Các gải pháp trong phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bão lụt 2010 đến sinh kế và các vấn đề về môi trường tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 88)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ THIÊN TAI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO LŨ LỤT GÂY RA TẠI HUYỆN QUẢNG NINH

3.3. Các gải pháp trong phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường

- Hỗtrợ nghiên cứu thí điểm và chuyển giao các mô hình nông nghiệp phù hợp, có khả năng thích ứng với các tác động của thiên tai.

- Chọn lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có vòngđời ngắn.

- Tăng cường theo dõi diễn biến của khí hậu, kết hợp với các mô hình cụ thể cho từng diện tích đất cụ thể, với các loại giống tương ứng và linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu mùa vụ.

-Tăng cường xây dựng cơ sởhạtầng nông nghiệp như nâng cấp các hệthống thủy lợi, đê ngăn lũ.

-Đầu tư thêm các dịch vụchếbiến và lò sấy các loại nông sản tập trung.

- Quy hoạch ngắn hạn và dài hạn việc sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả với sự xem xét tác động trước mắt và tác động tiềm tàng của bão lụt, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp cho địa phương đượcổn định và bền vững.

- Khi có bão lụt xảy ra, tùy theo mức độmà có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổchức khác nhau nhằm huy động sức người và thiết bị để ứng phó.

- Tổchức tập huấn nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân vì hầu hết nông dân ở đây trìnhđộ chưa cao, chủyếu vẫn canh tác theo kinh nghiệm.

- Trong canh tác lúa nước: người nông dân thường có thói quen gieo thẳng lúa giống mới lên xuống ruộng, như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro khi xảy ra mưa lớn, lũ sớm, lũ tiểu mãn. Dođó, nên có các biện pháp như gieo lúa giống thành mạcao từ 10-20cmởnhững vùng đất cao hơn trước sau đó mới gieo xuống ruộng hoặc tiến hành lên luống cao hơn.

Đại học Kinh tế Huế

-Đối với hoa màu: để hoa màu không bịngập úng trong mùa mưa lũ, người dân có thểlên luống đểtrồng rau và chừa rãnhđể thoát nước.

- Về chăn nuôi: đối với gia cầm, người dân thường nuôi thả tự do trong vườn nên rất dễ mất mát, khó chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh cũng như bắt nhốt khi có thiên tai xảy ra. Do đó, người dân nên nuôi gia cầm bằng chuồng hoặc lồng, vừa dễ quản lý khi bão lũ đến, đồng thời đảm bảo vệ sinh sân vườn và nhà cửa không bị gia cầm ra vào gây mất vệsinh, cũng như kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn. Riêng đối với gia súc, phải chuẩn bị thức ăn dựphòng trong mùa mưa lũ, đặc biệt đối với lợn phải xây chuồng trại cao ráo.

- Trong thu hoạch nông sản: nông dân thường có thói quen thu hoạch bằng cách gặt thủcông nên thời gian thu hoạch thường lâu và tốn nhiều công sức. Do đó, khi có lụt bão xảy ra sớm hơn so với lịch thời vụthì sẽ không thu hoạch về nhà kịp. Đểkhắc phục các hợp tác xã cần có chủ trương đầu tư thêm máy gặt cho nông dân thuê. Điều này vừa giúp nông dân thu hoạch nhanh, giảm chi phí thu hoạch hàng năm, cũng như ứng phó kịp thời khi lũ về.

3.3.2. Đối vi nuôi trồng và đánh bắt thy sn

- Thường xuyên đôn đốc ngư dân thu hoạch trước mùa mưa bão, hoặc thu hoạch dần thủy sản nuôi đãđạt tiêu chuẩn, tránh mất trắng khi thiên tai xảy ra.

- Tổchức tập huấn nâng cao kỹ năng nuôi cho người dân, vì hầu hết ngư dân ở đây trìnhđộ chưa cao, chủyếu vẫn nuôi theo kinh nghiệm.

- Hỗtrợ hoặc cho vay vốn khi cần thiết để người dân có thêm điều kiện đầu tư vào các mô hình sản xuất cũng như các loài nuôi mới hoặc mua sắm thiết bị nuôi vàứng phó khi có thiên tai xảy ra.

3.3.3. Các gii pháp vci thin và nâng cao chất lượng môi trường

- Chính quyền địa phương định kỳphối hợp với các thôn phát động phong trào bảo vệ và làm sạch môi trường thôn xóm, nhà cửa nhằm làm thông thoáng môi trường, hạn chếdịch bệnh lan truyền, đồng thời dễ ứng cứu khi có thiên tai.

- Tuyên truyền người dân xây dựng nhà vệsinh sạch sẽ và đúng kỹ thuật.

- Không thảgia súc, gia cầm đi lại tự do trong sân vườn hoặc trong nhà.

Đại học Kinh tế Huế

-Khơi thông cống rãnh, cải tạo hệthống tiêu nước đểdòng chảy lưu thông.

- Trong lũ lụt, ngay khi nước hạxuống ở mức thấp, có thể đi lại được, mỗi hộgia đình nên nhanh chóng đẩy rác thải và các chất bẩn ra khỏi khuôn viên nhà và lau rửa vệ sinh nhà cửa.

- Tiến hành khử trùng các thôn xóm và các vực nước, giếng nước có khả năng gây bệnh sau lũ lụt.

3.3.4. Các biện pháp xử lý nước, môi trường và phòng bệnh sau lũ lụt

Để chủ động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (CLVSATTP) trong mùa bão lụt cần chú ý một số biện pháp chủ yếu sau:

-Để đối phó với bão, lũ đảm bảo CLVSATTP, cần thiết phải tính toán sẵn sàng có một lượng dữ trữ về lương thực, thực phẩm, nước uống. Trên phương châm 4 tại chổ để chuẩn bị dữ trữ cho phù hợp với từng vùng, từng khu vực.

- Khi bão lụt xẩy ra, trước tiên phải có đủ nước sạch để dùng. Nếu có điều kiện sử dụng nước đóng chai, đóng hộp, nước đã khử trùng. Phải có thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm bị mốc, bị biến chất. Khi khó khăn thiếu thốn cần có sự tiếp tế thực phẩm dữ trữ từ nơi khác đến, không ăn thịt các loại gia súc, gia cầm chết.

- Sau bão lụt, cần huy động lực lượng làm tổng vệ sinh, thu gom xử lý xác chết, rác bẩn, sữa chữa nhà cửa, các công trình vệ sinh, đặc biệt là giếng nước. Trong khẩu phần ăn cần bổ sung tăng cường rau quả, thức ăn tươi giàu vitamin. Cần giám sát phát hiện các bệnh thiếu vitamin, các bệnh truyền qua thực phẩm để xử lý kịp thời.

Xử lý các giếng:

Đối với giếng khơi: Dù đã dùng ni lông và nắp đậy miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và ni lông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Thau rửa giếng nước bằng cách: Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng; tháo bỏ nắp và ni lông bịt giếng. Nếu giếng ngập lụt, nước đục thì phải tiến hành thau rửa: múc cạn nước và vét hết bùn cặn. Dùng nước giếng dội lên thành giếng cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành và sàn giếng. Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng trong, vẫn phải tiệt trùng trước khi sử dụng.

Bước 2: Làm trong nước giếng

Đại học Kinh tế Huế

Dùng phèn chua với liều lượng 50 gam cho lm3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100 gam/m3. Hòa hết lượng phèn cần thiết vào 1 gàu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.

Bước 3: Khử trùng giếng

Có thể dùng cloramin B 25% (liều lượng 10 gam/m3 nước) hoặc clorua vôi 20% (13 gam/m3 nước). Múc 1 gàu nước, hòa hóa chất nói trên vào nước, khuấy đều cho tan hết.

Tưới đều gàu nước này vào giếng, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để sau 30 phút đến 1 giờ thì dùng được.

Đối với giếng khoan:

Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa để bỏ nước mới thấm ra sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý vệ sinh bơm, sàn giếng.

Xử lý môi trường:

- Nước rút đến đâu, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó vì nếu không làm kịp thời sẽ khó đẩy được bùn, đất ra khỏi nhà, sân và đường đi.

- Khi nước rút hết, môi trường bị ô nhiễm, có mùi tanh, thối. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

- Xử lý xác súc vật chết như sau:

+ Khảo sát để ước lượng xácsúc vật chết cần xử lý.

+ Tìm vị trí chôn xác xúc vật: tốt nhất là chôn ở ngoài đồng, xa nguồn nước (ao, sông, hồ...) ít nhất 50m. Có thể chôn súc vật ở vườn nhưng chú ý xa giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hóa chất khử trùng tẩy uế.

+ Đào hố chôn sao cho lất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m.

Chuyển toàn bộ xác súc vật vào hồ và hớt một lớp đất khoảng 10cm chỗ xác súc vật nằm chôn cùng với súc vật. Tốt nhất đổ 2-3kg vôi bột lên trên hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng như cloramin B, clorua vôi... nồng độ cao (có thể tới 100mg cloramin B 25%) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh đào bới.

+ Khử trùng nơi có xác súc vật: sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hoặc thuốc khử trùng thì tập trung rác vào nơi đó và đốt.

Đại học Kinh tế Huế

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ để làm nơi cư trú cho muỗi.

Làm vệ sinh và tu sửa hố xí (nếu không hỏng nặng). Nếu hỏng nặng, chọn nơi cao đất, xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất tránh ruồi và côn trùng súc vật tiếp xúc với phân, chờ tạm ổn thì sửa lại hố xí.

Đề phòng một số bệnh sau bão lụt:

Phòng bệnh đau mắt đỏ bằng cách:

- Không lau rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.

-Không để trẻ em chơi đùa với nước bẩn.

- Rửa tay với nước sạch.

-Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người bị đau mắt đỏ.

- Tra thuốc nhỏ mắt (cloramphenicol 0,4%) cho tất cả những người có nguy cơ bị đau mắt đỏ.

- Chú ý diệt ruồi vì chúng truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Bệnh ngoài da do nước:

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc cát cho trong nước để tắm giặt.

- Không mặc quần áoẩm, ướt.

- Trong khi đang bão lụt không để trẻ em bơi lội, tắm gội và chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn có thể gây các bệnh tiêu chảy do trẻ nuốt phải nước bẩn.

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn, tù đọng. Phòng bệnh ỉa chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, sốt xuất huyết...

- Thực hiện đúng nguyên tắc: "ăn chín, uống sôi".

-Không nên ăn rau sống, nếu ăn thì phải rửa bằng nước đã khử trùng.

- Ngủ phải nằm mùng.

- Loại bỏ vũng nước tù, đọng là nơi sinh sản của muỗi.

- Phun hóa chất diệt côn trùngở những nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết, sốt rét.

- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bão lụt 2010 đến sinh kế và các vấn đề về môi trường tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)