PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG, GIẢM NHẸ THIÊN TAI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO LŨ LỤT GÂY RA TẠI HUYỆN QUẢNG NINH
3.2. Một số biện pháp ứng phó với lũ lụt, khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra
Di dời nhanh chóng người và của ra khỏi khu vực của bão, lũ. Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm, cứu trợ, cấp cứu người bảo vệ tài sản trong thời gian có lũ quét. Thực hiện khẩn trương công tác tìm kiếm, cứu nạn người dân và tài sản ra khỏi khu vực bão, lũ. Đảm bảo không có người dân nào bị đói, thiếu nước sạch, chổ ở…Đảm bảo các dịch vụ về y tế phòng chống dịch bệnh lây lan sau bão, lũ. Cộng đồng cùng chia sẻ, động viên và giúp đỡ nhân dân gặp khó khăn do bão, lũ. Làm thông thoáng các tuyến đường giao thông bị bão, lũ phá hoại. Tránh sự cô lập vùng bị bão, lũ.
3.2.2. Biện pháp phòng ngừa
Chiến lược phòng chống lâu dài: Để góp phần phát triển bền vững, trong chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lâu dài của Quảng Ninh, chiến lược phòng chống lũ quét phải nhằm thực hiện các mục tiêu :
- Giảm tổn thất về người, sinh mạng.
- Giảm thiệt hại của cải vật chất của xã hội.
- Giảm sự ngừng trệ về sản xuất, nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
- Giảm sự nguy cơ ngày càng gia tăng mức độ của lũ quét Biện pháp:
Tuyên truyền giáo dục về bão lụt, mở các lớp tập huấn cho nhân dân về cách thức phòng chống khi bão, lụt xảy ra.
Xây dựng củng cố hệ thống giao thông thuỷ lợi: cải tạo hệ thống kênh rạch, sông suối nhằm cải thiện dòng chảy, hạn chế các tác hại của lũ. Mở rộng khẩu độ cầu cống, bố trí cầu và các công trình điều tiết phòng tránh lũ quét; Làm đập kiểm soát trên các sông, suối thường xảy ra lũ quét.
Trước hết, cần thiết nghiên cứu thực trạng lũ –lũ quét để làm cơ sở xác định nơi và thời điểm xuất hiện lũ quét để bước đầu xác định các khu vực trọng điểm cần ưu tiên
Đại học Kinh tế Huế
nghiên cứu. Áp dụng mô hình dự báo để dự báo và cảnh báo lũ quét, ngoài ra các phương tiện thông tin đại chúng cũng không nằm ngoài cuộc nhằm góp phần vào công tác cảnh báo và hướng dẫn dân chúng cách tránh và thoát khỏi những vùng có lũ quét một cách rất hiệu quả. Các yêu cầu cơ bản về thông tin cần trong hệ thống cảnh báo lũ quét là việc thu thập thông tin và truyền bá kịp thời các thông tin đó.
Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh tháiở mức cao. Chủ động phòng tránh thiên tai và các sự cố môi trường gây ra do lũ quét. Cụ thể: phải bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản); phân vùng nhằm phòng tránh lũ quét (phân vùng đất, cải tạo các dòng sông...), lồng ghép các nghiên cứu về kinh tế- xã hội và môi trường trong hoạch định biện pháp phòng tránh cũng như giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, tăng cường hoạt động quản lý và dự báo lũ quét (như: tăng cường nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng nghiệp vụ năng lực kỹ thuật cho cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, dự báo KTTV), xây dựng các chính sách về lũ quét, các chương trình phòng chống lũ quét, ưu tiên...
Phòng chống lụt bão là sự nghiệp của toàn dân, đồng thời là nghĩa vụ của mọi người nên phải có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp (nhất là chính quyền các cơ sở). Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, huyện hằng năm đều có chỉ thị đôn đốc công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
3.2.3. Giải pháp kỹ thuật
- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.
- Đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông. Việc quy hoạch, xây dựng các dự án ở những vùng ven biển, cửa sông đều phải tính tới yếu tố ổn định địa mạo và yếu tố biển dâng một cách cụ thể.
- Xây dựng một số các công trình như Nhà trú ẩn đa năng kiên cố phục vụ cho việc di dân tránh bão lụt tại các cộng đồng dân cư trong khu vực.
Đại học Kinh tế Huế
- Rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch ngành tại các xã của huyện Quảng Ninh với các phương án phải đối mặt với lũ, lụt. Đặc biệt thống kê số hộ và số dân hiện đang cư trú dọc bờ biển, những nơi bị đe dọa xâm thực để cần được bố trí đến nơi cư trú mới an toàn trên từng độ cao nhất định, phân bố lại lực lượng sản xuất.
3.2.4. Giải pháp quản lý
- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và của người dân về các phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai, tăng cường năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ một cách có hiệu quả. Làm cho cả xã hội nhận thức đầy đủ về tính tất yếu phải ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của nó đến tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.
- Phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các hội đoàn thể tổ chức các lớp nâng cao năng lực phòng chống bão cho ngư dân, nhân dân vùng ven biển.
- Đẩy mạnh sự hợp tác và điều phối liên vùng để có thông tin, số liệu được cập nhật liên quan đến bão, lũ lụt, trong đó có huyện Quảng Ninh; hợp tác trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và điều tra nghiên cứu những đề tài khoa học đặt ra cho vùng.
3.2.5. Một số giải pháp khác
- Hỗtrợ vềtín dụng để người dân có thêm vốn đầu tư sản xuất.
- Đề nghị chính quyền có những can thiệp với các tổ chức ngân hàng để tăng thời gian cho vay vốn phù hợp với qui mô sản xuất và chu kỳcanh tác.
-Đầu tư và tăng cường năng lực của các hệthống thông tin cảnh báo để người dân có nhiều thông tin nhằm chủ động hơn trong việc phòng chống thiên tai.
- Nghiên cứu phát triển những đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương.
-Đểphát triển NTTS bền vững cần có con giống chủ động và khoẻmạnh.
- Xây dựng hệthống thu mua và có chính sách giá cảthích hợp.
- Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệnguồn lợi thuỷsản.
Đại học Kinh tế Huế
- Đầu tư và nâng cấp hệthống giao thông liên thôn, liên xãđể chủ động trong việc sơ tán khi có nước lớn.
- Hỗtrợ các nhóm phòng chống lụt bão các trang thiết bị cần thiết (phao cứu sinh, thuyền máy,…).
- Hỗtrợ các gia đình nghèo nguồn nước sinh hoạt và xây dựng nhà vệsinh.