PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà
2.2.1 Tình hìnhđất nông nghiệp.
Sơ đồ 1: Sơ đồ phân tích hiện trạng đất nông - lâm nghiệp
Huyện Lộc Hà có ba dạng địa hìnhđược phân biệt rõ nét,đó là dạng địa hìnhđồi núi, địa hình ven biển và địa hình vùng đồng bằng. Mỗi dạng địa hình có ưu thế phát triển riêng, địa hình vùng đồi núi thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp với hai loại hình rừng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Vùng đồng bằng thích hợp với việc thâm canh cây lúa, ngoài ra còn phát triển kết hợp với các loại cây màu như đậu, lạc, vừng….. Vùng ven biển chủ yếu thích hợp với việc trồng rừng phòng hộ chống cát bay và các loại cây màu.
Hiện tại, ngành nông - lâm nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2008 là 5.036,79 ha, chiếm 70,63% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, năm 2009 diện tích này giảm xuống còn 5.032,10 ha chiếm 72,05% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2009 đã giảm 4,69 ha (giảm 0,09%) so với năm 2008. Năm 2010 diện tích đất sản xuất
Đại học Kinh tế Huế
nông nghiệp là 5.015,96 ha chiếm 72% và so với năm 2008 diện tích này giảm 20,83 ha (giảm 0,41%). Trong khi đất trồng cây hàng năm biến động giảm 4.219,69 ha (năm 2008), xuống còn 4.208,40 ha (năm 2009) và năm 2010 chỉ còn 4.192,26 ha thì đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng, cụ thể năm 2008 là 817,10 ha đến năm 2009 là 823,70 ha tức tăng 6.6 ha so với năm trước. Đất trồng cây hằng năm giảm là do một phần diện tích được chuyển sang đất ở nông thôn, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát triển đô thị, hạ tầng cơ sở, khu dân cư, công trình công cộng, khu cụm công nghiệp….
là một thực tế phải chấp nhận. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi phải có các phương án ổn định phát triển sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và lợi ích lâu dài. Trong một số trường hợp đặc biệt, đối vớinhững công trình mang tính chất bắt buộc mới cần thiết phải cân nhắc chuyển đổi một phần diện tích nông nghiệp sang diện tích phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp để cải tạo đất, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh, tăng vụ,nâng cao hệ số sử dụng đất.
Diện tích đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm, năm 2008 là 1.687,25 ha, năm 2009 là 1.516,71 ha giảm 170,54 ha so với năm 2008, đến năm 2010 giảm xuống còn 1.515,33 ha. Đất rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất 1.162,48 ha năm 2008, năm 2009 là 1.066,01 ha, giảm 96,47 ha. Diện tích đất lâm nghiệp giảm là do có một phần diện tích đất rừng sản xuất chuyển sang đất ở nông thôn, phần khác chuyển sang đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và đất có mục đích công cộng.
Đất nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 220,71 ha, đến năm 2009 là 248,83 ha tăng 28,12 ha so với năm trước.
Trong nhóm đất nông nghiệp diện tích đất làm muối có xu hướng biến động ít và ổn định qua các năm cụ thể năm 2008 là 185,88 ha chiếm 2,61% trong tổng diện tích đất tự nhiên, giảm xuống còn 185,82 ha năm 2009 sau đó giữ nguyên diện tích này đến năm 2010.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lộc Hà qua các năm 2008- 2010.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2008
ha % ha % ha % +/- % +/- %
Tổng diện tích đất tự nhiên 11.853,06 - 11.853,06 - 11853,06 - 0,00 0,00 0,00 0,00 Đất nông nghiệp 7.130,81 100 6.983,64 100 6.966,12 100 -147,17 97,94 -164,69 97,69 1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.036,79 70,63 5.032,10 72,05 5.015,96 72,00 -4,69 99,9 -20,83 99,59 1.1.Đất trồng cây hằng năm 4.219,69 59,17 4.208,40 60,26 4.192,26 60,18 -11,29 99,73 -27,43 99,35 - Đất ruộng lúa 3.783,51 53,06 3.783,02 54,17 3.770,77 54,13 -0,49 99,99 -12,74 99,66 - Đất trồng cây hằng năm
khác 436,18 6,12 425,38 6,09 421,49 6,05 -10,80 97,52 -14,69 96,63
1.2 Đất trồng cây lâu năm 817,10 11,46 823,70 11,79 823,70 11,82 6,6 100,81 6,6 100,81 2. Đất lâm nghiệp 1.687,25 23,64 1.516,71 21,72 1.515,33 21,75 -170,54 89,89 -171,92 89,81 2.1. Đất rừng sản xuất 542,77 7,61 450,70 6,45 449,32 6,45 -92,07 83,04 -93,45 82,78 2.2.Đất rừng phòng hộ 1.162,48 16,30 1.066,01 15,26 1.066,01 15,30 -96,47 91,70 -96,47 91,70 3. Đất nuôi trồng thủy sản 220,71 3,10 248,83 3,56 248,83 3,57 28,12 112,74 28,12 112,74 4. Đất nông nghiệpkhác 0,18 0,00 0,18 0,00 0,18 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5. Đất làm muối 185,88 2,61 185,82 2,66 185,82 2,66 -0,06 99,97 -0,06 99,97 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Hà)
Đại học Kinh tế Huế
31 2.2.2 Cơ cấu diện tích đất canh tác
Diện tích đất canh tác giảm dần qua các năm, năm 2008 là 4.219,69 ha, năm 2009 là 4.208,40 ha giảm 11,29 ha (giảm 0,27%)so với năm trước, đến năm 2010 diện tích này còn 4.192,26 ha giảm 27,43 (giảm 0,65%) ha so với năm 2008.
Diện tích trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất canh tác và giảm qua các năm, cụ thể năm 2008 là 3.783,51 ha, chiếm 89,66 %, năm 2009 là 3.783,02 ha, chiếm 89,89%, năm 2010 là 3.770,77 ha, chiếm 89,95%. Trong vòng 3 năm diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống 12,74 ha (giảm 0,34%).
So với diện tích trồng lúa diện tích trồng cây hằng năm khác giảm mạnh hơn. Cụ thể năm 2008 diện tích trồng cây hằng năm khác là 436,18 ha, năm 2009 là 425,38 ha giảm 10,8 ha (giảm 2,48%) so với năm trước đến năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 421.49 ha giảm 14,69 ha (giảm 3,37%) so với năm 2008.
Bình quân diện tích canh tác trên lao động nông nghiệp giảm qua các năm. Năm 2008 là 1.110,62 m2, năm 2009 là 1.107,18 m2 và năm 2010 là 1.099,67 m2.
Đất canh tác là loại đất đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần cung cấp nguồn lương thực –thực phẩm cho con người, cung cấp nông sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn củahuyện Lộc Hà còn khá lớn vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích, hổ trợ vốn đểkhai hoang mở rộng diện tích canh tác, góp phần ổn định đời sống sản xuất của người dân.
Đại học Kinh tế Huế
32 Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất canh tác huyện Lộc Hà giai đoạn 2008- 2009
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2008
ha % ha % ha % +/- % +/- %
* Đất canh tác 4.219,69 100 4.208,40 100 4.192,26 100 -11,29 -0,27 -27,43 -0,65
-Đất trồng lúa 3.783,51 89,66 3.783,02 89,89 3.770,77 89,95 -0,49 -0,13 -12,74 -0,34
-Đất trồng cây hằng năm khác 436,18 10,34 425,38 10,11 421,49 10,05 -10,8 -2,48 -14,69 -3,37
* Các chỉ tiêu BQ - - - -
-BQ đất canh tác/hộ NN (M2) 2.698,18 - 2.803,17 - 2.682,19 - 105 3,89 -15,99 -0,69
-BQ đất canh tác/LĐNN (M2) 1.110,62 - 1.107,18 - 1.099,67 - -3,44 -0,31 -10,95 -0,98 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Hà)
Đại học Kinh tế Huế
- Diện tích cây trồng hằng năm
Tổng diện tích gieo trồng của có xu hướng giảm dần qua các năm và được thể hiện ở bảng 7. Năm 2008 tổng diện tích gieo trồng là 9.591,1 ha, năm 2009 là 9.487,2 ha giảm 103,9 ha so với năm trước, năm 2010 là 9.392,5 ha giảm 198,6 ha so với năm 2008.
Trong tổng diện tích gieo trồng thì cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008 là 5.550,1 ha chiếm 57,87% diện tích cây lương thực, năm 2009 là 5.675,5 ha chiếm 59,82% tăng 125 ha so với năm trước và năm 2010 giảm xuống 5.556,5 ha và chiếm 59,16% tăng 6,4 ha so với năm 2008.
Là cây trồng cung cấp nguồn lương thực- thực phẩm hết sức quan trọng cho con người nên trong tổng diện tích gieo trồng cây lúa chiếm diện tích lớn nhất. Tuy nhiên qua các năm diện tích lúa khôngổn định, cụ thể năm 2008 là 5.535,1 ha chiếm 57,71%
trong tổng diện tich cây lương thực,năm 2009 thì tăng lên đến 5.581,6 ha và chiếm tỷ lệ là 58,83% trong cây lương thực và đến năm 2010 giảm xuống 5.369,5 ha chiếm đến 57,16 % diện tích gieo trồng cây lươngthực.
Trong những năm gần đây diện tích ngô không ngừng tăng lên qua các năm.
Năm 2008 diện tích ngô mới chỉ là 15 ha chiếm con số rất nhỏ trong tổng cây lương thực 0,17% đến năm 2009 diện tích này tăng lên đến 93,5 ha chiếm 0,98% tăng 78,5 ha so với năm trước, đăc biệt đến năm 2010 là 187,2 ha chiếm 1,99% tăng 172,2 ha so với năm 2008.
Diện tích đứng thứ hai phải kể đến đó là diệntích cây công nghiệp hằng năm như lạc, vừng, mía....Đây có thể nói là những cây công nghiệp góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập người dân. Năm 2008 là 1.856,9 ha chiếm 19,59%, năm 2009 là 1.787,4 ha chiếm 18,84%, năm 2010 là 1.884,5 ha chiếm 20,0%.
Cây thực phẩm như rau, đậu các loại có diện tích nhỏ nhất trong tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm, xu hướng biến động không ổn định qua các năm. Năm 2008 là 949,1 ha , năm 2009 tăng lên 1.008,1 ha tăng 59 ha so với năm trước, đến năm 2010 giảm xuống còn 941,8 ha. Có sự giảm xuống này là vì diện tích gieo trồng ớt, đậu giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 diện tích ớt là 15 ha nhưng đến năm 2010 chỉ xuống còn 0,5 ha. Diện tích đậu các loại cũng giảm qua các năm, năm 2008 là 359,9
Đại học Kinh tế Huế
ha, năm 2009 giảm xuống còn 254,3 ha giảm 105,6 ha và đến 2010 là 268,4 ha giảm 91,5 ha so với năm 2008. Theo ý kiến của các hộ nông dân, trong những năm gần đây năng suất đậu đạt được không đáng kể nên họ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có năng suất cao hơn.
Qua bảng sốliệu ta thấy, hệ số sử dụng đất giảm qua các năm cụ thể năm 2008 là 2,27; năm 2008 là 2,25; năm 2010 là 2,24 đây có thể nói là một dấu hiệu tiêu cực. Như đã nóiở phần trên, hệ số sử dụng đất là chỉ tiêu phản ánh trìnhđộ sử dụng đất canh tác hay mức độ quay vòng đất canh tác trong năm. Nếu hệ số sử dụng đất cao là biểu hiện của việc khai thác tận dụng tốt diện tích đất nông nghiệp.
Hệ số sử dụng đất giảm chứng tỏ vòng quay luân canh cây trồng trên địa bàn huyện chưa hợp lý, chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả của đất đai. Trong những năm sắp tới, các cấp chính quyền cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn giúp bà con nông dân ổn định sản xuất mở rộng diện tích canh tác, tăng số lần gieo trồng trên diện tích đất sẳn có góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất. Mặt khác, đầu tư cho khoa học công nghệ để tìm ra các giống mới có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, sâu bệnh, tạo ra hệ thống cây trồng cho năng suất cao, góp phần cải thiện đời sống, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, ổn định sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6 : Diện tích các loại cây trồng hằng năm của huyện Lộc Hà giai đoạn 2008 – 2010
Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010 2009/2008 2010/2008
ha % ha % ha % +/ - % +/ - %
I. Tổng DT đất canh tác 4.219,69 - 4208,40 - 4.192,26 - -11,29 -0,27 -15,74 -3,74 II.Tổng DT gieo trồng 9.591,1 100 9.487,2 100 9.392,5 100 -103,9 -1,08 -198,6 -2,07 1. Cây lương thực 5.550,1 57,87 5.675,1 59,82 5.556,5 59,16 125 2,25 6,4 0,11
- Lúa 5.535,1 57,71 5.581,6 58,83 5.369,3 57,16 46,5 0,84 -165.8 -3
-Ngô 15 0,17 93,5 0,98 187,2 1,99 78,5 523,3 172,2 1148
2. Cây chất bột có củ 1202 12,53 1.012,1 10,69 1.008,4 10,74 -180,9 -15,4 -193,6 -16,11
- Sắn 58 - 52 - 55 - -5 -8,62 -3 -5,17
- Khoai 1103 - 960 - 953,2 - -143 -12,96 -149,8 -13,58
- Cây chất bột khác 41 - 0,1 - 0,2 - -40,9 -99,76 -40,8 -99,51
3. Cây thực phẩm 949,1 9,90 1.008,1 11,47 941,8 10,03 59 6,22 -7,3 -0,77
- Rau các loại 589,2 - 753,8 - 673,4 - 164,6 27,94 84,2 14,29
-Ớt 15 - - 0,5 - -15 -100 -14,5 -96,67
-Đậu các loại 359,9 - 254,3 - 268,4 - -105,6 -29,34 -91,5 -25,42
4. Cây CN hằng năm 1.856,9 19,39 1.787,4 18,84 1.884,5 20,06 -69,5 -3,74 27,6 1,49
- Lạc 1.643 - 1.499,8 - 1.553,2 - -143,1 -8,71 -89,8 -5,46
- Vừng 214 - 287,6 - 352,2 - 73,6 34,39 138,2 64,58
- Mía - 1,5 - 1,3 - 1,5 - 1,3 -
5. DT cây HN khác 33,0 0,34 3 0,00 0,00 -30 -90,91 -33,0 -100
Hệ số sử dụng đất 2,27 - 2,25 - 2,24 - -0,02 - -0,03 -
(Nguồn: Phòng NN và PT NT huyện Lộc Hà)
Đại học Kinh tế Huế