Các nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Quy trình mua bán sát nhập doanh nghiệp và thực trạng tình hình mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 115 - 140)

3) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (Sức sinh lời)

3.1.1 Các nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A trong thời gian tới:

Xu hướng M&A ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh hơn. Điển hình như vụ Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland bỏ ra 16,5 triệu USD để sở hữu 52% khách sạn Omni Sài Gòn. Trước đó, Quỹ này đã tung ra 43 triệu USD để giành quyền sở hữu 70% khách sạn Hilton từ tay các nhà đầu tư Đức và Áo. Sau đó là hàng loạt thương vụ lớn khác như: vụ mua bán của Tập đoàn HiPT và New horison tại Việt Nam, giữa Pacific Airline và Quantas, giữa Daii-Chi và Bảo Minh CMG, giữa HSBC và Techcombank, và gần đây nhất là vụ Công ty Thiên Minh, doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong ngành du lịch, khách sạn mua lại 100% cổ phần của một doanh nghiệp nước ngoài là chuỗi khách sạn Victoria tại Việt Nam của Công ty EEM Victoria Hong Kong với giá trị cao nhất từ trước đến nay - 45 triệu USD. Cùng với các thương vụ cụ thể như vậy, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty tư vấn trong lĩnh vực M&A và nhượng quyền thương hiệu cũng phần nào cho thấy rõ xu hướng này trong tương lai. Tại Việt Nam, đã có một số doanh nghiệp được coi là chuyên nghiệp trong lĩnh vực M&A như: IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, và mới đây là ICE. Đồng thời nhiều doanh nghiệp đã thành lập bộ phận chuyên trách về M&A.

Như vậy, tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động M&A ngày càng được các doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm. Thêm vào đó, dựa vào thực tế hoạt động M&A diễn ra ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể dự báo một tương lai phát triển của lĩnh vực này trong thời gian sắp tới. Sở dĩ, dự báo được một thị trường M&A đầy hứa hẹn và tiềm năng là do một số cơ sở:

 Sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế trong những năm trước đã làm xuất hiện nhiều công ty trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán, Kế toán kiểm toán,... Mặc dù hiện nay tình hình kinh tế đang trong lúc khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng tính cạnh tranh trong các ngành này vẫn không kém phần khốc liệt. Vì thế, các công ty sẽ có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển, chỉ có liên kết thì hiệu quả kinh tế nhờ vào quy mô mới có thể phát huy tác dụng.

 Việc ra đời các Luật về kinh doanh như Luật Chứng khoán năm 2006, Luật Đầu tư năm

116

chung và Thị trường M&A nói riêng có được những thông tin minh bạch hơn, tạo cơ sở pháp lý cho việc tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định của các doanh nghiệp khi vào bàn “hội nghị”, nhờ vậy thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tính đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhưng thực tế chỉ có khoảng 250.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, đồng bộ các loại thị trường,.... Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để hoạt động M&A tại Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hình thành nên một thị trường M&A trong những năm tới.

 Hoạt động M&A là lựa chọn tốt cho cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi họ đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam. Việt Nam đã và đang mở rộng cánh cửa lĩnh vực dịch vụ như Viễn thông, Ngân hàng, Tài chính, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện những dự án mới. Hơn nữa, với việc Mỹ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các hoạt động đầu tư, M&A và các dịch vụ kèm theo sẽ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

 Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường cạnh tranh tại ViệtNam, đòi hỏi

tất cả các doanh nghiệp phải nỗ lực phát triển không ngừng về dịch vụ sản phẩm và công nghệ, nếu không sẽ dễ dàng thụt lùi và bị đẩy ra ngoài cuộc chơi. Điều này sẽ dẫn đến việc kết hợp các doanh nghiệp lại với nhau nhằm tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và M&A là một đòi hỏi tất yếu của tiến trình này.

 Xu hướng hình thành các Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực cũng là một tiền

đề, tín hiệu tốt cho nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và là nhân tố giúp hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra thuận lợi hơn.

3.1.2 Xu hƣớng M&A trong thời gian tới:

Xu hướng M&A trong thời gian tới:

Thị trƣờng chứng khoán hấp dẫn, đầy tiềm năng:

Với tình hình thị trường chứng khoán thanh khoản ở mức thấp trong 6 tháng cuối năm 2010 và quý I/2011, chốt ở mức 480 điểm (VN-Index) và 84 điểm (HNX) ngày 29/04/2011, giao dịch ảm đạm, cầm chừng cho thấy nhiều chứng khoán trở nên khá rẻ trên cả hai sàn. Tính ra, chưa kể đến yếu tố cơ hội, việc mua các cổ phiếu này bây giờ còn có lợi hơn so những người góp vốn, cổ đông sáng lập ban đầu. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đang tận dụng cơ

117

hội này để thực hiện thâu tóm sáp nhập với giá rẻ nhằm mở rộng quy mô kinh doanh hoặc nhắm đến khối tài sản “màu mỡ” của các doanh nghiệp đang bị định giá thấp hơn giá trị thực trên sàn chứng khoán.

Ví dụ điển hình là CTCP Vimeco (VMC) niêm yết trên sàn HNX, vốn hóa thị trường hiện tại chỉ vào khoảng 250 tỷ đồng, bằng 1/4 so giá trị thị trường của một miếng đất Công ty đang sở hữu trên trục đường Phạm Hùng, đối diện Trung tâm Hội nghị quốc gia. Điều tương tự cũng xảy ra với một loạt DN niêm yết khác trên HOSE như Tanimex, Sotran... Nghịch lý hiện nay cũng đang xuất hiện với việc một số DN vẫn làm ăn có lãi, vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn nhưng giá cổ phiếu đã lùi sâu dưới mệnh giá.

Có thể nhận ra một làn "sóng ngầm" thâu tóm DN đang âm thầm diễn ra.

Ở một khía cạnh khác, khi thị trường chứng khoán đang lùi sâu, các nhà đầu tư không mặn mà với sàn chứng khoán, vốn chảy vào các thị trường khác ổn định hơn như bất động sản hoặc ngân hàng thì hoạt động của các công ty chứng khoán cũng đi xuống đáng kể. Điển hình là việc thua lỗ của 3 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay là VnDirect (VND), CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS). Trong quý I/2011, VND lỗ 42,27 tỷ đồng, SSI lỗ ròng 102 tỷ, còn AVS lỗ 13 tỷ. Việc có hơn 80 công ty chứng khoán đối với thị trường non trẻ và đang hoạt động cầm chừng như Việt Nam tạo ra sự mất cân đối khi mà chỉ một số ít công ty chứng khoán lớn với tiềm lực tài chính, nhân sự hùng hậu là hoạt động có hiệu quả và chiếm phần lớn khối lượng giao dịch, đa phần các công ty còn lại chỉ hoạt động cầm chừng, cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô, thậm chí là đóng cửa vì doanh thu không bù đắp nổi chi phí ngày càng lớn. Chính vì thế, việc thu mua – sáp nhập các doanh nghiệp này nhằm tạo ra sức cạnh tranh, tiềm lực vốn, nhân sự tốt hơn là không thể tránh khỏi.

Ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt – không có chỗ cho kẻ yếu:

Tính đến ngày 29/04/2011, tại Việt Nam hiện có 5 ngân hàng chính sách – phát triển (nhà nước), 39 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 6 ngân hàng liên doanh, 46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 998 quĩ tín dụng nhân dân cơ sở…các đơn vị trên đều có chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng, một con số quá lớn cho một thị trường 86 triệu dân như Việt Nam. Nếu xét về tiềm lực vốn thì chỉ có thể điểm qua 6/39 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ trên dưới 10.000 tỷ (Vietinbank, Vietcombank, Eximbank, Saccombank, ACB và Techcombank), trong đó 3 cái tên đầu tiên đều có xuất thân từ ngân hàng quốc doanh 100%

118

vốn nhà nước. Số 33 ngân hàng còn lại đa phần đều có quy mô nhỏ lẻ, mới được thành lập theo phòng trào mở ngân hàng 10 năm trở lại đây.

Còn nhớ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã có tác động mạnh đến hầu hết hệ thống ngân hàng của các quốc gia trên thế giới, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có hàng trăm ngân hàng đã bị phá sản, trong đó có sự sụp đổ Lehman Brothers - một đại gia trong giới ngân hàng của Mỹ. Trong khi đó thì tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng vẫn “vượt qua” được khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách ngoạn mục, không ngân hàng nào bị phá sản mà còn đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn trước khi xảy ra khủng hoảng. Nhìn xa hơn, trong lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận một NHTMCP bị tuyên bố phá sản. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát của NHNN, không ít ngân hàng đã được vực dậy từ tình trạng kiểm soát đặc biệt... Việc các NHTMCP tại Việt Nam chưa thể phá sản cũng là một phần nguyên nhân khiến cho một số NHTMCP đã tăng trưởng bằng mọi giá, mà không để ý đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của mình, gây những biến động không đáng có trên thị trường những năm gần đây. Bởi trong thâm tâm, không ít ngân hàng cho rằng: nếu hoạt động yếu kém hay mất khả năng thanh khoản và đứng trước khả năng đổ vỡ thì NHNN sẽ ra tay can thiệp.

BẢNG 3.1: Một số thƣơng vụ sáp nhập ngân hàng điển hình giai đoạn 1997-2004

Thời gian Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu

1997 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đồng Tháp

1999 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Đại Nam

2000 NH TMCP Phương Nam Quỹ Tín dụng nhân dân Định Công

Thanh Trì Hà Nội

2001 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Châu Phú

2001 NH TMCP Đông Á NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên

2001 NH TMCP Nhà Hà Nội NH Nông thôn Quảng Ninh

2002 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín NH TMCP Thạnh Thắng

2003 NH TMCP Đà Nẵng Công ty Tài chính Sài Gòn SFC

thành lập NH TMCP Việt Á

2003 NH TMCP Phương Nam NH TMCP Nông thôn Cái sắn

2003 NH TMCP Phương Đông NH TMCP Phương Đông

119

2004 Ngân hàng Đông Á Ngân hàng Nông thôn Tân Hiệp

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, đã đến lúc nên xem việc ngân hàng vỡ nợ phá sản theo quy luật của kinh tế thị trường là điều bình thường để nâng cao tính minh bạch cho thị trường, NHNN nên chuyển từ can thiệp chỉ huy hành chính sang quan sát, kiểm soát. Các ngân hàng hoạt động yếu kém, không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu về quy mô vốn, môi trường cạnh tranh…buộc phải bị loại bỏ hoặc tính đến việc bị mua lại – sáp nhập, hợp nhất để nhường chỗ cho các ngân hàng tốt hơn, gia tăng sức khỏe của hệ thống ngân hàng, làm bàn đạp để tài trợ cho nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển

Trong thời gian qua, NHNN đã có những động thái tích cực để cải thiện tính hiệu quả của hoạt động ngân hàng, tăng tính minh bạch trên thị trường tài chính. Cuối năm 2010 là thời hạn cuối cùng để các ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo quy định trong Nghị định 141 của Chính phủ, chính vì ngay từ đầu năm, NHNN đã tỏ rõ quyết tâm yêu cầu các NHTM phải tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình bằng việc ban hành Thông tư 04 quy định về việc “sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng”. Đồng thời trong năm này, NHNN cũng hai lần có công văn yêu cầu các NHTM phải thực hiện tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định 141 nhưng rồi đến cuối năm, NHNN đã quyết định gia hạn thời hạn tăng vốn điều lệ cho các NHTM thêm một năm nữa, hạn chót là ngày 31-12-2012.

Bên cạnh đó từ 1-1-2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh. Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Điều này sẽ làm thị trường ngân hàng nóng lên từng ngày, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước – nước ngoài sẽ ngày càng gay gắt.

BẢNG 3.2: Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài

Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu

(Việt Nam)

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần

OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation VPBank 14,88%

120

Deutsche Bank Habubank 20%

UOB Group Southern Bank 10%

Ngân hàng ANZ Dragon Capital REE Saccombank 9,78% 6,66% 3,66% Connaught Investors Ltd

Dragon Financial Holdings Limited Standard Chartered APR Ltd

International Finance Corporation (IFC)

ACB

7,30% 6,84% 8,56% 7,30% Ngân hàng Sumitomo Mitsui

Vinacapital và Quỹ Mirae Assets (Hàn Quốc) Eximbank

15% 10% International Finance Corporation (IFC)

Ngân hàng Nova Scotia (Canada)

Vietinbank Vietinbank

10% 10%

Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) Oricombank 12,52%

Ngân hàng Socieété General (Pháp) Seabank 20%

Ngân hàng Maybank (Malaisia) ABBank 15%

Một thách thức khác với ngành ngân hàng là từ 24/2/2011, Chính phủ chính thức triển khai thực hiện nghị quyết “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Theo đó NHNN giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 của các NHTMCP xuống dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là Chứng khoán và Bất động sản. Động thái này tác động mạnh mẽ đến các NHTMCP nhỏ vốn chủ yếu là cho vay khu vực phi sản xuất.

Đã là kinh doanh thì phải có rủi ro, có thành công và cả thất bại. Với một số lượng quá lớn các ngân hàng và tổ chức tín dụng như hiện nay và các động thái mạnh tay của chính phủ để chấn chỉnh lại tính minh bạch của hoạt động ngân hàng, không khó để nhận thấy việc các NHTMCP, tổ chức tín dụng nhỏ lẻ, hoạt động manh mún không hiệu quả sẽ ngày càng gặp khó khăn. Để tránh khỏi nguy cơ ngừng hoạt động và xa hơn là phá sản, việc các tổ chức này tự liên kết lại với nhau hoặc kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức khác trong và ngoài nước thông qua hoạt động M&A là không thể tránh khỏi.

121

Nhiều doanh nghiệp niêm yết phải bán tài sản - dừng hoạt động do kinh doanh thua lỗ:

Đơn cử một trường hợp là Công ty cổ phần (CTCP) hàng hải Đông Đô (DDM). Năm 2010, công ty này bị lỗ 74,31 tỉ đồng. Do không đủ tiền để thanh toán đúng hạn các khoản nợ vay trước đó nên công ty bị phạt lãi quá hạn (khoảng 150% so với lãi suất vay). Do đó tại ĐHCĐ thường niên 2011 vừa qua, các cổ đông thống nhất sẽ để công ty tiến hành thủ tục chào bán rộng rãi tàu chở hàng khô Đông Phong (đóng năm 1999 tại Nhật Bản, giá trị sổ sách còn lại là 45,2 tỉ đồng/86,9 tỉ đồng nguyên giá). Ngoài ra nếu có cơ hội, công ty này cũng sẽ bán cặp tàu container chuyên dụng Đông Mai/Đông Du để cắt lỗ, tái cơ cấu lại đội tàu cho phù hợp với năng lực quản lý điều hành; sang tên - chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất ở số 11 đường Biệt Thự (Nha Trang) với giá khoảng 2 tỉ đồng hoặc tổ chức khai thác

Một phần của tài liệu Quy trình mua bán sát nhập doanh nghiệp và thực trạng tình hình mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 115 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)