Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình biogas ở huyện quảng điền tỉnh TTHuế (Trang 45 - 51)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH TTHUẾ

2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ chăn nuôi có xây dựng hầm Biogas để tìm hiểu tình hình ứng dụngBiogas của người chăn nuôi, trong đó có 80 hộ hầm vẫn hoạt động bình thường,10 hộ hầm đã hỏng hoặc không còn sử dụng nữa do khôngtiếp tục chăn nuôi.

Đề tài tiến hành điều tra ở 3 xã: Thị Trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng Vinh 2.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động của các nông hộ

Nguồn lực lao động trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng đều đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất, đồng thời quyết định đến năng lực sản xuất của nông hộ. Trong quá trìnhđiều tra, tôi đã thu thập thông tin vè tình hình nhân khẩu và số lao động của 3 xã được thể hiện qua bảng 6 nhưsau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ

TTSịa

BQ xã Quảng

Phước

BQ xã Quảng

Vinh

Tổng

1. Tổng số hộ Hộ - 20 35 35 90

2. Tổng nhân khẩu Người - 108 215 182 505

- Nhân khẩu BQ/hộ Người 5,61 5,40 6,14 5,20 -

3. Tổng lao động - 62 106 95 263

- Lao động BQ/hộ LĐ 2,92 3,10 3,03 2,71 -

(Nguồn: số liệu điều tra) Nhìn vào bảng số liệu 8 ta thấy: Trong tổng số 90 hộ được điều tra với tổng số nhân khẩu là 505 người thì bình quân mỗi hộ có 5,61 người/hộ; có sự khác biệt về nhân khẩu bình quân mỗi hộ giữa 3 xã; TT Sịa bình quân là 5,40 người/hộ, xã Quảng Phước bình quân 6,14 người/hộ, xã Quảng Vinh bình quân là 5,20 người/hộ. Song song với chỉ tiêu nhân khẩu bình quân/hộ thì chỉ tiêu số lao động bình quân/hộgiữa 3 xã cũng có sự chênh lệch; bình quân TT Sịa có 3,10 lao động/hộ; xã Quảng Phước bình quân là 3,03 lao động/hộ; xã Quảng Vinh có 2,71 lao động/hộ. Có thể nói lực lượng lao động của các nông hộ đóng một vai trò hết sức quan trọng, lao động nhiều cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng trong sản xuất, nâng cao năng suất và góp phần cải thiện mức sống cho gia đình,địa phương và cho xã hội.

2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi của các chủ hộ

Với tốc độ đô thị hóa như ngày nay, đồng thời giá cả lên xuống thất thường, những năm gần đây nhiều dịch bệnh của heo, bò xảy ra cho nên rất ít nông hộ lựa chọn trồng trọt hay chăn nuôi để bắt đầu sự nghiệp, họ thường chọn các ngành nghề có liên quan đến dịch vụ - thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ trên địa bàn huyện là những hộ đã chăn nuôi từ lâu, vì vậy họ đều có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, hiện nay họ đang cố gắng duy trì và phát triển nghề chăn nuôi của gia đình.Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả chăn nuôi của nông hộ.

Hình 4 chỉ ra có 20% sốhộ chăn nuôi từ 1-7 năm. Số hộ chăn nuôi từ 8-15 năm chiếm 57%, số hộ có thâm niên chăn nuôi trên 15 năm chiếm 23%. Nông dân đã trải

Đại học Kinh tế Huế

qua nhiều năm chăn nuôi nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, đây là một thuận lợi trong chăn nuôi, tuy nhiên điều này dẫn đến họ khó chấp nhận những kỹ thuật mới.

20%

57%

23%

1-7 năm 8-15 năm

>15

(Nguồn: số liệu điều tra) Biểu đồ1: Biểu đồ kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ

Việc ứng dụng các công nghệ mới như Biogas đòi hỏi phải có một số vốn đầu tư đáng kể cho nên vấn đề nguồn vốn cũng là một vấn đề có tác động lớn đến việc sử dụng mô hình này.

2.3. Nguồn vốn sử dụng và thời gian lắp đặt Biogas a, Nguồn vốn sử dụng

Trong những năm gần đây giá cả leo thang, các mặt hàng đều tăng giá vì vậy chi phí lắp đặt Biogas cũng tăng lên. Do đó các hộ mới lắp đặt Biogas gần đây phải chịu chi phí cao hơn các hộ lắp đặt của nhiều năm trước. Qua điều tra chỉ có 14 hộ vay vốn để lắp đặt Biogas, chiếm 16%. Nguồn vay ở đây đa số là vay từ Hội Nông Dân, Phụ Nữ và Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện với lãi suất ưu đãi. Còn lại là các hộ sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình. Bên cạnh đó, tất cả các hộ đã lắp đặt Biogas của Huyện đều nằm trong chương trình dự án khí sinh học do cục chăn nuôi phối hợp với tổ chức SNV Hà Lan thực hiện nên các hộ gia đình xây dựng hầm Biogas trong giai đoạn từ năm 2003-2006 sẽ được hỗ trợ 1.000.000 đồng trên một công trình, các hộ gia đình xây dựng trong giai đoạn từ năm 2007-2011 sẽ được hỗ trợ một công trình là 1.200.000 đồng.

Đại học Kinh tế Huế

16%

84%

Có Không

(Nguồn: số liệu điều tra) Biểu đồ 2: Biểu đồ tình hình vay vốn của nông hộ b, Thời gian lắp đặt Biogas

Hình 6 cho thấy các hộ mới lắp đặt Biogas từ 5 năm trở xuống chiếm 25%. Các hộ đã lắp đặt trong khoảng thời gian từ 6-9 năm rất nhiều chiếm 74%. Còn lại chỉ có 2% số hộ là đã lắp đặt Biogas 10 năm trở lên, các hộ này chủ yếu là chăn nuôi lâu năm với quy mô lớn, họ đã tìm hiểu mô hình hầm Biogas trên ti vi, sách báo và người quen nên hộ đã xây dựng hầm ngay khi chương trình về dự án khí sinh học được triển khai ở địa phương.

74%

25% 2% <=5 năm6-9 năm

>=10 năm

(Nguồn: số liệu điều tra) Biểu đồ 3: Biểu đồ thời gian lắp đặt Biogas 2.4. Xử lý chất thải chăn nuôitrước khi có Biogascủa nônghộ

Qua điều tra, trước khi áp dụng mô hình Biogas, có 59 hộ xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách cứthải ra kênh, ra vườn, chiếm 74%. 38 hộ dùng phân và nước thải để bón cây; có 18 hộ thải trực tiếp vào hầm chứa, chiếm 23%; chỉ có 3 hộ là ủ với rơm cho lên hoai mụcrồi mang đi bón ruộng, chiếm 4%.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng7: Xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có Biogas của nông hộ Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

Tổng số hộ 80 100%

Bón cây 38 48%

Thải ra kênh, ra vườn 59 74%

Thải vào hầm chứa 18 23%

Bón ruộng 3 4%

(Nguồn: số liệu điều tra)

2.5. Loại hình hầm Biogas các nông hộ sử dụng và đối tượng tham gia lắp đặt Biogas cho nông hộ Huyện Quảng Điền

Loại hình hầm Biogas được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện hiện nay là hầm ủ có nắp đậy cố định. Kích cỡ của hầm là từ 6,5m3–9,5m3.

Các hộ chăn nuôi biết được ô hình Biogas qua chương trình khuyến nông của xã, qua tivi, sách báo, một số tìm hiểu qua người quen, những người đã làm Biogas trước đó.

Phần lớn hệ thống Biogas trên toàn huyện đều do người làm dịch vụ được thuê để lắp đặt dưới sự giám sát của cán bộ khuyến nông.

2.6. Tình hình sử dụng khí Gas của các hộ dùng Biogas

Sản phẩm từ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi Biogas là khí gas được dẫn vào túi đựng gas, theo các ống dẫn gas đưa vào bếp sử dụng trong sinh hoạt như nấu ăn, nấu nước… đối với các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, lượng gas sinh ra nhiều thì còn sử dụng gas để nấu cám heo, nấu rượu, cho hàng xóm hay dùng đèn để thắp sáng, thậm chí có hộ còndùng khí gas để làm bánh tráng.

Bảng 8: Tình hình sử dụng khí gas của các hộ chăn nuôi Hình thức sử dụng Số hộ Tỷ lệ(%)

Sinh hoạt 80 100%

Nấuthức ăn cho heo 32 40%

Nấu rượu 5 6%

Đem cho 3 4%

Làm bánh tráng 1 1%

Thắp sáng 1 1%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8 cho thấy tất cả các hộ đều sử dụng khí gas cho sinh hoạt trong gia đình, có 32 hộ sử dụng khí gas để nấu thức ăn cho heo (chiếm 40%) vì hiện nay các hộ chăn nuôi chuyển sang thức ăn dạng tinh hỗn hợp nên nếu có nấu thức ăn gia súc thì chỉ nấu rau củ cho heo ăn thêm.

Trong các hộ điều tra, chỉ có 1 hộ sử dụng khí gas để thắp sáng, đây là hộ có quy mô chăn nuôi lớn, hộ này tìm hiểu về mô hình Biogas rất kỹ nên tìm cách để tận dụng được mọi lợi ích có thể có của nó. 1 hộ sử dụng để làm bánh tráng (chiếm 1%) , hộ này đã có nghề làm bánh tráng lâu năm. Có 5 hộ sử dụng khí gas để nấu rượu, chiếm 6% trong tổng số hộ điều tra, các hộ này có lượng gas sinh ra nhiều nên mới có thể dùng để nấu rượu được. Còn lại có 3 hộ cho hàng xóm xung quanh sử dụng cho sinh hoạt vì gas sinh ra nhiều, nếu không sử dụng thì gas cũng tự xả.

2.7. Tận dụng bãđặc và nước thải lỏng của các hộ ứng dụng Biogas

Ngoài công dụng chính như tạo chất đốt, xử lý ô nhiễm… Biogas còn rất hữu ích trong việc sử dụng bã đặc và nước thải làm phân bón. Do đó, tận dụng bã đặc và nước thải sẽ giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí phân bón cho trồng trọt. Bã thải từ công trình Biogas có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu đối với cây trồng, trong bã thải không còn trứng giun sán, mầm cỏ dại cũng bi phá huỷ nên bón cho cây sẽ hợp vệ sinh và hạn chế đuợc cỏ dại, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thục vật.

Nguồn bã đặc từ Biogas sẵn có sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ sử dụng cho trồng trọt. Có 48 hộ sử dụng bã thải để bón rau, tưới cây, hoa, bón ruộng… chiếm 60%, còn lại 32 hộ không sử dụng, chiếm 40%. Các hộ tận dùng nguồn bã thải này đa số là các hộ có đất rộng đủ để trồng trọt, trồng rau và hoa màu là hoạt động sản xuất chính của gia đình, tận dụng nguồn thải này rấttiện lợi.

Dùng bã thải để bón rau có 36 hộ, chiếm 75%. Dùng nước thải từ Biogas để tưới cây có 42 hộ, chiếm 87,5%,có 5 hộvì giađình có trồng hoa đem bán nêndùng để tưới hoa, chiếm 10,42%. 4 hộ sử dụng bã thải để bón ruộng, đa số là do ruộng cách xa nhà nên các hộ ngại vận chuyển đi xa. Chỉ có 1 hộ sử dụng bã thải này để nuôi cá, chiếm 2,08%. Một số hộ vì lượng chất thải thải ra qúa lớn nên đã đem cho hàng xóm sử dụng. Các số liệu được thể hiện qua bảng:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng9: Tình hình tận dụng bãđặc và nước thải lỏng của các hộ chăn nuôi

Chỉ tiêu Số hộ(hộ) Tỷ lệ(%)

Tổng 80 100.00

Không sử dụng 32 40.00

Sử dụng 48 60.00

Mục đích sử dụng 48 100.00

Bón rau 36 75.00

Tưới cây 42 87.50

Tưới hoa 5 10.42

Bón ruộng 4 8.33

Đem cho 5 10.42

Nuôi cá 1 2.08%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Bên cạnh những hộ tận dụng rất tốt bã thải làm phân bón sạch thì cũng có một số hộ không sử dụng nguồn thải hữu ích này. Nguyên nhân chủ yếu là không có đất trồng trọt hoặc không có thời gian để trồng trọt, số ít hộ ngại việc vận chuyển bã thải đi xa, lượng bã thải không đáng kể nên họ không sử dụng nguồn phân bón này. Một nguyên nhân khác là một số hộ vẫn chưa biết rõ về lợi ích của chất thải này nên cho rằng nếu đem bón hoặc tưới cho cây, cho rau thì sẽ không hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình biogas ở huyện quảng điền tỉnh TTHuế (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)