CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Ảnh hưởng nước thải đến sản xuất và đời sống người dân xã Phong An
2.3.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.3.1.2. Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
Mỗi mức đầu tư khác nhau sẽ cho ra nhữngkết quả khác nhau. Từ đó chúng tacó thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa.Ngoài ra, nghiên cứu trước và sau khi có nhà máy cũng góp phần đánh giá được những ảnh hưởng của nước thải đến hoạt động sản xuất của người dân.
Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa trước khi có nhà máy (Tính bình quân sào )
Thôn
Năng suất bình quân (tạ/ sào)
IC (1000đ)
GO (1000đ)
VA (1000đ)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
VA/GO (lần)
Đông Lâm 2,60 375,95 908,85 532,90 2,42 1,42 0,59
Phường Hóp 2,39 420,48 835,56 415,08 1,99 0,99 0,50
Thượng An 2,62 367,79 917,24 549,45 2,49 1,49 0,60
BQC 2,54 387,54 889,21 501,67 2,29 1,29 0,56
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 9 ta thấy: Năng suất lúa ở cả ba thôn đều khá cao. Cao nhất là thôn Thượng An 2,62 tạ/ sào và thấp nhất là thôn Phường Hóp với 2,39 tạ/ sào. Thôn Đông Lâm là 2,60 tạ/ sào. Điều này là do đất ở Phường Hóp chủ yếu là đất cát, không thuận lợi trồng cây lúa nên năng suất không cao. Các thôn còn lại đều đạt năng suất cao.
Trước khi có nhà máy, chi phí trung gian của thôn Phường Hóp là cao nhất 420.480 đồng/ sào; thôn Đông Lâm là 375.950 đồng/ sào; thôn Thượng An là 367.790 đồng/ sào. Giá trị sản xuất của thôn Thượng An là cao nhất 917.240 đồng/ sào; thôn Đông Lâm là 908.850 đồng/ sào; thôn Phường Hóp là 835.560 đồng/ sào. Giá trị gia
Đại học Kinh tế Huế
tăng tạo ra của thôn Thượng An cao nhất 549.450 đồng/ sào; thôn Đông Lâm là 532.900 đồng/ sào; thôn Phường Hóp là 415.080 đồng/ sào.
Dựa vào chỉ tiêu GO/IC; VA/IC ta thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa ở các thôn như sau: Ở thôn Đông Lâm: Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 2,42 đồng giá trị sản xuất trong đó có 1,42 đồng giá trị gia tăng. Ở thôn Phường Hóp:
Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 1,99 đồng giá trị sản xuất trong đó có 0,99 đồng giá trị gia tăng. Ở thôn Thượng An: Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 2,49 đồng giá trị sản xuất trong đó có 1,49 đồng giá trị gia tăng.Như vậythôn Thượng An cóhiệu quả sản xuất lúa cao nhất.
Chỉ tiêu VA/GO của thôn Thượng An cao nhất 0,60 tức là trong một đồng giá trị sản xuất thu được có 0,60 đồng là giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này đối với thônĐông Lâm là 0,59 và thônPhường Hóplà 0,50
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa sau khi có nhà máy (Tính bình quân sào)
Thôn
Năng suất bình quân (tạ/ sào)
IC (1000đ)
GO (1000đ)
VA (1000đ)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
VA/GO (lần)
Đông Lâm 1,98 552,26 990,98 438,72 1,79 0,79 0,44
Phường Hóp 2,31 548,73 1154,93 606,20 2,10 1,10 0,52
Thượng An 1,63 500,69 817,24 316,55 1,63 0,63 0,39
BQC 2,03 545,35 1017,13 471,78 1,87 0,87 0,46
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 10 ta thấy: Năng suất lúa bình quân thôn Đông Lâm giảm mạnh còn 1,98 tạ/ sào. Nguyên nhân là do thôn Đông Lâm bị ảnh hưởng bởi dòng nước thải của nhà máy tinh bột sắn, đặc biệt là các ruộng nằm sát khe bị mất trắng hoặc thu hoạch được rất ít do lúa không trổ bông. Những ruộng khác nằm cao hơn thì không bị ảnh hưởng vẫn thu hoạch được. Ngoài ra, năng suất giảm còn do thời tiết thay đổi, rét kéo dài khiến lúa phát triển chậm.
Năng suất lúa bình quân thôn Phường Hóp là 2,31 tạ/ sào, giảm không đáng kể.
Điều này là do năng suất lúa chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và sâu bệnh.
Đại học Kinh tế Huế
Năng suất lúa bình quân thôn Thượng An là 1,63 tạ/ sào, giảm so với trước khi có nhà máy. Điều này là do những năm gần đây thường xuyên xảy ra các trận lũ lụt lớn. Nước thải từ các hồ xử lý trong nhà máy bị chảy tràn ra ngoài, gâyảnh hưởng đến năng suất lúa của thôn Thượng An.
Chi phí trung gian cho hoạt động trồng lúa đã tăng lên nhiều so với trước khi có nhà máy. Trong đó, chi phí trung gian của thôn Đông Lâm là lớn nhất 552.260 đồng/
sào; thôn Thượng An 500.690 đồng/ sào và Phường Hóp là 548.730 đồng/ sào. Giá trị sản xuất tạo ra của Phường Hóp là lớn nhất 1.154.930 đồng/ sào. Giá trị sản xuất của thôn Đông Lâm có tăng nhưng không đáng kể, với 990.980 đồng/ sào. Riêng ở thôn Thượng An thì giá trị sản xuất tạo ra bị giảm xuốngcòn 817.240đồng/ sào. Giá trị gia tăng tạo ra của thôn Đông Lâm bị giảm chỉ còn 438.720 đồng/ sào, thôn Thượng An còn 316.550đồng/ sào. Chỉ có giá trị gia tăng của thôn Phường Hóp tăng lên 606.200 đồng/ sào. Điều này cho thấy, trong ba thôn điều tra chỉ có thôn Phường Hóp không bị ảnh hưởng nên giá trị gia tăng tạo ra tăng lên. Còn hai thônĐông Lâm và Thượng An bị ảnh hưởng nên giá trị gia tăng bị giảm sút.
Dựa vào chỉ tiêu GO/IC; VA/IC ta thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa các thôn như sau: Ở thôn Đông Lâm: Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 1,79 đồng giá trị sản xuất trong đó có 0,79 đồng giá trị gia tăng. Ở thôn Phường Hóp: Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 2,10 đồng giá trị sản xuất trong đó có 1,10 đồng giá trị gia tăng. Ở thôn Thượng An: Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian đem lại 1,63 đồng giá trị sản xuất trong đó có 0,63 đồng giá trị gia tăng. Như vậy thôn Thượng An và thôn Đông Lâm hiệu quả sản xuất lúa sụt giảm hơn so với trước khi có nhà máy.
Chỉ tiêu VA/GO của thôn Phường Hóp cao nhất 0,52 tức là trong một đồng giá trị sản xuất thu được có 0,52 đồng là giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này đối với thôn Đông Lâm là 0,44 và thôn Thượng An là 0,39. Như vậytừ sau khi có nhà máy tinh bột sắn, trong ba thôn chỉ có thôn Phường Hóp là sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế, các thôn Đông Lâm, Thượng An đều giảm sút hơn trước.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Mức thiệt hại của người dân sản xuất lúa
Thôn
Năng suất bình quân (tạ/ sào) Giá lúa bình quân (1000đ/ tạ)
Thiệt hại (1000đ/ tạ) Trước khi có
nhà máy
Sau khi có
nhà máy +/-
Đông Lâm 2,6 1,98 -0,62 500 -310
Phường Hóp 2,39 2,31 -0,08 500 -40
Thượng An 2,62 1,63 -0,99 500 -495
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 11 cho thấy, năng suất lúa của 3 thôn Đông Lâm, Phường Hóp, Thượng An giảm so với trước khi có nhà máy. Trong đó, 2 thôn Đông Lâm, Thượng An có sự giảm sút mạnh cụ thể từ 2,6 tạ/ sào xuống 1,98 tạ/ sào ở thôn Đông Lâm;
2,62 tạ/ sào xuống 1,63 tạ/ sào ở thôn Thượng An. Sở dĩ năng suất lúa ở hai thôn này giảm mạnh vì 2 thôn này chịu ảnh hưởngnặngcủa nước thải nhà máy tinh bột sắn.Chỉ có thôn Phường Hóp do nằm ngược nguồn nước nên không bị ảnh hưởng, năng suất lúa bị giảm nhẹ.
Với giá lúa bình quân hiện nay là 500.000 đồng/ tạ, bình quân người dân thôn Đông Lâm bị thiệt hại là 310.000 đồng/ sào; thôn Thượng An là 495.000 đồng/ sào. Thu nhập của người dân ở đây đa phần là từ nông nghiệp. Với mức thiệt hại đó thì người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn do việc trồng lúa không mang lại hiệu quả. Để giúp người dân giảm đi thiệt hại vấn đề quan trọng hiện nay là phải ngăn các dòng nước thải của nhà máy tinh bột sắn không chảy vào các cánh đồng để người dân cải tạo lại đấtnhằm tiếp tục sản xuất. Đồng thời, nhà máy cần cố gắng xử lý nước thải tốt hơn trước khi thải ra môi trường tự nhiên.