Tổng hợp các ý kiến đánh giá về chất lượng đất trên địa bàn huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.4. Biến động chất lượng đất

2.4.1 Tổng hợp các ý kiến đánh giá về chất lượng đất trên địa bàn huyện Lộc Hà

Khi tiến hành điều tra biến động chất lượng đất trên địa bàn huyện hiện nay, trong tổng số 40 hộ dân có 5 hộ cho rằng đất đai suy giảm rất ít chiếm 12,5 %; 10 hộ cho rằng đấtsuy giảm vừa chiếm 25 %; 18 hộ cho rằng đất đai suy giảm nhiều chiếm 45% và 5 hộ cho rằng chất lượng đất đai suy giảm trầm trọng 12,5%; có 2 hộ cho rằng chất lượng đất không suy giảm chiếm 5%.

Trong 30 cán bộ nông nghiệp được phỏng vấn có 2 người cho là chất lượng đất suy giảmrất ít; 13 người cho rằng đất đai suy giảm mức độ vừa chiếm 43,33% và 15 người cho rằng chất lượng đất đang có biểu hiện suy giảm nhiều chiếm 50%. Không có ý kiến nào cho rằng đất có biểu hiện suy giảm trầm trọng và không suy giảm.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 13 : Đánh giá chất lượng đất đai

Chỉ tiêu

Người dân Cán bộ nông nghiệp Số lượng

(hộ)

Phần trăm (%)

Số lượng (người)

Phần trăm (%)

Suy giảm rất ít 5 12,5 2 6,66

Suy giảm vừa 10 25 13 43,33

Suy giảm nhiều 18 45 15 50

Suy giảm trầm trọng 5 12,5 0 0,00

Không suy giảm 2 5 0 0,00

Tổng số 40 100 30 100

(Nguồn: Điều tra thực địa) - Biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất

Chất lượng đất trên địa bàn huyện hiện nay đang dần bị giảm sút với nhiều biểu hiện, khi phỏng vấn 40 hộ có 35/40 hộ cho rằng đất không còn tươi xốp như trước đây và trở nên chai cứng hơn;40/40 hộcho rằng đất ngày càng chua hơn; 32/40 cho rằng đất trở nên bạc màu; 25/40 hộ cho rằng đấtngày càng có ít vi sinh vật hơn; 23/40 hộ cho rằng đất giữ nước kém hơn.

Trong tổng số 30 cán bộ nông nghiệp có 27/30 người cho rằng đất không tươi xốp và trở nên chai cứng; 30 người đều nhận định là đất trở nên chua hơn; 23/30 ý kiến cho rằng đất trở nên bạc màu; 21/30 người cho rằng đất ngày càng thấy ít vi sinh vật;

16/30 người cho rằng đất hiện nay có khả năng giữ nước kém hơn.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 14: Biểu hiện của sự suy giảm chất lượng đất

Biểu hiện

Người dân Cán bộ nông nghiệp Số lượng

(hộ)

Phần trăm (%)

Số lượng (người)

Phần trăm (%)

Đất không tươi xốp, chai cứng 35/40 87,5 27/30 90

Đất chua hơn 40/40 100 30/30 100

Đất bạc màu 32/40 80 23/30 76,67

Đất có ít vi sinh vật (giun..) 25/40 62,5 21/30 70

Đất giữ nước kém 23/40 57,5 16/30 53,33

Tổng số 40 100 30 100

(Nguồn: Điều tra nông hộ) Một số diện tích đất trước đây được bà con nông dân dùng trồng sắn và các loại cây khác nhưng hiện nay đã trở nên bạc màu, cho năng suất cây trồng thấp nên dần bị bỏ hoang.( hình 5)

Hình 5:Đất trước đây dùng trồng sắn và các loại cây màu

Đại học Kinh tế Huế

- Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng đất.

Bảng 15: Nguyên nhân suy giảm chất lượng đất

Nguyên nhân

Người dân Cán bộ nông nghiệp Số lượng

(hộ)

Phần trăm (%)

Số lượng (người)

Phần trăm (%)

Do điều kiện thời tiết 35/40 87,5 13/30 43,33

Do tập quán canh tác không bền

vững 22/40 55 30/30 100

Do hệ thống thủy lợi thiếu, yếu 23/40 57,5 17/30 56,67

Do vấn đề rác thải 17/40 42,5 26/30 86,67

(Nguồn: Điều tra năm 2011)

Khi được phỏng vấn về nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng đất trên địa bàn huyện hiện nay, trong tổng số 40 hộ có 35/40 hộ cho là chất lượng đất giảm xuống là do điều liện thời tiết nắng lắm mưa nhiều của vùng nhiệt đới làm cho đất đai thường bị ngập úng trong mùa mưa lũ và khô hạn trong mùa nắng nóng; có 22/40 hộ cho là do tập quán canh tác không bền vững; 23/40 hộ cho là do hệ thống giao thông thủy lợi trên địa bàn huyện còn thiếu và yếu không đáp ứng đủ cho việc tưới tiêu; 17/40 hộ cho là do rác thải vào môi trường đất. Như vậy, theo đánh giá từ phía các hộ nông dân đa phần cho là chất lượng đất giảm sút là do điều kiện thời tiết và hệ thống thủy lợi còn thiếu chưa được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Khi phỏng vấn 30 cán bộ nông nghiệp, có 13/30 người cho là chất lượng đất suy giảm do điều kiện thời tiết, 30/30 người cho rằng tập quán canh tác của bà con chưa hợp lý; 17/30 cho là hệ thống thủy lợi ở một số nơi trên địa bàn huyện còn thiếu; có 26/30 người cho là do rác thải từ sinh hoạt, bao bì thuốc BVTV …chưa được xử lý đúng cách thải vào đất. Phần lớn các cán bộ nông nghiệp cho rằng chất lượng đất giảm xuống là do tập quán canh tác không bền vững, do vấn đề rác thải vào môi trường đất.

Là một huyện có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với các vấn đề trong công tác sử dụng đất như hiện nay sẽ có nhiều nguy cơ làm cho đất bị suy giảm. Đây là một bài toán đang được đặt ra cho chính quyền và nhân

Đại học Kinh tế Huế

dân huyện Lộc Hà để khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất một cách hợp lý và bền vững.

Một phần của tài liệu Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp ở huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)