Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ

2.1. Tình hình cơ bản của phường Hương Long

2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai của phường Hương Long:

Để biết tình hình chung về sử dụng đất đai của phường Hương Long ta xem xét bảng 1-Quy mô, cơ cấu đất đai của phường Hương Long qua 3 nămtừ 2008đến 2010.

Bảng 1: Quy mô, cơ cấu đất đai của phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010.

(Nguồn: Ban địa chính phường Hương Long)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008

DT(ha) DT(ha) DT(ha) +/- %

Tổng DTTN 728,2 728,2 719,45 -8,75 98,80

I.Đấtnông nghiệp 353,62 353,62 363,39 9,77 102,76

II.Đất phi nông nghiệp 359,14 359,14 347,49 -11,65 96,76

III.Đất chưa SD 15,44 15,44 8,57 -6,87 55,51

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 1 ta thấy tổng diện tích tựnhiên của phường Hương Long năm 2008 và 2009 không thay đổilà 728,2 ha, năm 2010 do quá trình đo đạctổng diện tích tự nhiên là 719,45 ha. Vềcác loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sửdụng có biến động qua các năm. Năm 2008, năm 2009diện tích đất nông nghiệp là 353,62 ha chiếm tỷ lệ là 48,56%, còn năm 2010 là 363,39 ha chiếm 50,51%. So sánh năm 2010 với năm 2008 đất nông nghiệp tăng 9,77 ha tức 2,76% là do chuyển đổi một số diện tích chưa sử dụng vào khai thác nuôi trồng thuỷ sản.

Về đất phi nông nghiệp năm 2008có diện tích là 359,14 ha chiếm49,32% tổng diện tích tự nhiên toànphường, năm 2010 là 347,49 ha chiếm 48,30%. So sánh năm 2010 với năm 2008 ta thấy giảm 11,65ha tứclà giảm3,24%. Nguyên nhân đất phi nông nghiệpgiảm là do chuyểnmột phầntừ đấtphi nông nghiệp sang đất nông nghiệp.

Về đất chưa sửdụng năm 2008 có diện tích là 15,44 ha chiếm 2,12% tổng diện tích tựnhiên toàn phường, năm 2010 là 8,57 ha chiếm 1,19%. Ta thấy diện tích chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhiều trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường nguyên nhân là do một số diện tích đất nằm gần sông, hói nằm trong tình trạng thấp, trũng khó canh tác. Các năm vừa qua địa phương đã cố gắng đưa vào sử dụng nên diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm qua các năm. So sánh năm 2010 với năm 2008 diện tích đất chưa sử dụng giảm6,87ha tương ứng là 44,49%.

2.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mọi lĩnh vực sản xuất, một nền kinh tế mà lực lượng lao động bị thiếu hụt hoặc kém chất lượng thì khó có thể thực hiện và đạt được những kế hoạch mà nền kinh tế đó đề ra. Hàng năm, lực lượng lao động của một địa phương cần tăng lên với mức độ ổn định thì địa phương đó mới có thể đảm bảo rằng địa phương mình có thể đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hương Long trước đây là một xã vùng ven, năm 2010 chính thức là một phường thuộc thành phố Huế, do đó tình hình dân số biến đổi mạnh đặc biêt là sự chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy Hương Long códân số kháđông, mật độ dân số tăng dần qua các năm. Tổng sốhộ tăng lên là 164 hộ trong 3 năm từ 2008 đến 2010, số hộ tăng là do quá trình tách hộ ra sống riêng, có một số hộ chuyển từ xa về định cư ở phường, trong đó hộ nông

Đại học Kinh tế Huế

nghiệp giảm 143 hộ, hộ phi nông nghiệp tăng 307 hộ. Số khẩu trong phường cũng tăng qua các năm từ năm 2008 đến 2010 tăng lên 217 người tương ứng với 2,15%. Số nhân khẩu bình quân trên mỗi hộ là gần 5 khẩu trong khi đó số lao động bình quân trong mỗi hộ là gần 2 người tức là mỗi người làm nuôi hơn 2 miệng ăn.

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010 2010/2008

SL SL SL +/- %

1.Tổng sốhộ Hộ 2186 2282 2350 164 107,50

-Hộnông nghiệp Hộ 1145 1030 1002 -143 87,51

-Hộphi nông nghiệp Hộ 1041 1252 1348 307 129,49

2.Tổng sốkhẩu Người 10106 10224 10323 217 102,15

-Khẩu nông nghiệp Người 4751 4700 4650 -101 97,87

-Khẩu phinông nghiệp Người 5355 5524 5699 344 106,42

3.Tổng số lao động LĐ 7000 7323 7800 800 111,43

-LĐ nông nghiệp LĐ 4015 4025 4030 15 100,37

-LĐ phi nông nghiệp LĐ 2985 3298 3770 785 126,30

4.Mật độ dân số Người/km2 1388 1404 1435 47 103,39

5.BQ khẩu/Hộ Khẩu/Hộ 4,62 4,48 4,39 -0,23 95,02

6.BQ LĐ/Hộ LĐ/Hộ 3,20 3,21 3,32 0,12 103,75

7.BQ LĐ NN/HộNN LĐ/Hộ 3,51 3,91 4,02 0,51 114,53

(Nguồn: Thống kêphường Hương Long) Về lao động ta thấy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên 3 năm vừa qua số lao động phi nông nghiệp tăng nhiều hơn lao động nông nghiệp, trên địa bàn phường tăng 800 lao động trong đó lao động nông nghiệp tăng 15 người, lao động phi nông nghiệp tăng 785 người. Sự tăng lên của lao động phi nông nghiệp là do chuyển từ lao động nông nghiệp không có hiệu quả sang, và ngày càng có nhiều lao động phi nông nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển của phường.

Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào các chỉ tiêu bình quân ta thấy bình quân khẩu/hộ năm 2010 ở phường Hương Long vẫn ở mức cao 4,39 khẩu/hộ trong đó bình quân lao động/hộ là 3,32 người.

Những năm gần đây do điều kiện khí hậu, do thời tiết khó khăn nên người dân chủ yếu đi làm ăn xa và chuyển sang các ngành nghề dịch vụ khác. Bên cạnh đó phường có chính sách khuyến khích người dân đi xuất khẩu lao động để góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Điều này giúp cho người dân ít phụ thuộc vào ruộng đồng, vào sản xuất nông nghiệp.

Lao động phi nông nghiệp tăng lên là dấu hiệu tốt trong chuyển dịch cơcấu tại địa phương theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng phi nông nghiệp trong cơ cấu sản xuất của phường. Lao động tăng lên có tác động 2 mặt, một là nhân tố quan trọng để tạo ra của cải vật chất góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương, mặt khác lại là trở ngại, áp lực giải quyết việc làm, dân số đông lên gây áp lực lên công tác quản lý và sử dụng đất.

2.1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng.

Trong những năm qua, được sự quan tâm và đầu tư của các cấp và các ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân phường Hương Long cùng với sự đóng góp của nhân dân, bộ mặt phường có nhiều thay đổi đáng kể. Nhiều công trình phục vụ đời sống và sản xuất không ngừng được hoàn thiện. Điều này đã có những tác động lớn tới sự phát triển của kinh tế-xã hội nói chung và khả năng canh tác, sử dụng đất nói riêng.

-Về giao thông

Hương Long chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 7km, vì vậy có hệ thống giao thông tương đối khá thuận lợi: đường Kim Long, đường Nguyễn Phúc Nguyên, đường Sư Vạn Hạnh là tuyến đường du lịch nối liền từ thành phố đến chùa Linh Mụ, đường Lý Nam Đế nối từ xã Hương Hồ đến quốc lộ 1A và khu công nghiệp Bắc Hương Sơ.

Đây là điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội của phường.

-Về thuỷlợi

Toàn phường có 5 trạm bơm, với 8 máy bơm, trong đó có trạm bơm lớn là trạm Bùa Trạch với chiều dài 833m và trạm Tường Thi với chiều dài 657m. Chiều dài được kiên cố hoá 9,7km/10,7km kênh chính và kênh N1, đạt 90%. Hệ thống kênh mương

Đại học Kinh tế Huế

khá tốt, hiện nay có hệ thống kênh N1, N2, N3, N4 đã được bê tông hoá và một số mương lớn được cải tạo tốt. Điều này đã tạo điều kiện trong tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích lúa, 30% diện tích trồng màu, tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ thống sử dụng đất đồng thời cải thiện môi trường sinh thái.

-Hệ thống điện

Đến nay trên địa bàn phường có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng là 710KVA và 8,52km đường dây cao thế với diện tích đất 0,69ha. Phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

-Y tế, văn hoá, giáo dục

Phường Hương Long có một trạm y tế được trang bị các phương tiện khám vàđiều trịcho nhân dân với đội ngũ cán bộy tếgồm 1 bác sỹ,1 y sỹ và cán bộ y tế tại các tổ dân phố có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên những bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên điều trị vì cơ sở kỹ thuật còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám và chữabệnh cho người dân.

Hoạt động văn hoáthông tin, thểdục thểthao của phườngkhá phát triển phường cóđài phát thanh, sân bóng đá,...các hoạt động văn hoá được tổ chức giao lưu với các đơn vịbạn, đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao.

Về giáo dục: trình độ dân trí ở đây khá cao: khoảng 98% dânsố trong độ tuổi đi học biết chữ, biết viết; đã phổ cậpxong tiểu học, trung học cơ sở cho đối tượng từ 12- 20 tuổi và đang tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Hiện tại, phường Hương Long có hai trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia; toàn phường đã có hơn 300 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Đẩy mạnh giáo giục đang là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của phường.

2.1.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế phường Hương Long

Hương Long là phường còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của toàn thành phố Huế tuy nhiên trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tếchiếm tỷtrọng lớn trong cơcấu kinh tếcủa phường Hương Long chiếm khoảng gần 60% tổng giá trị. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và ngày càng có tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu nền kinh tế phường, xu hướng phát triển của phường giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Đại học Kinh tế Huế

Để biết được kết quả sản xuất nông lâm thuỷ sản của phường ta phân tích bảng 3- Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp phường Hương Long 3 năm 2008-2010.

Bảng 3: Kết quảhoạt động sản xuất nông nghiệp phường Hương Long qua 3 năm từ năm 2008đến 2010.

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

2010/2008

+/- %

1.Giá trị sản xuất N-L-TS Tr.đ 32032 36433 42812 10780 133,65

2.Tổng sản lượng lương thực Tấn 2394 2185 2101 -293 87,76

3.Bình quân lương thực/người Kg/Người 220 214 204 -16 92,73

4.Tổng đàn gia súc Con 3995 4100 4670 675 116,90

-Đàn trâu Con 135 150 200 65 148,15

-Đàn bò Con 310 330 350 40 112,90

-Đàn lợn Con 3550 3620 4120 570 116,06

5.Đàn cá Con 12166 28000 30000 17834 246,59

(Nguồn: Thống kê phường Hương Long) Từ năm 2006 phường Hương Long thực hiện theo quy định của thành phố nên toàn phường không nuôi gia cầm, diện tích đất lâm nghiệp mới được đưa vào khai thác sử dụng nên chưa thu hoạch. Qua bảng 3 ta thấy tổng giátrịsản xuất nông lâm thuỷsản qua 3 năm ởmức khácao và cóxu hướng tăng dần. So sánh năm 2010 với năm 2008 tăng 10780 triệu đồng tương ứng với 33,65% nguyên nhân là do có sự đầu tư, sản xuất có hiệu quả một số ngành, mở rộng diện tích canh tác, tăng cường đầu tư cho ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên tổng sản lượng lương thực (lúa) lại có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2009 sản lượng lương thực là 2185 tấn giảm209 tấn so với năm 2008. Nguyên nhân là do công tác chọn giống ban đầu chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hộ chọn các loại giống, quá trình sản xuất không hợp lý. Vào năm 2008 tổng sản lượng lương thực là 2394 tấn đến năm 2010 chỉ có2101 tấn tức là giảm293 tấn do năm 2010 bị ảnh hưởng bởi lụt bão. Tổng sản lượng lương thực giảm làm cho bình quân lương thực trên đầu

Đại học Kinh tế Huế

người qua 3 năm có xu hướng giảm. So sánh năm 2010 với năm 2008 giảm 16kg/người tương ứng với 7,27%. Điều nàyđịa phương cần quan tâm và có biện pháp để ngăn chặn xu hướng tiêu cực này.

Về tổng đàn gia súc năm 2008 là 3995 con đến năm 2010 là 4670 con tăng 675 con. Số lượng đàn lợn tăng nhiều nhất là 570 con, đây là vật nuôi có vốn đầu tư ít ,thu hồi vốn nhanh và tận dụng được nguồn thức ăn gia đình nên được nuôi khá phổ biến.

Số lượng đàn trâu năm 2010 tăng 65 con so với năm 2008, đàn bò tăng 40 con. Còn về tổng đàn cá năm 2008 là 12166 con đến năm 2010 là 30000 con, tăng 17834 con do đây là vật nuôi mới được đưa vào nuôi và có khả năng thu lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)