CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Tình hình cơ bản của phường Hương Long
2.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở phường Hương Long
*Ưu điểm
Với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của người dân việc sử dụng đất nông nghiệp ở phường Hương Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong 3 năm 2008 đến 2010 phường đã có quy hoạch, kế hoạch mở rộng được diện tích đất nông nghiệp, không ngừng nâng cao tỷ lệ sử dụng đất không để lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.
Ổn định được diện tích trồng cây lương thực, việc chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đã không diễn ra. Việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng đúng mục đích.
Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỷthuật vào sản xuất, đầu tưthâm canh ngày càng được người dân quan tâm. Việc sửdụng các giống cây con ngày càng có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng giống cao.
Từ việc hoàn thành tốt chủ trương giao đất về cho hộ nông dân, hộ đã trở thành đơn vị kinh tế tựchủ, chủ động đầu tư thâm canh, cải tạo đất, giữ ổn định và làm tăng sức sản xuất của đất, không để đất nông nghiệp bị thoái hoá, độ phì giảm.
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp như giao thông, thuỷ lợi… đãđược phường cố gắng đầu tư và quan tâm mặc dù địa phương còn nhiều khó khăn.
Diện tích trồng rau màu, nuôi trồng thuỷsản ngày càng được mởrộng, giátrịsản lượng trên mỗi đơn vịdiện tích ngày càng được nâng lên đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của phường Hương Long.
Từ sau khi thực hiện Nghị định 64/CP của chính phủ và sau khi thực hiện việc dồn điền đổi thửa thì người dân đã yên tâm hơn, mạnh dạn và chủ động đầu tưvào sản xuất để nâng cao số lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹthuật vào sản xuất, các công thức luân canh cây trồng phù hợp để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất đai, hiệu quả kinh tế từ sử dụng đất nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
Đại học Kinh tế Huế
*Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc sử dụng đất đai nói chung vàđất nông nghiệp nói riêngở phường Hương Longcòn các mặt hạn chế, tồn tại cần được khắc phục:
Mặc dùđã chú trọng công tác khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nhưng diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn trong tổng số diện tích đất tự nhiên của toàn phường. Đây là một thách thức đặt ra cho UBND phường cần phải có quy hoạch kế hoạch cụ thể nhằm đưa quỹ đất này vào khai thác, tận dụng được nguồn tài nguyên đất đai.
Dù đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa nhưng ruộng đất vẫn còn tình trạng manh mún, phân tán, diện tích các thửa đất vẫn còn nhỏnên gặp khó khăn trong việc cơgiới hoánền sản xuất nông nghiệp.
Việc cải tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đất chưa được quan tâm một cách thường xuyên một số nơi đất bị bạc màu, chất lượng đất đi xuống.
Diện tích đất sản xuấtáp dụng tiến bộkhoa học kỉthuật còn nhỏhẹp, các tiến bộsinh học không đượcáp dụng sâu rộng. Trình độ nhận thức của người dân về việc ứng dụng các biện pháp tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế.
Việc độc canh cây lúa vẫn cònđây làtrởngại cho việc đa dạng hoásản phẩm nông nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Mặc dù đã có những dự án cho vay vốn nhằm thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nhưng việc giải ngân cho vay còn chậm và các thủ tục hành chính còn rườm rà nên gây nhiều khó khăn cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp không lớn nên việc phát triển nông nghiệp theo chiều hướng sản xuất hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn.
Chưa phát triển được môhình trồng rau sạch, việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm.
Công tác khuyến nông khuyến ngưphát triển chưa mạnh. Vẫn còn tình trạng thiếu tích cực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụcũng như cung ứng vật tư.
Việc bảo vệ môi trường đất, môi trường nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc sử dụng phân bón hoá học thuốc trừ sâu gây tổn hại đến đất đai, các công trình xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Đại học Kinh tế Huế
Diện tích đất đai thì có hạn dân số ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất pháttriển kinh tế, phục vụ cho đời sống nhân dân ngày càng tăng. Do vậy việc sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
Sử dụng, khai thác phải đi đôi với bảo vệ bồi dưỡng nguồn tài nguyên đất đai như thế mới có thể phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và lâu dài được.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III