PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO LỤT ĐẾN SINH KẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN QUẢNG NINH
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhi ên
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và kinh độ từ 106017’ đến 106048’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thị xã Đồng Hới - Phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ
-Phía Đông giáp Biển Đông
-Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ở vào vị trí trung độ củacả nước, có các trục đường lộ lớn của quốc gia xuyên suốt chiều dài của huyện và có bờ biển dài 23 km. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, giao lưu thông thương với các địa phương trong và ngoài nước.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình:
Quảng Ninh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình của huyện phân thành 4 dạng như sau:
-Địa hình vùng rừng núi:
Bao gồm vùng dãy núi khe sâu chiếm 83,72% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là núi đá vôi, là vùng có địa hình hiểm trở có nguồn tài nguyên rừng với nhiều loại gỗ quý hiếm như: mun, huê...
- Địa hình vùngđồi:
Từ Tây Bắc xuống Tây Nam, phía Bắc sông Long Đại địa hìnhđồi thấp, đồi bát úp. Từ Nam sông Long Đại trở vào, địa hình thung lũng với hợp thuỷ nhỏ xen kẽ với đồi thấp và núi đá vôi. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn đồi, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
-Vùng đồng bằng;
Diện tích chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên, chiều ngang hẹp bị chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang và Đại Giang hợp thành sông Nhật Lệ tạo ra 3 tiểu vùng địa
Đại học Kinh tế Huế
hình, cóđiều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện.
-Vùng đất cát ven biển:
Chạy dọc bờ biển với chiều dài 23 km, địa hình gồ ghề với nhiều đụn cát và cồn cát xen lẫn các vùng bằng phẳng. Đây là vùng tiếp giáp với biển Đông nên có điều kiện nuôi trồng thuỷ, hải sản, trồng cây lâm nghiệp và các mô hình phát triển kinh tế khác như dịch vụ, du lịch...
Với sự đa dạng về địa hình cả về vùng rừng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển nhiều ngành nghề khác nhau từ trồng trọt, chăn nuôi đến dịch vụ, thương mại,...Tuy nhiên, trong công tác quản lý phòng chống thiên tai cũng gặp nhiều trở ngại do có nhiều đại hình khác nhau nên khó tập trung và dễ bị cô lập, chia cắt.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu:
Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè khô nóng, mưa ít;
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,40C
- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 40,1 –40,60C (tháng 6, tháng 7) - Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 7,8 –9,4oC (tháng 12, tháng 1)
- Tổng tích ôn trong năm 8.600 –9.0000C. Biên độ ngày và đêm5 - 80C.
- Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình năm bình quân từ 2.100 – 2.300mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm 20 – 25% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 70 – 75% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng vào mùa này.
Số ngày mưa trung bình ở Quảng Ninh khá cao lên tới 122 ngày. Tần suất những trận mưa lớn trên 300mm trong 24h, có nhiều trong các tháng 9,10,11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502 – 668mm), tháng có lượng mưa thấp
Đại học Kinh tế Huế
nhất là tháng 4 (44 –46mm).
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Quảng Ninh khá cao (82 – 84%), ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 70% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quảng Ninh thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông. Khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn thì độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 87%.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân năm ở Quảng Ninh đạt 1049 – 1037mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/5 đến 1/2.
Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4,5,6,7 lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
* Gió bão:
Trung bình hàng năm có 1 – 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:
Gió mùa Đông Bắc: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Ninh từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ từ 4 –60C so với bình quân nênảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Ninh là 30 – 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả không tốt đến đời sống và sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối của Quảng Ninh có khá nhiều, với mật độ 1-1,2 km/km2. Sông Đại Giang và sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường Sơn hợp thành sông Nhật Lệ chảy về hướng Đông đổ ra biển, hầu hết các sông ngăn và dốc. Ngoài ra, còn có các hồ, đập chứa nước với dung tích lớn.
Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũnghẹp, triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ. Hầu hết các con sôngở Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Vì vậy, ở các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Nguồn tài nguyên đất ở huyện Quảng Ninh bao gồm hai nhóm đất chủ yếu là nhóm đất vùng đồi núi và nhóm đất vùng đồng bằng. Phần lớn đất đồi núi được xếp vào nhóm đất xám với diện tích 67017 ha, chiếm 56,27% diện tích tự nhiên.
Trong nhóm đất vùng đồng bằng thì đất cát chiếm 6,53% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất cát và cồn cát trắng. Đất mặn có diện tích 150 ha chiếm 0,13% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa có diện tích 4350 ha chiếm 3,65%. Các nhóm đất khác chiếm 29,04% trong đó núi đá 0,23% và sông suối 2,51% diện tích tự nhiên.
b. Tài nguyên rừng
Với diện tích rừng rộng lớn chiếm 62% diện tích tự nhiên gồm nhiều loại thực vật phong phú ở tầng cao, có trữ lượng gỗ 4,3 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý như: lim, huê, sến, táu và nhiều loại lâm sản khác như song mây…Ở tầng thấp là rừng trồng chủ yếu là thông nhựa. Tài nguyên rừng đã đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế của huyện Quảng Ninh và của tỉnh về vật liệu xây dựng, trang trí mỹ nghệ, cung cấp năng lượng, nguyên liệu, dược liệu.
Đến nay, toàn huyện đã trồng được 450 ha rừng tập trung không kể các dự án của lâm trường quốc doanh và 708 ngàn cây phân tán bình quân mỗi năm trồng 90 ha
Đại học Kinh tế Huế
và 142 ngàn cây phân tán.
c. Tài nguyên nước - Tài nguyên biển
Vùng biển Quảng Ninh có hầu hết các loài hải sản ở Việt Nam (1000 loài), với những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: Tôm, cá, mực, sò, ốc…Trong đó mực ống, mực nang có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2004 của huyện Quảng Ninh, trữ lượng nguồn hải sản khai thác ở vùng biển sản lượng trên 1.332 tấn/năm.
- Tài nguyên sông suối: Trên địa bàn huyện có nhiều con sông chia cắt như sông Đại Giang, Nhật Lệ, Kiến Giang tạo điều kiện cho việc khai thác đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên sông. Đồng thời tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, khai thác vật liệu xây dựng trên sôngở thượng nguồn.
- Tài nguyên ao hồ: Có mạng lưới ao hồ lớn với diện tích 60 ha đã thúc đẩy sự phát triển nuôi trồng thủy sản trong huyện.
d. Tài nguyên khoáng sản.
Quảng Ninh có nhiều loại khoáng sản như đá vôi, đá sét xi măng, đôlômit, đá ốp lát, cát sạn, sét gạch ngói… với trữ lượng lớn và nhiều điểm khai thác, cho phép huyện phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng với quy mô lớn tạo mũi đột phá thúc đẩy kinh tế của huyện.
e.Đặc điểm dân cư
Trên địa bàn huyện có 2 dân tộc anh em cùng chung sống là dân tộc Kinh chiếm 74,55% và dân tộc Vân Kiều chiếm 26,45 %.
Trong chiến tranh với tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ tổ quốc, nhân dân trong huyện đã lập nhiều chiến công cho sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, họ cùng nhau xây dựng lại quê hương, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Với nguồn nhân lực dồi dào sẽ bổ sung một lực lượng lao động đáng kể trong các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ,…Khi có thiên tai xảy ra thì việc huy động tập hợp lực lượng một cách dễ dàng, và việc ổn định cuộc sống sau thiên tai bão lụt cũng phần nào được cải thiện nhanh hơn.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.1.6.Đặc điểm chungvề khí hậu, thiên taiở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
Huyện Quảng Ninh có 14 xã, 1 thị trấn. Địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông với 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ địa hình được chia thành 4 vùng: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu du lịch, nghỉ dưỡng.
Quảng Ninh nằm vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hìnhở miền Nam và mùa đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu Quảng Ninh chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm nên thường gây lũ lụt, sạt lở, cát chảy lấp đồng ruộng trên nhiều vùng, lượng mưa trung bình nhiều năm cả huyện là 2.100-2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Nhiệt độ trung bình toàn huyện là 24-250C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600-8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700-1.800 giờ/năm. Như vậy nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới. Điều kiện thời tiết bất lợi đối với Quảng Ninh là gió phơn Tây Nam khô nóng xuất hiện trong khoảng 100 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán và bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%). Bão thường đi kèm với mưa lớn. Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm.
2.1.1.7. Tác động của bão lụt đến huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Là một vùng luôn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai biến đổi khí hậu, tuy nhiên hiện nay tại Quảng Ninh vẫn chưa có một nghiên cứu nào về các vấn đề và các tác động của Biến đổi khí hậu. Với địa hình hẹp về chiều ngang, trải dài dọc bờ biển, Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến huyện Quảng Ninh trên tất cả các ngành,
Đại học Kinh tế Huế
nghề, lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Ninh như sau:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết có xu hướng tăng lên.
- Mực nước biển dâng lên do sựgiãn nở nhiệt của đại dương, băng tan ở 2 cực và các đỉnh núi cao.
- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,..) xảy ra với tần suất cao và có nhiều sự bất thường về cường độ.
Sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, lũ lụt (thoát nước, tiêu nước và sạt lở đất), bão và áp thấp nhiệt đới, hạn hán sẽ là những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.
Theo các kịch bản Biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho 7 vùng khí hậu của Việt Nam (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ), lượng mưa mùa khô có thể giảm, lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nên nhiệt độ trung bình tăng 3,60C vào năm 2100 và sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm. Mực nước biển trung bình hàng năm có thể tăng 65cm vào năm 2050, 75cm vào năm 2070 và dự tính đến năm 2100 có thể tăng khoảng 1km. Và Quảng Ninh cũng chịu tác động tương tự với kịch bản biến đổi khí hậu này.
Tình hình biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của các cộng đồng dân cư nghèo, nhất là các địa phương ven biển, ven sông.
Với kịch bản nước biển dâng 1m, xâm nhập mặn vào sâu trong sông, mặn tiềm tàng trong đất dẫn đến nhu cầu dùng nước sẽ tăng cao và ảnh hưởng tới khoảng 15.000 ha đất ở Quảng Ninh. Khoảng 10.000 người vùng ven biển Quảng Ninh thiếu nước sinh hoạt. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài chết hàng trăm gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện, đặc biệt là trên địa bàn các xã Tân Ninh, Vạn Ninh, Gia Ninh, Xuân Ninh, Trường Xuân,….
Đại học Kinh tế Huế
Biến đổi khí hậu tác động đến các lĩnh vực chủ yếu của Quảng Ninh như sau:
- Đối với nông nghiệp: Quảng Ninh là một huyện nông nghiệp nên cuộc sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng vàứng phó với Biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên. Dịch bệnh có xu hướng phát triển là một trong những nguyên nhân gây giảm sút năng suất cây trồng, vật nuôi.
Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan khác như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét đã và sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy, hải sản. Trong thời gian vừa qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt, hạn hán) như trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 những đợt mưa tiểu mãn tương đốilớn gây ngập úng một số diện tích sản xuất nông nghiệp ở các xã trong huyện.
- Đối với sức khỏe cộng đồng: Biến đổi khí hậu đã gây nhiều bệnh tật do hậu quả của thiên tai (nắng nóng, rét hại, lũ lụt, hạn hán,…), dịch bệnh gia tăng (nhất là các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết, dịch tả, dịch cúm gia cầm, sởi, lao…). Đây là những bệnh ảnh hưởng đến các vùng đông dân cư trên địa bàn huyện.
- Đối với cơ sở hạ tầng: Tác động của Biến đổi khí trực tiếp làm thay đổi và ngập nước của các cơ sở hạ tầng hiện tại do vậy trong công tác quy hoạch công trình mới cần tính đến kịch bản Biến đổi khí hậu.
Tác động của Biến đổi khí hậu đến các khu vực khác trong nội địa của tỉnh, nơi có địa hìnhđồi núi cao, là hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật. Năng suất lúa sẽ bị giảm khoảng 10% khi nhiệt độ không khí tăng thêm 10C. Các vùng sinh thái sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái và ảnh hưởng mạnh đến năng suất và sản lượng thủy sản ở các vùng cửa sông, vàảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong khu vực.
Đại học Kinh tế Huế