Tình hình sinh k ế của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bão lụt 2010 đến sinh kế và các vấn đề về môi trường tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 69)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO LỤT ĐẾN SINH KẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN QUẢNG NINH

2.3. Đánh giá ảnh hưởng của lũ lụt tại các hộ điều tra

2.3.3. Tình hình sinh k ế của các hộ điều tra

Sinh kế của các hộ điều tra chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính và có mộtbộ phận là làm ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 12: Tình hình sinh kế của các hộ điều tra

Nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%)

Tổng 60 100

- Nông nghiệp 32 53,33

-Ngư nghiệp 18 30,00

- Dịch vụ 4 6,67

- Khác 6 10,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Về sinh kế chính của các hộ được điều tra chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm đến 53,33%, chỉ một bộ phận nhỏ làm dịch vụ chiếm 6,67% và ngành nghề khác là 10 %.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên khi mưa lũ kéo dài thì người dân rơi vào cảnh mất mùa, năng suất giảm sút

Đại học Kinh tế Huế

cũng như việc làm của người dân cũng bị ảnh hưởng. Trong các hộ điều tra thì có 18 hộ làm ngư nghiệp (đánh bắt thủy sản) chiếm 30% tổng số hộ. Việc đánh bắt cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Như vậy, chúng ta có thể thấy sinh kế của người dân nơi đây phụ thuộc vào điều kiện thời tiết là chính nên dễ bị ảnh hưởng, tổn thương do thiên tai gây ra nhất là trong mùa bão lụt. Vì vậy cần có các chính sách kết hợp được nhiều ngành nghề khác nhau đảm bảo ổn định cho cuộc sống của người dân.

2.3.4. Nguồn thu nhập bình quân hàng nămtừ các hộ điều tra

Nguồn thu nhập của mỗi hộ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ, với những hộ có nguồn thu nhập cao sẽ có điều kiện về vật chất tốt hơn đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp. Nguồn thu nhập bình quân hàng năm của các hộ điều tra được thể hiện ở Bảng 13

Bảng13: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra Nguồn thu

nhập

Trước bão lụt Sau bão lụt So sánh

Giá trị (ng.đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (ng.đồng)

Cơ cấu

(%) +/- %

∑Thu nhập 2.969 100 2.804 100 0 0

1. Trồng trọt 1.792 60,36 1.505 53,67 -287 -16.02

2. Chăn nuôi 205 6,90 166 5,92 -39 -19,02

3. NTTS 122 4,11 55 1,96 -67 -54,92

4.Đánh bắt

thủy sản 417 14,03 610 21,75 193 46,28

5. Dịch vụ 333 11,23 333 11,89 0 0,00

6. Khác 100 3,37 135 4,81 35 35,00

(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được nguồn thu nhập của các hộ điều tra là từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nguồn thu nhập từ trồng trọt vẫn là nhiều nhất, trước bão lụt

Đại học Kinh tế Huế

trung bình mỗi hộ gia đình thu nhập từ trồng trọt gần 1,8 triệu đồng chiếm 60,36 % cơ cấu thu nhập, sau bão lụt nguồn thu nhập từ trồng trọt gần 1,5 triệu đồng chiếm 53,67 % cơ cấu thu nhập, như vậy nguồn thu nhập từ trồng trọt sau bão lụt có phần giảm hơn so với trước bão lụt (16,02 %), nguồn thu nhập này giảm xuống một phần là do các sản loại nông sản như khoai, sắn chưa kịp thu hoạch trước mùa bão lụt thì sẽ bị nước lũ làm cho hư hỏng, hay hoa màu bị nước lũ cuốn trôi, người dân chưa chủ động được vốn và cây giống để chuẩn bị cho mùa vụ gieo trồng tới. Nguồn thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình từ chăn nuôi trước bão lụt là 205 ngàn đồng và sau bão lụt là 166 ngàn đồng, như vậy nguồn thu nhập từ chăn nuôi sau bão lụt cũng có phần giảm xuống, nguyên nhân là do sau bão lụt các hộ gia đình thiếu vốn để mua con giống, và thiếu nguồn thức ăn để chăn nuôi. Nguồn thu nhập từ hoạt động đánh bắt thủy sản chiếm một phần đáng kể trong những hộ làm ngư nghiệp, nguồn thu nhập này trước bão lụt là 417 ngàn đồng chiếm 14,03 % trong cơ cấu nguồn thu nhập của hộ gia đình, sau bão lụt nguồn thu nhập này là 610 ngàn đồng chiếm 21,75 % cơ cấu nguồn thu nhập. Hoạt động đánh bắt thủy sản ở đây chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình thuộc xã Trường Xuân. Nguồn thu từ hoạt động đánh bắt thủy sản tăng lên là do sau bão lũ sẽ có nhiều loài cá di chuyển từ nơi khác đến và thích hợp với nguồn nước lũ nên tạo điều kiện cho các hộ đánh bắt dễ dàng hơn. Nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì không có sự thay đổi đáng kể trước và sau bão lụt.

Sở dĩ có như vậy là do mỗi hộ gia đình có thể kết hợp được nhiều ngành nghề cùng một lúc, ví dụ như vừa trồng trọt và chăn nuôi kết hợp hay vừa làm nông vừa đánh bắt thủy sản nên cơ cấu thu nhập của các hộ có sự đa dạng về ngành nghề. Trong lĩnh vực trồng trọt thì có thể trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô, lạc,…Việc đa dạng hóa các ngành nghề tạo điều kiện cho người dân phần nào tránh được rủi ro do thiên tai gây ra, khi không có việc này để làm thì có thể chuyển qua làm việc khác. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra một bất lợi là họ không chủ độngtập trung sản xuất một lĩnh vực nhất định

Đại học Kinh tế Huế

nên sự đầu tư cho mỗi ngành nghề là không cao, nên nguồn thu nhập chỉ đủ chi tiêu trong gia đình chứ không có đủ điều kiện để mở rộng đầu tư sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bão lụt 2010 đến sinh kế và các vấn đề về môi trường tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)