Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Tình hình cơ bản của huyện Lộc Hà

2.1.7 Cơ cấu kinh tế

Trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh huyện Lộc Hà đã có những bước tăng trưởng kinh tế đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - thương mại - du lịch, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lấy công nghiệp –dịch vụ- du lịch làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Hà qua các năm 2008 –2010

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2008 (tỷ.đ) (%) (tỷ.đ) (%) (tỷ.đ) (%) (+, -) (+, -)

Tổng số 765,06 100 941 100 1.057,66 100 175,94 292,6

Nông - Lâm -Ngư 341,76 44,67 357,00 37,94 290,20 27,44 15,24 -51,56 CN - Xây dựng 295,6 38,64 402,00 42,72 502,27 47,49 106,4 206,67 Thương mại- Dịch vụ 127,7 16,69 182,82 19,34 265,19 25,07 55,12 137,49

(Nguồn: Phòng Thống kê UBND huyện Lộc Hà) Qua bảng số liệu, ta thấy năm 2008, năm 2009 tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư lớn nhất, tiếp đến ngành công nghiệp - xây dựng và cuối cùng là ngành thương mại- dịch vụ. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế có thay đổi theo hướng tích cực tỷ trọng công nghiệp - xây dựng lớn nhất, tiếp đến nông - lâm - ngư và cuối cùng là ngành thương mại- dịch vụ.

Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp.Cụ thể năm 2008 tỷ trọng nông - lâm - ngư chiếm 44,67% trong tổng cơ cấu kinh tế sang năm 2009 giảm xuống còn 37,94%. Trong khi đó ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng: năm 2008 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,64% năm 2009 tăng lên đến 42,72%; ngành thương mại- dịch vụ năm 2008 chiếm 16,69% năm 2009 tăng lên 19,34%. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh và chiếm vị trí dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế, với giá trị 502,27 tỷ đồng chiếm 47,49% tăng 206,67 tỷ đồng , ngành nông - lâm -ngư đạt 290,20 tỷ đồng chiếm 27,44% giảm 51,56 tỷ đồng và thương mại dịch vụ đạt 265,19 tỷ đồng chiếm 25,07% tăng 137,49 tỷ đồng so với năm 2008. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra vẫn còn chậm. Từ đó đặt ra một thách thức cho huyện nhà cần phải có một cơ cấu kinh tế

Đại học Kinh tế Huế

tương đối hợp lý phù hợp với phương hướng phát triển chung của đất nước: chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ- du lịch, đưa Lộc Hà từ một huyện nông nghiệp sớm trở thành huyện có công nghiệp dịch vụ và du lịch phát triển.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

Huyện Lộc Hà có các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, biển, thuận lợi về giao thông nên có điều kiện để pháttriển đa dạng các ngành nghề kinh tế nông - lâm -ngư - diêm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch. Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông -lâm - ngư nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng khá. Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có sức khoẻ. Đây sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, hệ thống thuỷ lợi thiếu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Huyện có nguồn lao động dồi dào nhưng trìnhđộ học vấn chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu hạn chế cho việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm diện tích lớn chiếm 14,71% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (năm 2010) cho thấy huyện chưa khai thác hết tiềm năng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bên cạnh đó còn nhiều vấn đề bất cập trong sử dụng đất. Đất đai trên địa bàn huyện có độ màu mỡ thấp, không có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Huyện Lộc Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm thường bị ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinhtế- xã hội, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp làm cho đất bị ngập úng, rửa trôi, xói mòn làm suy giảm chất

lượng đất đai.Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)