PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH TTHUẾ
3. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình xử lý chất thải Biogas
Hầm biogas dạng nắp vòm cố định được xây dựng rất kiên cố và vững chắc bằng gạch và xi măng nên tuổi thọ rất cao. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản tốt, đặc biệt không được xây dựng đúng kỹ thuật thì hầm sẽ không sử dụng được vì không sinh gas hoặc nếu được thì khí gas thuđược không ổn định, tuổi thọ của hầm sẽ thấp.
* Ta tính chi phí của công trình biogas bao gồm:
- Chi phí đầu tư ban đầu (Cx): chi phí xây dựng/hầm hoàn chỉnh của công trình biogas.
- Chi phí bảo dưỡng (Cy): chi phí vệ sinh, bảo dưỡng hầm, chi phí sữa chữa khi hầm bị hư hỏng hoặc chi phí thay thế bộ phận bị hư hỏng của công trình Biogas.
Đại học Kinh tế Huế
- Chi phí đất đai xây dựng nhưng do diện tích nhà vườn của các hộ dân ở địa bàn rộng nên chi phí này không đáng kể.
Ta có công thức tính tổng chi phí trung bình/hầmbiogas:
PVC = Cx + Cy Trong đó:
Cx là chi phí xây dựng trung bình/hầm của các nông hộ Cy là tổng chi phíbảo dưỡng trung bình/hầm của cácnông hộ
Theo điều tra, khoảng 2 năm người sử dụng phải vệ sinh, kiểm tra, thay bếp, bảo dưỡng 1 lần. Chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng là 190,8 nghìnđồng.
Thời gian sử dụngcủa công trình này là từ 14-17 năm, ta lấy giá trị 14 Bảng 10: Chi phí trung bình/hầm biogas
ĐVT: 1.000đồng
Năm thứ 0 2 4 6 8 10 12 14
Chi phí xây
dựng(Cx) 4.635 - - - -
Chi phí bảo
dưỡng(Cy) - 190,8 190,8 190,8 190,8 190,8 190,8 190,8 (Nguồn: số liệu điều tra) Hiện giá tổng chi phíbình quân/hầm
PVC = Cx + Cy(1+r)-2 + ...+ Cy(1+r)-14
= 4.635 + 190,8(1+0,08)-2+ ...+ 190,8(1+0,08)-14
= 5.391 nghìnđồng
Hiệngiá tổng chi phí/hầm/năm = 5.391 : 14 = 385 nghìnđồng/hầm/năm.
3.2. Lợi ích từ tiết kiệm nhiên liệu, chất đốt
Biogas mang lại những lợi ích rất thiết thực cho người sử dụng. Công dụng đầu tiên của nó là giúp tiết kiệm được chi phí về chất đốt. Việc cung cấp củi đun ngày càng khan hiếm, đặc biệt đối với vùng đồng bằng và ngay cả với vùng trung du. Giá gas, giá thantăng nhanh gây không ít khó khăn cho người sử dụng. Người sử dụng luôn lo lắng theo dõi sự lên xuống của giá cả, phải lên kế hoạch sử dụng sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.Bảng 11 cho biết chi phí sử dụng các nhiên liệu mua ngoài của cáchộ nông dân:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Mức sử dụng nhiên liệu bình quân/hộ/tháng Loại nhiên liệu Số hộ (hộ) Mức sử dụng nhiên liệu bình
quân (1000đồng/hộ/tháng)
Củi 22 103,478
Gas 45 159,889
Than 13 145,769
(Nguồn: số liệu điều tra)
Với những hộ sử dụng nhiên liệu tự có hay những hộ sử dụng nhiều loại nhiên liệu cùng lúc việc xác định chi phí rất khó. Do đó, ở đây chỉ tính bình quân cho những hộ sử dụng thuần một loại nhiên liệu
Sử dụng mô hình Biogas đã làm giảm sức ép về củi đun, khí đốt tự nhiên, hạn chế được nạn chặt cây lấy củi. Đồng tiền để mua than và nhiên liệu khác có thể được tiết kiệm và giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho người nông dân.
Lợi ích do Biogas mang lại được tính bằng số tiền mà các chủ hộ sử dụng khí Biogas trong sinh hoạt, nấu ăn, nấu thức ăn cho gia súc...thay vì sử dụng gas, than, củi,...Từ sau khi sử dụng khí biogas thì mức sử dụng nhiên liệu mua ngoài của các hộ gia đìnhđã giảm đi đáng kể, nhiều hộ chỉ dùng khí biogas đãđủ cho mọi sinh hoạt của gia đình. Một số hộ thì chỉ mua thêm một ít để sử dụng. Qua điều tra, thu thập số liệu năm 2010 số tiền tiết kiệm được từ chi phí mua chất đốt bình quân mỗi hộ là 102.940 đồng/hộ/tháng, tức là 1.235.250 đồng/hộ/năm.
Giả định rằng lợi ích mà hộ gia đình thu được qua mỗi năm là như nhau về số lượng. Vòngđời sử dụng của công trình Biogas là 14 năm.
Hiện giá lợi ích từ tiết kiệm chất đốtbình quân/hộ(công trình biogas):
PVB1= 1.235.250 (1+0,08)-1+ 1.235.250 (1+0,08)-2+ ...+ 1.235.250 (1+0,08)-14
=10.184 (nghìn đồng)
Như vậy, hiện giá lợi ích từ tiết kiệm chất đốt bình quân/hộ/năm = 10.184:14 = 727 (nghìnđồng)
3.3. Lợi ích từ tiết kiệm phân bón
Biogas làm tăng cường đáng kể số lượng và chất lượng phân hữu cơ, thành phần Nitơ của chúng được chuyển hóa thành amoniac dễ dàng hấp thu hơn đối với cây trồng, như vậy cải thiện được chất lượng phân bón. Theo kết quả nghiên cứu của Viện
Đại học Kinh tế Huế
Nông nghiệp Trung Quốc, thành phần của amoniac của phân hữu cơ được ủ men trong 30 ngàyở hầm Biogas đã tăng lên 19,3%, thành phần phosphate hữu ích tăng 31,8%, ủ kín phân hữu cơ này trong các hầm Biogas cũng ngăn được sự bốc hơi và mất mát amoniac. Đây là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì nó giúp cây trồng hấp thu nhanh hơn và năng suất cũng tăng lên. Bón cho lúa tăng năng suất 6,1-19,2% so với phân ủ cùng nguyên liệu ban đầu, cùng số lượng và chất lượng, phun trực tiếp lên lá của lúa nước cũng cho hiệu quả cao hơn so với đạm urê. Đồng thời phân từ Biogas còn có tác dụng hạn chế sâu bệnh: ức chế một số vi khuẩn gây bệnh khô vằn ở lúa, bệnh đốm nâu ở lúa mì, bệnh thối mền ở củ khoai lang. Với lúa nước: bón phân từ biogas hạn chế rõ rệt sâu đục thân, bọ rầy xanh, bọ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm than. Như vậy dùng phân từ Biogas để thay thế thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, góp phần bảo vệ mô trường. Phân từ Biogas có tác dụng cải tạo đất. Đất bón phân liên tục vài năm có trọng lượng thể tích nhỏ hơn, độ tơi xốp lớn hơn, độ mùn cao hơn. Nước thải ra từ hầm Biogas có thể sử dụng để tưới rau, cây vì nóđã diệt hết 99% trứng giun sán, rất an toàn để sử dụng.
Phần lớn các hộ chăn nuôi có hầm biogas trong huyện đều sử dụng phân sạch từ biogas thay thế cho phân hóa học, phân tươi để bón cho cây, rau và hoa màu. Từ khi có nguồn phân và nước tưới sạch nàylượng phân hóa học mà hộ phải mua giảm đi rất đáng kể hoặc có hộ không cần mua thêm phân hóa học nữa mà cây vẫn phát triển tốt hơn. Qua điều tra, năm 2010 số tiền tiết kiệm được từ chi phí mua phân bón hóa học bình quân mỗi hộ là 364.000 đồng/hộ/năm.
Giả định lợi ích mà hộ gia đìnhthu được qua mỗi năm là như nhau về số lượng.
Thời gian sử dụng của công trình Biogas là 14 năm.
Hiện giá lợi ích từ tiết kiệm phân bónbình quân/hộ:
PVB2 = 364(1+0,08)-1+ 364(1+0,08)-2+...+ 364(1+0,08)-14
= 3.004(nghìnđồng)
Hiện giá lợi ích từ tiết kiệmphân bón bình quân/hộ/năm
= 3.004:14 = 215 (nghìn đồng)
Như vậy, khoản tiền tiết kiệm được khi không mua phân hoá học là 215.000 đồng/hộ/năm.Khoản tiền tiết kiệm này không cao vì một số hộ trồng trọt trước kia vẫn
Đại học Kinh tế Huế
có dùng phân heo tươi để bónhoặc phân heo ủ cho lên hoai mục rồi đem bón, gia đình chỉ mua phân hóa học để bón thêm. Hiện nay họ sử dụng nguồn phân sạch từ Biogas nên không còn phải mua phân hóa học nữa. Bên cạnh đó có những hộ chỉ thuần chăn nuôi, họ khôngtrồng trọt nên nguồn bãđặc và nước thải này không được sử dụng.
3.4. Tính toán lợi ích kinh tế của Biogastrong xử lý chất thải chăn nuôi Bảng12: Lợi ích kinh tế của Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi
ĐVT: 1000đồng/hộ/năm
Chỉ tiêu Số lượng
PVC 385
PVB1 727
PVB2 215
PVB = PVB1+PVB2 942
Hiện giálợi íchròng NPV = PVB-PVC 557
Tỷ suất lợi ích/chi phíBCR = PVB/PVC 2,45
Tỷ suất sinh lợi nội tại IRR 32%
(Nguồn: số liệu điều tra)
Bảng 12 cho thấy chi phí lắp đặt Biogas tính bình quân hàng năm không quá lớn, chỉ 385.000 đồng/hộ/năm. Lợi ích từ tiết kiệm chất đốt (than, củi, gas) là 727.000 đồng/hộ/năm, lợi ích từ khoản tiền tiết kiệm khi không mua phân bón hóa học/hộ/năm là 215.000 đồng, chủ yếu ở các hộ trồng cây, rau và hoa màu nhiều. Khoản tiết kiệm này không cao vì các hộ trồng trọt trước khi sử dụng Biogas thường dùng phân heo tươi hoặc ủ cho hoai mục để bón, họ chỉ mua phân hóa học để bón thêm, vì vậy sau khi sử dụng phân sạch từ hầm Biogas họ tiết kiệm được khoản tiền này. Như vậy lợi ích ròng thu được từ sử dụng các sản phẩm của Biogas là 557.000 đồng/hộ/năm. Tỷ suất lợi ích/chi phí là 2,45> 1, điều này có nghĩalợi ích từ việc lắp đặt Biogas lớn hơn so vớichi phí bỏ ra, việc lắp đặt mô hình này là rất đáng mong muốn.Tỷ suất sinh lợi nội tại IRR=32% lớn hơn lãi suất chiết khấu dùng trong khóa luận là 8%, như vậyviệc xây dựng mô hình Biogas là mang tính khả thi.
Biogas mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người sử dụng, đặc biệt đối với các hộ có mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Công nghệ Biogas không chỉ mang lại
Đại học Kinh tế Huế