PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế sự suy giảm chất lượng đất đai trên địa bàn huyện Lộc Hà
3.3.1 Giải pháp chính sách đất đai
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất trên quy mô toàn huyện: Việc điều tra, đánh giá hiện trạng môi trương đất là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các chiến lược, chính sách và biện pháp bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực đến tài nguyên đất, sử dụng và cải tạo đất hợp lý. Việc làm này chưa từng được triển khai do vậy nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất là phải nắm vững hiện trạng môi trường đất trên quy mô toàn Tỉnh, toàn huyện.
- Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà Nước.
- Bảo vệ và khoanh nuôi, phủ xanh toàn bộ đất trống và đồi núi trọc.
3.3.2 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất
- Hoàn thành việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Việc lập quy hoạch, kế hoach sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng). Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả của nó.
Kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất của cả nước, cả tỉnh, từng địa phương cần được lồng ghép với từng định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải cân nhắc rất kỹ các nội dung và nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên đất, nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sử dụng đất.
Đại học Kinh tế Huế
3.3.3 Giải pháp về phương thức canh tác.
- Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn đang còn tồn tại một số hình thức canh tác kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Do vậy, cần phải thay đổi các phương thức cũ như trên diện tích trồng lạc có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác như cây họ đậu, ngô... vừa tăng diện tích gieo trồng vừa cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Cần mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh cây trồng, ở những nơi trồng lúa có năng suất thấp có thể chuyển sang trồng đậu sẽ cho năng suất cao hơn.
- Ở các vùng đất trồng lúa hai vụ: Lúa Đông Xuân- Lúa Hè Thu hoặc Lúa Đông Xuân - Lúa mùa nên đưa vào trồng các cây vụ đông như ngô, rau, cây họ đậu sẽ làm gián đoạn chu kỳ phát triển của sâu bệnh, vừa nhằm tăng diện tích gieo trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa là một biện pháp cải tạo đất rất tốt.Trên diện tích đất thường xuyên bị ngập úng nên áp dụng mô hình lúađông xuân –cá, vừa góp phần cải tạo đất, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.
- Đẩy mạnh thâm canh, luân canh, xen canh trên tất cả các diện tích đất nông nghiệp hiện có và cả trên diện tích mới khai hoang. Đồng thời tích cực mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang tăng vụ.
+ Về thâm canh: Đây là biện pháp cơ bản lâu dài để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hànghóa theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vì vậy, thâm canh cần phải được thực hiện ngay từ đầu, toàn diện, liên tục và ngày càng cao. Thực hiện thâm canh là khai thác đặc điểm hết sức quý báu về “khả năng sinh lời vô hạn của ruộng đất”. Quá trình thâm canh tức là đầu tư thêm vốn vào một đơn vị diện tích canh tác bằng nhiều phương pháp như: sức kéo, máy móc, giống, phân bón… đã được cải tạo và áp dụng một phương pháp canh tác tiên tiến.
+ Về tăng vụ: Tăng vụ là biện pháp mở rộng diện tích bằng cách tăng thêm số lần trồng trên đất đai đã trồng trọt. Về thực chất tăng vụ vừa thực hiện khai thác đất đai theo chiều rộng, vừa theo chiều sâu. Để tăng vụ có hiệu quả kinh tế cao cần giải quyết các vấn đề kinh tế kỹ thuật sau:
Đại học Kinh tế Huế
Sử dụng linh hoạt những giống cây ngắn ngày có năng suất cao, ổn định.
Chọn tập đoàn giống cây trồng thích hợp và xây dựng hệ thống luân canh khoa học với từng loại ruộng đất.
Bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật và lao động, trước hết là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc phòng trừ dịch bệnh, tưới tiêu và thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến của cả chu kỳ luân canh trên các diện tích tăng toàn vụ.
3.3.4 Một số giải pháp khác hạn chế suy giảm chất lượng đất đai
- Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất cả về số lượng và chất lượng: Tăng cường sử dụng bền vững quỹ đất đai ở tất cả các cấp và đối với tất cả chủ sử dụng đất trên nguyên tắc “ tiết kiệm đất”, bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
- Quan tâm tới việc quản lý lưu vực, phát triển thủy lợi: Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi giữ cân bằng sinh thái và hạn chế các hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, bạc màu, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn…..
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu: Việc sử dụng đất hợp lý nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, song bảo vệ đất không chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất.
- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu, xây dựng mô hình để vừa tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất vừa phát huy mặt mạnh của tài nguyên và môi trường đất. Nâng cao hệ số sử dụng đất bằng các biện pháp thâm canh, bồi dưỡng nâng cao độ phì của đất.
- Chú trọng đến công tác thu gom và xử lý rác thải, nước thải, cần phải có kế hoạch xây dựng các bãi rác thải tập trung hạn chế việc vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là môi trường đất.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn và có các biện pháp khuyến khích bà con nông dân tham gia. Trang bị cho họ các thông tin về phương thức sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV. Khuyến khích nông dân dành riêng một nơi để bảo quản bình phun
Đại học Kinh tế Huế
thuốc và thuốc chưa được sử dụng, thu hồi, chôn bao bì đựng thuốc sau khi sử dụng. Sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ như dùng thân cây họ đậu, bèo dâu, phụ phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, lá cây …) ủ để bón cho cây trồng, phân gia súc, gia cầm được trộn với rơm rạ, phân bắc hoai mục trong tro bếp, tro nước giải là những loại phân rất tốt cho cây trồng và cải thiện cấu tượng của đất, nhằm hạn chế bớt việc sử dụng phân hóa học.
- Áp dụng các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh, dịch bệnh và các điều kiện phát triển không thuận lợi nhằm hạn chế bớt việc sử dụng thuốc BVTV vào sản xuất nông nghiệp.
- Vệ sinh đồng ruộng là một phương pháp rẻ tiền mà rất có hiệu quả trong phòng trừ sâu bệnh. Tàn dư thực vật được thu gom, đem đốt hoặc ủ để tăng nguồn hữu cơ cho đồng ruộng và tiêu diệtmầm bệnh. Việc phát bờ, phủ bờ cũng có tác dụng tương tự.
3.3.5 Giải pháp về kinh tế
- Hỗ trợ nguồn vốn cho bà con nông dân yên tâm sản xuất, tích cực tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng cần đến vốn nhưng do tích chất, đặc điểm của từng ngành khác nhau nên nhu cầu về vốn là hoàn toàn khác nhau. Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố quyết định đến quá trình đầu tư cho sản xuất. Nông dân thường là những người có nhu cầu vay vốn rất lớn. Vì vậy, cần có giải pháp cho vay với thời hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, đồng thời tăng cường vai trò của các tổ chức, hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ giúp người dân vay vốnmột cách nhanh chóng, dể dàng để tiến hành sản xuất.
3.3.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Chú trọng công tác thủy lợi trên địa bàn toàn huyện.
Từ bao đời nay, ông cha ta đã khẳng định: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Trong nông nghiệp thì nước là yếu tố hàng đầu, quan trọng quyết định đến năng suất của
Đại học Kinh tế Huế
cây trồng. Với tầm quan trọng đó thì chính quyền địa phương cần phải chú trọng, quan tâm đến công tác thủy lợi, tăng cường công suất ởcác trạm bơm tưới, tiêu. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như kênh mương, đập nước, trạm bơm...phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng.
Đại học Kinh tế Huế