3) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (Sức sinh lời)
3.3.2 Đối với công ty là mục tiêu của hoạt động M&A:
3.3.2.1 Giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp khỏi những cách thức thực hiện thâu tóm và hợp nhất:
Ngoài việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thôn tính từ hệ thống luật pháp của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ, tự cứu mình trước. Điều này thể hiện khả năng phòng thủ cũng như bản lĩnh của mỗi doanh nghiệp, một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại hay không? Đối với mỗi một cách thức thâu tóm, hợp nhất công ty thường được sử dụng như: chào thầu, lôi kéo cổ đông bất mãn, thương lượng tự nguyện với hội đồng quản trị và ban điều hành, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua tài sản công ty... Các công ty phải có nhưng biện pháp, chiến lược riêng của mình để tự bảo vệ trước nguy cơ bị thôn tính bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác.
Đối với hình thức chào thầu
Công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt toàn bộ công ty mục tiêu sẽ đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Các công ty thực hiện thôn tính theo hình thức này thường
132
huy động nguồn tiền mặt bằng cách: (i) sử dụng thặng dư vốn, (ii) huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, (iii) vay từ các tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu“ là ban quản trị công ty mục tiêu sẽ bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổ đông của công ty mục tiêu.
Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị công ty mục tiêu không thể từ chối một giá chào thầu cao như thế vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Nhưng doanh nghiệp có thể “chiến đấu“ lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp, bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra mức giá chào thầu cao hơn nữa của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng. Hoặc trong trường hợp tệ nhất, khi không thể thuyết phục được các cổ đông, ban điều hành công ty có thể sử dụng chiến lược “hiệp sĩ tốt bụng”(white knight). White Knight là một chiến lược mà công ty sắp bị thôn tính bán phần lớn cổ phần của mình cho đối thủ canh tranh với công ty đang muốn thôn tính mình nhằm gây bất lợi cho công ty này.
Đối với hình thức lôi kéo cổ đông bất mãn
Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào hội đồng quản trị mới. Điển hình là trường hợp Bình Thiên An “thâu tóm thù địch” với Descon (DCC) đã giới thiệu ở chương III.
Để ngăn ngừa hình thức thôn tính này, ban quản trị của công ty bị sáp nhập có thể đi trước một bước bằng cách sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngay từ trong điều lệ công ty. Sự phân quyền luân chuyển giữa ban điều hành và ban quản trị sẽ khiến cho đối nếu thủ muốn tấn công bằng con đường lôi kéo cổ đông bất mãn để nhằm thao túng với quyền biểu quyết lên đại hội cổ đông để từ đó bầu ra hội đồng quản trị mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
3.3.2.2 Giải pháp doanh nghiệp tự bảo vệ mình bằng vũ khí kinh tế
Cách phòng thủ hiệu quả nhất để chống lại nguy cơ bị thôn tính như trên là theo đuổi chiến lược niêm yết cổ phiếu ở mức giá cao. Chiến lược này sẽ buộc “kẻ tấn công“ phải trả cổ phiếu ở mức giá không còn sinh lợi sau việc thôn tính.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng phương thức trên. Bởi để có thể theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp phải đảm bảo được những kết quả kinh
133
doanh thực sự ấn tượng thì các cổ phiếu được niêm yết với mức giá cao như vậy mới có thể có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó khi đặt một mức giá cao cho cổ phiếu, doanh nghiệp còn cần để ý đến một nguy cơ thôn tính khác được thực hiện thông qua đề nghị trao đổi cổ phiếu công khai giữa doanh nghiệp thôn tính với các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp bị thôn tính. Như vậy, doanh nghiệp đi thôn tính sẽ chẳng bỏ ra một xu nào cho vụ thôn tính và việc đặt giá cổ phiếu thật cao sẽ chẳng có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thôn tính.
Trên thế giới, phương pháp này được sử dụng khá nhiều, chẳng hạn như việc Tập đoàn dầu lửa Pháp Totalfina đã thôn tính xong Công ty ELF vào năm 2000, và Tập đoàn viễn thông Anh Quốc, Vodafone cũng gom trọn Tập đoàn Đức, Manesman. Do đó, để bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ bị thôn tính, vũ khí kinh tế không phải là duy nhất.
Bên cạnh đó việc tăng trưởng ngoại sinh cũng có thể bảo vệ doanh nghiệp, với điều kiện cuộc chạy đua mở rộng quy mô tầm vóc không ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh và làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Những giải pháp cấp cứu
Trong trường hợp những giải pháp nêu trên không đủ để đẩy xa nguy cơ bị thôn tính, doanh nghiệp có thể tìm cách tạo ra một vụ thôn tính cạnh tranh với điều kiện giá chào của bên thôn tính “hữu nghị“ phải cao hơn giá của bên thôn tính “thù địch“ đưa ra. Giải pháp này khó khả thi vì nó chẳng khác gì doanh nghiệp phải bỏ một cái giá rất cao để tự mua lại chính mình. Việc tăng vốn trong giai đoạn nguy hiểm này cũng được coi là một trong những biện pháp chống lại nguy cơ bị thôn tính, vì doanh nghiệp sẽ thực hiện được hai mục đích. Thứ nhất, làm tăng mức giá thôn tính và chi phí. Thứ hai, củng cố quyền kiểm soát và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện phương pháp này thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu thông qua hình thức thưởng hoặc quyền mua tỷ lệ.
Còn rất nhiều biện pháp chống lại nguy cơ bị thôn tính, nhưng lợi nhuận mà bên thôn tính trả giá cao mang lại là rất lớn, nếu từ chối sẽ là thiệt thòi lớn cho các cổ đông. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là phải phát triển lớn mạnh cả về nội sinh lẫn ngoại sinh nhằm mở rộng thị phần và chống lại nguy cơ bị thôn tính.
3.3.2.3 Giải pháp tăng cƣờng sức mạnh nội tại của doanh nghiệp
Tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường. Nhu cầu này bắt nguồn từ cả phía cung lẫn phía cầu, dần dần biến đổi và phát triển về chất. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều sâu
134
và chiều rộng. Doanh nghiệp nào tốt sẽ tồn tại, phát triển, doanh nghiệp nào chưa tốt sẽ bị phá sản, thôn tính... Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tất yếu sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Đây chính là nền tảng để thị trường M&A phát triển.
3.3.2.4 Coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin
Doanh nghiệp phải thực sự coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ và sự biến động của thị trường thế giới. Các công ty muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nên lập hẳn một bộ phận nghiên cứu và chuẩn bị một chiến lược rõ ràng, tránh tình thế bị động khi giao dịch với nhau.
Các doanh nghiệp khi có ý định mua một doanh nghiệp khác cần phải tìm hiểu thật kỹ về văn hoá, môi trường hoạt động, thế mạnh, điểm yếu và khả năng khắc phục những khó khăn trước mắt, đặc biệt là phải xem xét thị trường hiện tại cũng như thị trường tiềm năng của doanh nghiệp đó. Tránh tình trạng mua một cách ngẫu hứng, không có kế hoạch.
Các doanh nghiệp nên chủ động minh bạch hoá sổ sách, báo cáo tài chính của mình. Điều đó có lợi cho sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện mua bán, sáp nhập.