CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phong An nằm về phía Nam huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giápthị trấn Phong Điền,xã Phong Hiền - Phía Tây giáp xã Phong Thu và xã Phong Xuân - Phía Đông giáp huyện Hương Trà
- Phía Nam giáp xã Phong Sơn 2.1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn
Xã Phong An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển do dó đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu của xã.
Khí hậu xã Phong An có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 240C - 250C tương đương với tổng nhiệt hằng năm khoảng 9.0000C –9.200 0C; số giờ nằng trung bình 5 - 6 giờ/ngày. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 70C–90C.
Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25 0C, tháng nóng nhất thường là tháng 6 hoặc tháng 7. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 390C–400C.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng chính của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều và lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh từ 170C – 22 0C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 xuống 150C.
Chế độ mưa ẩm: xã Phong An có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình hằng năm đạt 2.800 – 3.000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, 2 tháng có mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 chiếm 45% tổng lượng mưa toàn năm
Đại học Kinh tế Huế
%, trong mùa mưa độ ẩm lên đến 90 %. Do mùa mưa trùng với mùa có bão nên hay gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong xã. Mùa khô kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp làm khô cạn nguồn nước ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Địa hìnhtương đối bằng phẳng, sông ngòi có đặc điểm ngắn, vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, trung bình 3.000m3/s; mùa khô sông nước khô cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3- 4 m3/s.
Ở xã có sông chính là sông Bồ, ngoài ra có các con hói nhỏ, các bàu, hồ và một số khe, rạch. Sông Bồ có chiều dài: 150 km; chiều rộng: 50- 200 m; diện tích lưu vực:
680 km2; lưu lượng nước mùa lũ: 400 m3/s; mùa kiệt là 0,5 m3/s.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất:
Trên địa bàn xã có một số loại đất chính như sau:
- Đất vàng đỏ trên đá sét biến chất (Fs) được phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi, ... Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này được phân bố ở hầu hết 7 thôn trên toàn xã.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit, trầm tích. Có độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém. Loại đất này đuợc phân bố ở thôn Đông An, Đông Lâm, Vĩnh Hương, Phường Hóp.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) được phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mòn, rửa trôi.Đất xói mòn trơ sỏi đá chủ yếu phân bố ở khu vực đồi núi chưa sử dụng thuộc thôn Đông An.
- Đất cát (C): Diện tích đất cát ở xã Phong An không lớn phân bố chủ yếu ở thôn Thượng An.
- Đất phù sa: Ở xã Phong An có 2 loại đất phù sa đó là phù sa được bồi hằng năm (Pb) và đất phù sa không được bồi hằng năm (Pk). Đây là loại đất được phân bố chủ yếu ở thôn Phò Ninh, Thượng An, Bồ Điền, ...
Đại học Kinh tế Huế
b.Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: xã Phong An có nguồn tài nguyên nước mặt là sông Bồ và hệ thống ao hồ, đập rất lớn như hồ Bàu Co, hồ Dum, đập Ông Lơi, đập Phụ Nữ, đập Tre Làng, đập Dùng, đập Lầy, bàu Bà Chít, bàu Ông Giáo, bàu Ông Nguyệt, ... đây là nguồn cung cấp tưới cho nông nghiệp.
- Nước ngầm: với một phần diện tích là vùng đồng bằng và xung quanh có hệ thống sông hồ lớn nên nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào góp phần cải thiện được cuộc sống cho người dân địa phương và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
c. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của xã chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng tự nhiên sản xuất bao gồm các loại keo, tràm, thông, ... Diện tích rừng trên địa bàn là 950,28 ha.
d. Tài nguyên khoáng sản
Xã Phong An hiện không có nguồn khoáng sản nào lớn, chỉ có một lượng nhỏ khoáng sản sét và đá.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như trên, xã Phong An có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thuận lợi
- Xã nằm ở vị trí đặc biệt có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam đi qua, giáp ranh với thị trấn Phong Điền là trung tâm kinh tế, chính trị của cả huyện. Với vị trí đó, xã Phong An có điều kiện phát triển kinh tế dân sinh, mở các dịch vụ buôn bán, lưu thông trao đổi hàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác cũng như thuận tiện trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Diện tích nông nghiệp lớn lại có vựa lúa thôn Thượng An, Bồ Điền, Phò Ninh có năng suất cao nên vấn đề an ninh lương thực ổn định.
- Tài nguyên nước dồi dào, hệ thống thủy văn phong phú là điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, sông Bồ còn cung cấp một lượng phù sa có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
Khó khăn
- Khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp. Mùa đông dài, thường xuyên xảyra các trận lũ, lụt, ... Mùa hè hạn hán, thiếu nước cho sản xuất. Do đó, ảnh hưởng đếnmùa màng.
- Xã Phong An là một xã có địa hình 2/3 là đồi núi nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp, đất dốc. Địa hình không bằng phẳng nên cũng hạn chế trong việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Đất ở xã Phong An đa số bạc màu, nghèo dinh dưỡng, độ phì tự nhiên thấp nên khó phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Do đó đòi hỏi khai thác phải đi liền với bồi dưỡng và cải tạo đất.