CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp tới sinh kế của người dân huyện Nghi Xuân
3.2.1. Các giải pháp liên quan đến công tác thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai
Vấn đề thu hồi đất là một tất yếu nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vấn đề là quản lý quá trình thu hồi đất như thế nào để đảm bảo công bằng, minh bạch và cao hơn nữa là làm thế nào để đảm bảo sinh kế bền vững và ổn định cho người dân trong diện bị thu hồi đất.
- UBND tỉnh, huyện cần có kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn, qua đó để biết được vùng nào cần phải thu hồi đất để phát triển CNH – HĐH và đô thị hóa, vùng nào cần phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Khi xem xét thu hồi đất ở một vùng, một khu vực, UBND tỉnh và huyện cần xem xét và có bản đồ quy hoạch chi tiết. Trong quá trình quy hoạch cần điều chỉnh sao cho người dân vẫn có thể tiếp tục sản xuất được trên phần đất còn lại.
- Khi có quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh huyện cũng như cấp xã cần trực tiếp thông báo cho những hộ dân trong diện thu hồi trước một thời gian, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Đồng thời với những vùng đã có kế hoạch nhưng chưa thực hiện do chưa có nhà đầu tư thì các cấp có chức năng phải xem xét, liên hệ nhằm thông báo cho người dân khoảng thời gian đất sẽ bị thu hồi để bà con chủ động, yên tâm sản xuất, tránh tình trạng bỏ đất không chờ đền bù do tâm lý lo sợ khi đầu tư sản xuất hoặc bị mất trắng do đầu tư sản xuất trong thời gian thu hồi.
- UBND các cấp cần phối hợp với nhà đầu tư tiến hành thu hồi đất chừng nào xây dựng chừng ấy, không nên để xảy ra tình trạng đất thu hồi rồi bỏ không trong khi người dân thì không cóđất để sảnxuất.
- UBND xã cũng cần có kế hoạch chi tiết việc đưa phần diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác, có thể sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc xây dựng các khu phát triển mới.
Đại học Kinh tế Huế
- Đối với những hộ gia đình trong diện bị thu hồi hoặc sắp thu hồi cũng cần có kế hoạch sản xuất hợp lý cũng như chuyển đổi ngành nghề nhằm tạo điều kiện cho quá trình thu hồi đất diễn ra thuận lợi, và sử dụng tiền đền bù hiệu quả, không gây lãng phí.
3.2.2. Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại
Đối với các hộ bị ảnh hưởng diên tích sản xuất.
- Cấp lại diện tích mới để ổn định sản xuất.
- Thống kê thiệt hại để đền bù diện tích hoa màu theo quy định của bộ tài chính.
Đối với người bị thu hồi đất thì vấn đề họ quan tâm nhất không phải là việc làm mà là tiền đền bù có thỏa đáng hay không. Đặc biệt đối với những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì điều này càng được quan tâm hơn do đất nông nghiệp là đất có chi phí đền bù khá thấp, trong khi muốn chuyển đổi ngành nghề mới thì cần một khoản chi phí cao hơn nhiều. Do đó vấn đề tiền đền bù thường gâyra bức xúc cho người dân.
- UBND tỉnh, huyện cần kiểm tra, khảo sát vị trí đất đai cũng như tham khảo giá đất trên thị trường để từ đó đưa ra khung giá đất đền bù hợp lý.
- UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện việc đền bù cần công khai bảng giá đất đến từng hộ nông dân trong diện thu hồi, qua đó cần tiếp thu ý kiến cũng như những thắc mắc của người dân liên quan đến việc đền bù. Đồng thời quá trình đền bù phải nhanh chóng, rõ ràng khôngđể xảy ra tình trạng “treo” tiền đền bù của người dân.
- UBND xã cần tiếp cận những hộ dân có đất bị thu hồi đã nhận tiền đền bù nhằm hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù một cách chính đáng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tiêu xài hoang phí dẫn đến kết quả tiền thì hết mà việc làm thì chưa có.
- Đối với mỗi hộ gia đình khi có tiền đền bù cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý số tiền nhận được, nhằm tận dụng triệt để mục đích của tiền đền bù là hỗ trợ, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho người lao động.
Đại học Kinh tế Huế
sắp bị thu hồi cần chủ động hướng chuyển đổi ngành nghề cho lao động trong gia đình. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như sau:
- Về việc tổ chức đào tạo và hướng nghiệp cho lao động:
+ UBND xã, huyện chủ động liên kết với các trung tâm dạy nghề nhằm tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề nhất là đối với thanh niên – lao động ở độ tuổi 15 đến 25 nhằm chuẩn bị cho họ các điều kiện về tay nghề để chuyển đổi ngành nghề. Thực hiện việc đào tạo lại đối với những lao động tuổi cao những vẫn có khả năng chuyển đổi.
+ UBND xã, huyện cần có sự hỗ trợ kịp thời về vốn cho các hộ dân (thông qua các kênh vốn như hội phụ nữ, hội nông dân…) và kỹ thuật để phát triển chăn nuôi.
+ Đối với mỗi hộ gia đình có lao động trẻ cũng như lực lượng lao động còn khả năng chuyển đổi ngành nghề cần chủ động đầu tư, nâng cao trìnhđộ cho con em.
- Mỗi địa phương cần lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ dân có đất bị thu hồi. Ngoài ra cũng cần thiết phải có quỹ trợ cấp thất nghiệp đối với các lao động bị thất nghiệp do ruộng đất bị thu hồi.
- UBND các cấp cũng cần quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng đất thu hồi. Các doanh nghiệp cần có các chính sách ưu tiên cho con em có đất bị thu hồi vào làm việc, cũng như thông tin rộng rãi về việc tuyển dụng lao động đến từng hộ gia đình.
- Đối với những hộ dân còn tham gia sản xuất nông nghiệp, UBND huyện, xã cần quán triệt việc thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dần diệntích trồng cây lúa có năng suất thấp thay bằng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân thành phố.
Bên cạnh đó cần khuyến khích các lao động nông nghiệp kiêm thêm các ngành nghề dịch vụ nhằm đa dạng hóa ngành sản xuất cũng như tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề sau này.
- UBND xã cần tạo điều kiện nhằm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các dự án sản xuất kinh
Đại học Kinh tế Huế
- Có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất sau khi đãđược đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động
Qua điều tra thực tế thì vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Nghi Xuân là một thế mạnh về việc giải quyết việc làm cho các lao động sau khi thu hồi đất, để phát huy có hiệu quả hơn nữa của công tác xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho các lao động thì cần lưuýở các điểm sau:
+ Về phía ban chỉ đạo XKLĐ và các đơn vị được phép XKLĐ :
Kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động từ Trung tâm giới thiệu việc làm đến các xã, thị trấn.
Cần tăng cường và mở rộng thị trường lao động bằng hình thức tham quan, học tập, du lịch ở nước ngoài thong qua đại sứ quán các nước, chuyên gia giới thiệu những nước có nhu cầu và thị trường lao động để đàm phán trực tiếp và ký kết hợp đồng XKLĐ.
Phòng LĐ & TBXH cần đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ các đơn vị XKLĐ trực tiếp và dịch vụ XKLĐ để thực hiện tốt công tác XKLĐ, thanh tra, kiểm tra XKLĐ tại các xã, thị trấn, tránh tình trạng lừa đảo xảy ra đối với các lao động, tiền thì mất mà việc làm không có.
+ Về phía người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đi XKLĐ
Trước khi đi làm việc người lao động phải được đào tạo về ngoại ngữ để có thể tụ trao đổi với người nươc ngoài về công việc của mình và người lao động cũng cần được đào tạo về tay nghề.
Người lao động cũng cần nâng cao nhận thức của mình về tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật để giao tiếp vàứng xử có văn hóa.
Chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động với nước ngoài.
Đại học Kinh tế Huế