Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phường Hương Long

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 40)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ

2.1. Tình hình cơ bản của phường Hương Long

2.2.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phường Hương Long

Do Hương Long là phường nằm trên vùng đất đồng bằng nên đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp để sản xuất các loại cây ngắn ngày. Diện tich đất nông nghiệp của phường năm 2010 là 363,39 ha chiếm 50,51% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng trong những năm qua, đặc biệt là năm 2010 đất nông nghiệp đãđược các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm tập trung quy hoạch, quản lý chỉ đạo người dân đưa vào khai thác có hiệu quả tốt. So với năm 2008 thì diện tích đất nông nghiệp tăng 9,77 ha do địa phương đã khai thácđưa vào sử dụng các diện tích chưa sử dụng trước đây. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với việc dân số tăng cộng với nhu cầu đất đai dành cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cũng tăng lên làm cho diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngàycàng bị thu hẹp.

Bảng 6: Biến động đất sản xuất nông nghiệp của phường Hương Long qua 3 năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008

DT(ha) % DT(ha) % DT(ha) % +/- %

Tổng DT đất SXNN

348,19 100 348,19 100 353,41 100 5,22 1,50 1.Đất trồng cây

hàngnăm

345,59 99,25 345,59 99,25 350,47 99,17 4,88 1,41 -Đất trồng lúa 245,49 71,04 245,49 71,04 266,41 76,02 20,92 8,52 -Đất trồng cây

hàng năm khác

100,1 28,96 100,1 28,96 84,06 23,98 0 0

2.Đất trồng cây lâu năm

2,6 0,75 2,6 0,75 2,94 0,83 0,34 13,08 3.Chỉ tiêu BQ

-BQ đất canh tác/hộ (ha/hộ)

0,16 0,16 0,15 -0,01 -6,25

-BQ đất canh tác/LĐ (ha/LĐ)

0,049 0,049 0,045 -0,004 -8,16

-BQ đất canh tác/khẩu (ha/khẩu)

0,034 0,034 0,034 - -

(Nguồn: Ban thống kê phường Hương Long)

Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng số 353,41 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm của phường năm 2010 là 350,47 ha chiếm 99,17%, diện tích đất trồng cây lâu năm không đáng kể, chỉ có 2,94 ha chiếm 0,83%. Cây trồng lâu năm chủ yếu là trồng ở đất vườn nhà, các hộ không có sự đầu tư lớn cho nên hiệu quả kinh tế thu lại không cao.

Qua bảng số liệu chúng ta thấy được diện tích sản xuất của địa phương chủ yếu là trồng lúa. Năm 2010 diện tích đất trồng lúa là 266,41 ha chiếm 76,02%, phần diện tích còn lại là 84,06 ha được dùng để trồng các loại rau màu. Đất trồng lúa năm 2010 so với năm 2008 tăng 20,92 ha, tương ứng tăng 8,52 do nhu cầu về lương thực ngày càng tăng.

Mặc dù qua nghiên cứu thực tiễn của ban khuyến nông thì nếu một số diện tích đất trồng lúa nếu được đưa vào trồng rau màu thì sẽ có được hiệu quả cao hơn nhưng do người dân chưa mạnh dạn nên chưa có sự chuyển đổi. Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng các mô hình mẫu trong sản xuất để người dân tin tưởng làm theo từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Qua bảng biến động chúng ta thấy được các chỉ tiêu bình quân đều giảm qua các năm và các chỉ tiêu này đều thấp. Năm 2008 bình quân đất canh tác/hộ là 0,16 ha/hộ và đến năm 2010 giảm chỉ còn 0,15 ha/hộ. Bình quân đất canh tác trên lao động và khẩu năm 2010 lần lượt là 0,045 ha/LĐ và 0,034 ha/khẩu. Do diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn là không lớn so với số lao động ở đây nên việc làm từ nông nghiệp tạo ra không nhiều. Lực lượng lao động từ nông nghiệp đã phải kiếm việc làm để làm vào thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là sau khi đã xong mùa vụ gặt hái, gieo cấy. Một số lao động khác đãđi xuất khẩu lao động nước ngoài, lực lượng này thường đi theo thời hạn từ 3 đến 5 năm. Trong những năm qua, trên địa bàn cũng có một số cơ sở kinh doanh thành lập giải quyết được một số lao động tại địa phương, giảm áp lực về việc làm.

a. Đất canh tác

Theo cách phân loại đất thì đất sản xuất nông nghiệp được chia thành hai loại đó là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Qua bảng 6, ta thấy diện tích trồng cây hàng năm có xu hướng tăng dần qua các năm. Diện tích trồng cây hằng năm 2008 là 345,59 ha đến năm 2010 là 350,47 ha. So sánh năm 2010 với năm 2008 thì tăng thêm được 4,88 ha. Ở phường Hương Long cây hàng năm chủ yếu được trồng là lúa, rau màu, và một số cây hàng năm khác.

Đại học Kinh tế Huế

Để hiểu rõ thêm về tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của phườngta xem xét tình hình sử dụng đất canh tác của phường Hương Longqua bảng7 sau:

Bảng 7: Quy mô, cơ cấu đất canh tác hàng năm phường Hương Long qua 3 năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

2010/2008

+/- %

Tổng DT canh tác 348,19 348,19 353,41 5,22 101,50

1.Đất lúa 245,49 245,49 266,41 20,92 108,52

2.Rau màu 27,7 27,7 7 -20,7 252,71

3.Cây CN ngắn ngày 75 75 80 5 106,67

4.Chỉ tiêu BQ

BQ đất canh tác/hộNN (m²/hộ) 3041 3380 3527 486 115,98

BQ đất canh tác/LĐNN (m²/lđ) 867 865 877 10 101,15

(Nguồn: Ban địa chính phường Hương Long) Qua sốliệu ởbảng 7ta thấy các năm vừaqua diện tích canh tác có xu hướng tăng lên. Vào năm 2008 là348,19 ha đến năm 2010 là 353,41ha tức làtăng lên 5,22 ha tương ứng tăng thêm 1,50%. Nguyên nhân tăng thêm là do chủ trương mở rộng diện tích canh tác của địa phương mà chủ yếu là khai hoang các vùng đất có thể phù hợp với các loại rau màu tăng thêm thu nhập cho người dân.

Trong tổng sốdiện tích canh tác thìđất trồng lúa chiếm tỷlệlớn nhất. Năm 2008 là 245,49 ha, năm 2010 là 266,41 ha tức là tăng thêm 20,92 ha, tương ứng tăng 8,52%

nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu trên địa bàn phường phù hợp cho việc trồng lúa nước đồng thời đáp ứng nhu cầu lương thực của địa phương, đảm bảo an ninh lương thực.

Diện tích rau màu cóxu hướng giảm qua các năm. Năm 2008 diện tích trồng rau màu là 27,7 ha chiếm tỷ lệ 7,96% tổng diện tích canh tác của phường,năm 2010là 7 ha chiếm tỷ lệ 1,98%. So sánh năm 2010 với 2008diện tích đất trồng rau màu giảm 20,7 ha nguyên nhân là do tình hình thời tiết, bão lụt gây khó khăn trong việc trồng rau màu, bên cạnh đó người dân chưa có sự đàu tư đúng mức cho loại cây trồng này. Trong thời gian tới

Đại học Kinh tế Huế

xu hướng của phườnglà mở rộng thêm diện tích rau màu trồng các loại cây phù hợp đây là một tiềm năng mà địa phương cầnchú trọng khai thác trong tương lai.

Phần còn lại trong diện tích canh tác là trồng các loại cây công nghiệp ngắnngày năm 2008, 2009 đều là 75 ha đến năm 2010 tăng thêm 5 ha. Diện tích này chiếm 22,64% trong tổng diện tích canh tác,góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của phường Hương Long.

Do chú trọng mở rộng diện tích nên tổng diện tích canh tác các năm vừa qua của phường Hương Long tăng lên điều này kéo theo diện tích đất canh tác trên mỗi hộ nông nghiệp cũng tăng thêm. Vào năm 2008 bình quân diện tích đất canh tác trên mỗi hộnông nghiệp là 3041 m²/hộ nông nghiệp, năm 2009 là 3380 m²/ hộ nông nghiệp, năm 2010 là 3527 m²/ hộ nông nghiệp. So sánh năm 2010 với năm 2008 ta thấy bình quân đất canh tác trên mỗi hộ nông nghiệp tăng thêm 486 m²/hộ nông nghiệp tức là tăng thêm 15,98%.

Bình quân đất canh tác trên mỗi lao động nông nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2008 bình quân đất canh tác trên mỗi lao động nông nghiệp là 867 m²/LĐ NN, năm 2009 là 865 m²/LĐ NN, đến năm 2010 là 877 m²/LĐ NN. So sánh năm 2010 với năm 2008 bình quân diện tích đất canh tác trên mỗi lao động nông nghiệp tăng thêm 10 m²/lao động tức là tăng thêm 1,15%. Tuy các năm vừa qua lao động nông nghiệp có tăng lên nhưng không nhiều mặt khác diện tích canh tác được mở rộng nên bình quân diện tích canh tác trên mỗi lao động nông nghiệp mới có xu hướng tăng như vậy. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển kinh nông nghiệp của phường đặc biệt là trong việc nâng cao năng suất cây trồng hàng năm.

Tuy nhiênđể việc sử dụng đất cóhiệu quả cao, lợiích kinh tếtrên mỗi diện tích canh tác ngày càng lớn thì địa phương và người dân cần chú trọng đầu tư, thâm canh sản xuất tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều có chất lượng ngày càng cao.

Khai thác đi đôi với cải tạo đất tránh các hiện tượng làm đất thoái hoá, huỷ hoại môi trường do việc sử dụng không hơp lý.

b. Thực trạng diện tích gieo trồng

Diện tích gieo trồng của phường Hương Long từ năm 2008đến năm 2010 có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng diện tích đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Để nắm rõ về diện tích gieo trồng của xã ta đi vào xem xét bảng 8- Thực trạng diện tích gieo trồng hàng năm của phường Hương Long giai đoạn 2008-2010.

Bảng 8: Thực trạng diện tích gieo trồng hàng năm ở phường HươngLong từ năm 2008-2010.

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2010/2008

DT(ha) DT(ha) DT(ha) +/- %

Tổng DTGT 856 902 911 55 106,43

1.Cây lương thực 512 576 580 68 113,28

2.Rau màu 255 251 250 -5 98,04

3.Cây CN ngắn ngày 89 75 81 -8 91,01

Năng suất lúa (tạ/ha) 47,2 49 47,46 0,26 100,55

(Nguồn: Thống kêphường Hương Long) Qua sốliệu ở bảng 8 ta thấy tổng diện tích gieo trồng của phường Hương Long cóxu hướng tăng qua các năm. Vào năm 2008 tổng diện tích gieo trồng là 856ha, năm 2009 là 902 ha đến năm 2010 là 911 ha. So sánh năm 2010 với năm 2008 tổng diện tích gieo trồng tăng thêm 55 ha tức là tăng thêm 6,43%.

Trong tổng sốdiện tích gieo trồng thì diện tích trồng cây lương thực chiếm tỷlệlớn nhất, ở phường Hương Long cây lương thực duy nhất làcây lúa, đây làcây chủlực trong sản xuất nông nghiệp của phường Hương Long. Diện tích gieo trồng lúa năm 2008 là 512 ha, năm 2009 là 576 ha, năm 2010 là 580 ha. So sánh năm 2010 với năm 2008 diện tích trồng lúa tăng 68 ha tức là tăng 13,28%.

Qua sốliệu ởbảng 8 ta thấy năng suất lúa có xu hướng tăng nhẹ qua các năm.

Vào năm2008 năng suất lúa đạt 47,2 tạ/ha, năm 2009 năng suất lúa 49 tạ/ha, so sánh năm 2009 với năm 2008năng suất lúa tăng 1,8 tạ/ha. Năm 2009năng suất lúatăngdo thời tiết thuận lợi, áp dụng các giống lúa mới làm cho sản lượng lúatăng năng suất lúa cũng tăng theo. Năm 2010 năng suất lúa là 47,46 tạ/ha. So sánh năm 2010 với năm 2009năng suất lúa giảm 1,54 tạ/ha tức là giảm3,14%. Lý do chủ yếu là do năm 2010 bị ảnh hưởng bởi bão lụt, sản lượng lúa thu hoạch chỉ đạt được 95% kế hoạch đặt ra, một số lúa đãđược thu hoạch nhưng do công tác sau thu hoạch còn yếu kém nên lúa bị

Đại học Kinh tế Huế

hỏng làm giảm sản lượng, năng suất lúa. Một số diện tích lúa bị ngập úng gây thất thoát sản lượng, chất lượng lúa không cao.

Diện tích gieo trồng rau màu có tầm quan trọng trong phát triển kinh tếcủa phường Hương Long, giátrị sản lượng trên một ha gieo trồng khá cao. Diện tích gieo trồng các loại ra màu có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm từ 2008 đến 2010. Năm 2008 diện tích gieo trồng rau màu là 255 ha chiếm tỷ lệ 29,79% tổng diện tích gieo trồng, năm 2009 là 251 ha chiếm tỷ lệ 27,83%, năm 2010 là 250 ha chiếm 27,44%. Diện tích gieo trồng rau màu giảm là do một phần chuyển sang trồng lúa, bên cạnh đó do đất kém màu mỡ, giảm độ phì nhiêu không thích hợp cho trồng rau màu. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ lệ nhỏ nhất năm 2008 là 89 ha chiếm 10,40%, năm 2009 là 75 ha đến năm 2010 là 81 ha chiếm 8,89% tổng diện tích gieo trồng. So sánh năm 2010 với năm 2008 diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày tăng 0,26 ha tương ứng là tăng thêm 0,55%.

Một số công thức luân canh cây trồng trên địa bàn phường Hương Long như: lúa -lúa, lúa - lạc- khoai lang, lạc-đậu xanh- khoai, ngô - ngô - rau.

c. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất

Để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu ở bảng9.

Bảng 9: Năng suất ruộng đất và hệ số sử dụng ruộng đất phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

2010/2008

+/- %

Tổng GT sản lượng Tr.đ 23532 26473 29862 6330 126,90

Tổng DT canh tác Ha 348,19 348,19 353,41 5,22 101,50

Tổng DT gieo trồng Ha 856 902 911 55 106,43

1.NS ruộng đất Trđ/ha 67,58 76,03 84,50 16,92 125,04

2.Hệ sốsửdụng đất Lần 2,46 2,59 2,58 0,12 104,88

(Nguồn: Thống kê phường Hương Long)

Đại học Kinh tế Huế

Năng suất ruộng đất là chỉtiêu kinh tếtổng hợpphản ánh hiệu quả sửdụng đất, năng suất ruộng đất cao hay thấp ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng đầu ra còn phụ thuộc vào trìnhđộ thâm canh, điều kiện tự nhiên xã hội của từng vùng từng địa phương.

Qua sốliệu ởbảng 9 ta thấy năng suất ruộng đất có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2008năng suất ruộng đất ở phường Hương Longlà 67,58tr.đ/ha năm 2009 là 76,03 tr.đ/ ha. Năm 2009 năng suất ruộng đất tăng thêm 8,54 tr.đ/ha. Năm 2010 năng suất ruộng đất là 84,5 tr.đ/ha. So sánh năm 2010 với năm 2008 ta thấy năng suất ruộng đất tăng thêm 16,92 tr.đ/ha tức là tăng thêm 25,04%. Nguyên nhân năng suất ruộng đất tăng lên là do chất lượng sản phẩm sản xuất ngày càng được chú trọng nâng cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng có giá trị hơn, mặt khác do mở rộng diện tích canh tác có hiệu quả nên sản lượng sản phẩm thu được ngày càng nhiều hơn.

Về hệsốsửdụng ruộng đất:

Các năm qua diện tích canh tác được mởrộng nhiều diện tích canh tác có hiệu quảdiện tích gieo trồng cũng tăng chậm theo. Hệsốsử dụng ruộng đất có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2008 hệ số sử dụng ruộng đất là 2,46 lần, năm 2009 hệ số sử dụng ruộng đất là 2,59 lần, năm 2010 hệ số sử dụng ruộng đất là 2,58 lần. So sánh năm 2010 với năm 2008 hệ số sử dụng đất hệ số sử dụng ruộng đất tăng0,12 lần tương ứng với tăng 4,88%. Nguyên nhân hệ số sử dụng đất tăng là do đất canh tác trên địa bàn phường được khai thác tốt và hiệu quả hơn qua các năm. Trong điều kiện đất đai, khí hậu khó khăn cho sản xuất nông nghiệp chính quyền và bà con địa phương cần cố gắng khắc phục những khó khăn để cải thiện quá trình sản xuất, áp dụng nhiều phương pháp mới để tăng thêm diện tích gieo trồng. Thời gian tới địa phương cần chú trọng hơn nữa việc tăng vụ với những giống phù hợp, phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống các công trình thuỷ lợi chủ động tưới tiêu cho cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, thâm canh tăng vụ làm cho năng suất, sản lượng cây trồng ngày càng cao đời sống người nông dân được cải thiện tốt hơn.

Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.2 Cơ cấu đất nông nghiệp theo đối tượng sử dụng năm 2010

Bảng 10: Cơ cấu đất nông nghiệp phường Hương Long theo đối tượng sử dụng năm 2010

Loại đất

Tổng DT (Ha)

Đã giao chođối tượng sử dụng

Hộ gia đình Các tổ chức kinh tế

UBND phường quản lý

DT (Ha) % DT (Ha) % DT (Ha) %

Đấtsản xuất nông nghiệp

353,41 337,12 95,39 2,33 0,66 13,96 3,95

1.Đất trồng cây hàng năm

350,47 334,18 95,35 2,33 0,67 13,96 3,98

-Đất trồng lúa 266,41 250,48 94,02 1,97 0,74 13,96 5,24

-Đất trồng cây hàng năm khác

84,06 83,7 99,57 0,36 0,43

2.Đất trồng cây lâu năm

2,94 2,94 100

(Nguồn: Ban Nông nghiệp phường Hương Long) Qua bảng cơ cấu đất nông nghiệp của phường Hương Long theo đối tượng sử dụng năm 2010 chúng ta thấy rõ hơn về việc phân bổ quyền sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hương Long.

Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình là 337,12 ha chiếm 95,39% diện tích đất nông nghiệp của toàn phường. Phần còn lại do UBND phường quản lý 13,96 ha chiếm 3,95% và các tổ chức kinh tế quản lý 2,33 ha chiếm 0,66%.

Trong 353,41 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có 334,18 ha còn lại 2,94 ha là đất trồng cây lâu năm. Diện tích trồng cây lâu năm toàn bộ do các hộ gia đình quản lý. Đất trồng lúa có tổng diện tích là 266,41 ha, trong đó các hộ gia đình quản lý 250,48 ha chiếm 94,02%, các tổ chức kinh tế quản lý 94,02 ha chiếm 1,97%, phần diện tích còn lại 13,96 ha chiếm 5,24% tổng diện tích đât trồng lúa do UBND phường quản lý. Phần diện tích đất do UBND phường quản lý nằm trong quỹ đất dự phòng, được phường giao cho những hộ không có đất canh tác sử dụng nhưng khi cần UBND phường có thể lấy lại dùng váo mục đích sử dụng của mình.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường hương long, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)