PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH TTHUẾ
1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.2 Tình hình kinh tế
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; giảm các ngành nông- lâm-thuỷ sản.
Đại học Kinh tế Huế
Tổng giá trị sản xuất (GO-theo giá so sánh) ước 699.793 triệu đồng, đạt 96,3%
kế hoạch, tăng 13,66% so với năm 2008. Trong đó nông, lâm, thủy sản ước đạt 207.872 triệu đồng, tăng 1,50%; công nghiệp - xây dựng ước đạt 165.471 triệu đồng, tăng 17,25%; dịch vụ ước đạt 326.450. triệu đồng, tăng 21,01%. Trong tăng trưởng giá trị sản xuất, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,50%; công nghiệp, xây dựng đóng góp 3,95% và dịch vụ đóng góp 9,21%.
Cơ cấu trong nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh.
a. Ngành trồng trọt:
Ước giá trị sản xuất ngành trồng trọt 97.588 triệu đồng, tăng 5,59% so với năm 2008.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 10.130,4 ha, đạt 96,0 kế hoạch, giảm149,4 ha so với năm trước
Tích cực triển khai vàứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Đãđưa giống xác nhận vào gieo cấy lên trên 98%, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,72% so với năm 2008. Ngoài ra, các HTX còn chú trọng việc trồng rau sạch, rau trái vụ, khoai lang mỡ có hiệu quả kinh tế cao, tổ chức thử nghiệm giống lúa mới. Thực hiện có kết quả dự án ứng dụng một số công nghệ vi sinh vật xây dựng mô hình sản xuất rau an toànở vùng chuyên canh rau .
Năng suất lúa bình quân ước đạt 58,5 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng lúa đạt 44.980,2 tấn, đạt 117,7% kế hoạch, tăng 14,4% so với năm 2008. Năng suất các loại cây trồng khác đều tăng
Chương trình cải tạo vườn tạp và trồng cây cảnh tiếp tục được củng cố. Mô hình trồng hoa và cây cảnh ở Quảng An, Quảng Thọ, thị trấn Sịa và một phần ở Quảng Phú, Quảng Vinh tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần tạo thu nhập cao cho một bộ phận người nông dân.
b.Ngành chăn nuôi:
Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được khống chế, nhờ vậy ngành chăn nuôi được duy trì ổn định và phát triển khá theo quy mô trang trại và gia trại. Một số trang
Đại học Kinh tế Huế
trại chăn nuôi theo quy trình nuôi công nghiệp, có quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Sau dịch tai xanh năm 2008, đàn lợn đã được khôi phục đáng kể, trong đó có 2.100 con lợn nái bổ sung theo đề án khôi phục đàn lợn của UBND tỉnh. Tổng đàn lợn 36.850 con, tăng 10% (gồm 27.500con lợn thịt, 9.350 con lợn nái); nuôi lợn nái ngoại hoặc nái F1 (1/2 máu ngoại) chiếm 12,2%; đàn trâu 1.900 con, đàn bò 1.700 con, tăng 6,3%, có 662 con bò lai sind; đàn gia cầm 451.000 con, tăng 23,6% so với năm 2008. ,
Ước giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 48.713 triệu đồng, tăng 5,12% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,3% lên 33,3% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài ra, các hộ nông dân cũng đãđược tập huấn và chuyển giao ứng dụng một số kỹ thuật mới như chế phẩm sinh học EM vào chăn nuôi lợn, nuôi vỗ béo bò, nuôi lợn thâm canh, kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học; xúc tiến xây dựng thương hiệu sản phẩm trứng gà sạch Chương Trang ở trang trại vùng cát nội đồng.
c.Lâm nghiệp:
Tập trung chăm sóc, quản lý và bảo vệ vốn rừng hiện có, tiếp tục thực hiện trồng mới và trồng bổ sung để tăng diện tích rừng trồng. Chú trọng phát triển đai rừng phòng hộ, kết hợp giao đất phát triển kinh tế trang trại theo ô nông lâm kết hợp.
Đã trồng mới 61,7 ha rừng tập trung ở cồn cát ven biển và vùng cát ở các xã:
Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Thái để tăng tỷ lệ che phủ đất trống và tăng cường đai rừngphòng hộ.
Đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân; chú trọng bố trí diện tích trồng cây xanh trong các khu quy hoạch phát triển khu dân cư, các trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn; trồng cây xanh trong các công sở, công viên, các trục lộ giao thông, kể cả giao thông nội đồng; đã trồng 95.000 cây phân tán; nâng diện tích rừng trồng trong toàn huyện lên 2.140,9 ha.
d. Ngành thủy sản:
Ước giá trị sản xuất ngành thủy sản 59.913 triệu đồng, giảm 6,96% so với năm 2008.
Lĩnh vực khai thác thuỷ sản được duy trì. Đã kết hợp chặt chẽ quá trình khai
Đại học Kinh tế Huế
thác thuỷ sản với bảo vệ nguồn lợi; ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động khai thác hủy diệt làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; triển khai lập quy hoạch sắp xếp nghềnò sáo trên phá Tam Giang; cải tiến nghề nghiệp đối với đánh bắt biển.
e .Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - TTCN ước thực hiện là 57.980 triệu đồng (theo giá cố định 1994), đạt 99,7% kế hoạch và bằng 117,6% so với năm 2008.
Tiếp tục khuyến khích, vận động phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tăng cường chỉ đạo củng cố các làng nghề hiện có, trong đó đẩy mạnh phối hợp đề nghị tỉnh công nhận 3 làng nghề truyền thống đã xây dựng trong năm 2007 gồm: Làng đan lát Bao La, đan lát Thuỷ Lập, bún Ô Sa. Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ và đẩy mạnh xúc tiến hình thành các làng nghề: rượu Lai Hà, thêu An Xuân, nước mắm Tam Giang, cây kiểng La Vân Hạ, rau an toàn An Thành.