,87 1926831,38 27,40 557339 33,59
3. Thủy lợi 5237149 83,14 4839248 68,82 802260,63 48,35 4. Mục đích khác 130088 2,07 258807,5 3,68 51445 3,10
( Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường )
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng ta thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng dần lên qua các năm, điều này cho thấy tốc độ CNH – HĐH và đô thị hóa ở huyện diễn ra ngày càng nhanh và mạnh.
Năm 2006, huyện chú trọng vào công tác thủy lợi để phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, trong tổng diện tích đất bị thu hồi thì có tới 83,14 % phục vụ cho việc xây dựng các công trình thủy lợi. Ở giai đoạn này công nghiệp và các lĩnh vực khác chưa phát triển.
Đến năm 2008, huyện chú trọng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy nên diện tích đất được thu hồi để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên 13,53% ( chiếm 27,04 % tổng diện tích đất bị thu hồi ), và một diện tích lớn vẫn phục vụ cho mục đích thủy lợi vì trong giai đoạn này, tuy có ít dự án về thủy lợi nhưng những dự án này đều rất lớn, nên nó vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích thu hồi68,82 %.
Năm 2010 và những năm gần đây, CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn được chú trọng phát triển toàn diện, đặc biệt là các dự án về làm đường giao thông nông thôn, các công trình, dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các điểm dân cư nông thôn tập trung, có khoảng 557339 m2 đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ( chiếm 33,59 % trong tổng diện tích đất thu hồi ) và 248074,44 m2 (chiếm 14,95 % trong tổng diện tích đất thu hồi )phục vụ các dự án về giao thông.
Với diện tích đất nôngnghiệp bị thu hồi để phục vụ các công trình dự án ngày càng tăng như vậy thì sự tác động của nó cũng ngày càng mạnh, số hộ nông dân, cá nhân bị ảnh hưởng cũng tăng lên.
Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động trực tiếp đến các hộ nông dân khá sâu sắc, nó không chỉ ảnh hưởng đến vị trí, địa điểm sản xuất mà còn ảnh hưởng tới chiến lược sinh kế của họ - hộ phải có những chiến lược sinh kế mới để bảo đảm cuộc sống mới và gặp phải không ít khó khăn. Như vậy, chính quyền địa phương và các nhà đầu tưcần có những chính sách, chiến lược phù hợp để người dân có thể thích ứng được, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực của việc thu hồi đất.
Đại học Kinh tế Huế
Để hiểu được tác động của việc thu hồi đất đó tới thu nhập và việc làm của người dân như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu trong các hộ điều tra.
2.2.2 Tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế của các hộ điều tra 2.2.2.1 Đặc trưng chung của các hộ điều tra.
Để thấy được sự tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người dân huyện Nghi Xuân, cũng như đánh giá xem khả năng thích ứng của người dân sau khi thu hồi đất, trước tiên ta phải xem xét những đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra và nó được thể hiện thông qua bảng 5.
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1 2
3 4 5
7 8
Số hộ được điều tra Số nhân khẩu
- Nam - Nữ
BQ Khẩu / hộ BQ LĐ / hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ - Cấp I
- Cấp II - Cấp III Độ tuổi BQ Nhóm hộ
- Nhóm giàu - Nhóm hộ khá - Nhóm hộ TB
Hộ Khẩu Người Người Khẩu Lao động
%
%
%
%
%
%
60 301 169 132 5,02 3,86
31,84 41,34 26,85 42,25
9,85 28,07 43,18
Đại học Kinh tế Huế
Qua điều tra 60 hộ ở hai xã Xuân Thành và xã Xuân Hoa, thống kê được tổng số nhân khẩu là 301 người. Bình quân mỗi hộ có 5,02 khẩu và có 3,86 lao động. Qua trên cho thấy, số người ” ăn bám ” là rất ít, số lao động trong các hộ là khá lớn.
Xét về giới tính thì nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ, đây là lực lượng có sức khỏe và cũng là trụ cột của gia đình chủ yếu là tham gia vào các lĩnh vực CN –TTCN.
Về trình độ văn hóa các chủ hộ của các hộ được điều tra thì có: 31% chủ hộ có trình độ cấp I, 41,34% chủ hộ có trình độ cấp II và 26,85% chủ hộ có trình độ cấp III.
Như vậy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cao còn thấp nên còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp thu cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, cần có các biện pháp nâng cao trìnhđộ nhận thức cho người dân.
Xét về độ tuổi bình quân của các lao động thì độ tuổi BQ là 42,25 tuổi, đây là độ tuổi có sức khỏe tốt và khả năng tiếp nhận những cái mới là tương đối dễ dàng, nên sẽ là một điều kiện thuận lợikhi chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp.
Qua bảng trên ta cũng thấy nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình vẫn chiếm một tỷ lệ lớn là 62,12 %, nhóm hộ khá là chiếm 28,07%, nhóm hộ giàu chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ chiếm 9,85 %. Theo như thực tế điều tra những hộ giàu chủ yếu là những hộ tham gia sản xuất vào các lĩnh vực như TM –DV và CN–TTCN, còn các hộ có thu nhập thấp thuộc nhóm hộ nghèo, hay trung bình là những hộ có thu nhập chủ yếu của họ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
Điều đó sẽ tác động rất lớn vào thu nhập của họ khi mất đất sản xuất.
2.2.2.2 Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi
Đối với nhiều hộ nông dân thì nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp do đó đối với họ đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất mà nó còn là nguồn sinh kế chính. Khi đất nông nghiệp bị thu hồi thìđời sống của người dân đã bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi và tình hình kinh tế của địa phương bị thu hồi đất. Bảng 6 cho ta thấy được thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại các hộ điểu tra.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Phân tổ các hộ điều tra theo diện tích đất bị thu hồi
Nhóm Khoảng
cách tổ Số hộ Tỷ lệ
DT đất bị thu
hồi (m2 / hộ)
Tỷ lệ DT bị thu
hồi (%)
DT đất còn lại (m2/ hộ)
I < 50 37 61,67 713,58 28,37 1953,77
II 50–70 13 21,67 1536,21 55,46 1248,06
III 70–100 10 16,66 2108,83 77,57 647,63
BQC 60 100 1269,62 40,05 1348,92
( Nguồn : Số liệu điều tra năm 2010 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhóm III là nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất 2108,83 m2/ hộ ( BQC chiếm 77,57 % tổng diện tích đất nông nghiệp).
Trong khi đó nhóm hộ I có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 713,58 m2/ hộ (BQC chiếm 28,37 % tổng diện tích đất nông nghiệp).
Xét diện tích đất nông nghiệp còn lại thì nhóm I diện tích đất nông nghiệp sau khi thu hồi là 1953,77 m2 / hộ, với diện tích đó thì nhóm I vẫn có thể tiếp tục sản xuất. Nhưng với nhóm II, III thì diện tích đất nông nghiệp còn lại là rất ít tương ứng với 1248,06 m2/ hộ và 647,63 m2/hộ, thì việc tiếp tục sản xuất nông nghiệp sẽ là một điều rất khó khăn đối với các nhóm II và nhóm III, buộc người nông dân phải tìm kiếm một công việc mới ổn định và có thu nhập hơn.
Để thấy rõ hơn về tình hình phân bố đất của các hộ điều tra ta có bảng 7Đại học Kinh tế Huế
Bảng 7: Quy mô và cơ cấu đất đai của các hộ điều tra (Bình quân/ hộ)
Nhóm Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh DT
(m2) % DT
(m2) % +/- %
I
Tổng diện tích 2976,8 100 2263,22 100 713,58 24,0
- Đất ở 309,4 11,6 309,4 13,7 0 0
- Đất NN 2667,4 88,4 1953,82 86,3 713,58 28,4
II
Tổng diện tích 3163 100 1626,79 100 1536,21 48,6
- Đất ở 378,7 13,6 378,7 23,3 0 0
- Đất NN 2784,3 86,4 1248,09 76,7 1536,21 55,5
III
Tổng diện tích 3109,3 100 1000,47 100 2108,83 67,8
- Đất ở 352,8 12,8 352,8 35,3 0 0
- Đất NN 2756,5 87,2 647,67 64,7 2108,83 77,6
BQC
Tổng diện tích 2956,3 100 1686,68 100 1269,62 42,9
- Đất ở 337,8 12,9 337,8 20,0 0 0
- Đất NN 2618,5 87,1 1348,88 80,0 1269,62 40,1 ( Nguồn: Sốliệu điều tra năm 2010) Nhìn vào bảng 7 ta thấy hầu như đất ở của các nhóm hộ đều không đổi cả trước và sau thu hồi, đa phần chỉ có đất nông nghiệp của các nhóm hộ là giảm và kéo theo tổng diện tích giảm. Trong đó phải kể đến nhóm hộ III là nhóm có tổng diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều nhất là 2108,83 m2/ hộ tương ứng giảm 77,6% so với trước đó, nhóm hộ I giảm ít nhất chỉ có 713,58 m2 / hộ. Đa số phần đất nông nghiệp giảm đều phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế của huyện nhà và các công trình thủy lợi.
2.2.2.3 Việc làm và lao động sau thu hồi đất của các hộ điều tra 2.2.2.3.1. Cơ cấu lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người tác động vào các điều kiện tự nhiên nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của mình
Đại học Kinh tế Huế
và xã hội. Do đó lao động là nguồn gốc, là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Lao động là nhân tố quyết định của mọi quá trình sản xuất, nên để đánh giá được khả năng vận động, thích ứng của người nông dân trước những ảnh hưởng của quá trìnhđô thị hóa ta cần phải xem xét khả năng lao động của họ, bao gồm cả khía cạnh về kinh nghiệm, sức khỏe, về trình độ văn hóa chuyên môn và cả giới tính. Để thấy rõđiều này ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 8:Tình hình laođộng của các hộ điều tra năm2010
Chỉ tiêu
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
SL
(người) % SL
(người) % SL
(người) %
Tổng số lao động 142 52 42
Lao động bình quân hộ 3,81 3,45 4,06
* Phân theo giới tính
+ Nam 82 58,03 27 52,08 23 55,87
+ Nữ 60 41,97 25 47,92 19 44,13
* Phân theo lứa tuổi
+ 15-25 24 16,67 12 22,58 7 17,46
+ 26-35 34 24,36 12 23,69 12 28,42
+ 36-45 35 24,49 15 28,53 11 25,67
+ 46-60 49 34,48 13 25,2 12 28,45
* Trìnhđộ VH- CM
+ Cấp I, II, III 81 56,87 27 51,52 19 44,27
+ Cao đẳng, Đại học 27 18,95 11 21,64 10 24,86
+ Trung cấp, nghề 34 24,18 14 26,84 13 30,87
Đại học Kinh tế Huế
Số liệu ở bảng cho ta thấy không có sự khác biệt lớn về quy mô, số lượng cũng như chất lượng của người lao động ở cả 3 nhóm hộ. Số lao động bình quân ở các nhóm hộ đều xấp xỉ 4 lao động/ hộ.
Xét về giới tính, cả 3 nhóm hộ đều có tỷ lệ nam cao hơn nữ. Đây cũng là một nhân tố tác động làm thay đổi tỷ trọng nghề nghiệp sau này bởi tỷ lệ nam cao hơn thì số lao động tham gia vào các ngành CN–TTCN và xây dựng có xu hướng tăng lên.
Xét về độ tuổi: đây là chỉ tiêu phản ánh kinh nghiệm, sức khỏe, tính năng động sáng tạo của lao động, ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của lao động trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Số liệu cho ta thấy, lao động của hộ có độ tuổi từ 15 –35 (41,03% ở nhóm I;
46,27% ở nhóm thứ II và 45,88% ở nhóm thứ III). Đây là nhóm có khả năng thích ứng cao nhất trước tác động của CNH – HĐH và đô thị hóa, nhóm này chiếm tỷ lệ lớn sẽ là điểm thuận lợi để các hộ trong việc chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống sau khi ruộng đất bị thu hồi.
Tiếp đến là nhóm lao động có độ tuổi từ 36 – 45, nhóm này cũng chiếm tỷ lệ là:
nhóm I chiếm 24,49%, nhóm II chiếm 28,53%, nhóm III chiếm 25,67% . Đây là những người nông dân thực thụ đã có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nên việc chuyển đổi ngành nghề khi bị thu hồi đất nông nghiệp cũng gặp khó khăn. Họ chỉ có thể kiếm việc làm theo kiểu lao động tự do. Lao động nam thì đi làm thuê “ai kêu gì làm nấy” – phụ thợ nề, bốc vác, làm tập lô, chạy xe ôm...lao động nữ thì mở rộng chăn nuôi, buôn bán thêm và chủ yếu là “buôn thúng bán mẹt”, nói chung là việc làm và thu nhập không ổn định.
Cuối cùng là nhóm lao động có độ tuổi từ 46 – 60, khả năng chuyển đổi ngành nghề của nhóm này là rất ít, một phầndo tuổi cao sức yếu, một phần do kinh nghiệm và tư duy nghề nông đã ăn sâu trong con người họ. Do đó khi mất đất sản xuất nông nghiệp, lao động nam thì tiếp tục canh tác trên diện tích đất còn lại, nếu diện tích mất hết thì có thể mất việc làm. Lao động nữ thì cố gắng chăm lo vườn tược, mở rộng chăn nuôi và làm nội trợ. Nhóm tuổi này gặp khó khăn nhiều nhất sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Độ tuổi này ở nhóm Ichiếm tỷ lệ cao(chiếm 34,48 %), đây sẽ là một khó khăn cho nhóm I sau khi thu hồi đất.
Đại học Kinh tế Huế