Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV đến sản xuất, đời sống người dân xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường

Nhận thức của người dân đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi của con người. Việc truyền bá các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã làm thayđổi nhận thức của nhiều người.

Người dân sống xung quanh nhà máy chủ yếu là làm nông nghiệp và buôn bán nhưng do họ sống trong môi trường bị ảnh hưởng nên họ hiểu rất rõ về tầm quan trọng của môi trường.

Bảng 19: Đánh giá chung về mức sống của các hộ điều tra Mức sống của các hộ điều tra Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Cao hơn trung bình 9 14,8

Trung bình 41 67,2

Thấp hơn trung bình 10 16,4

Nghèo 1 1,6

Tổng 61 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 19ta thấy, mức sống của các hộ điều tra ở mức trung bình là chủ yếu, với 41 hộ chiếm 67,2 %; ở mức thấp hơn trung bình có 10 hộ chiếm 16,4 %; ở mức cao hơn trung bình có 9 hộ chiếm 14,8 %; ở mức nghèo có 1 hộ chiếm 1,6 %.

Đại học Kinh tế Huế

Để đánh giánhận thức của người dânvềbảo vệ môi trường, tôi đãđiều tra về ý kiến của các hộ dân về việc thành lập quỹ BVMT. Khi được hỏi, bác/chú/anh/chị/gì sẵn lòng đóng góp bao nhiêutiền để cải thiện chất lượng môi trường do hoạt động sản xuất tinh bột sắn gây ra? Mọi người đều ngần ngại và không muốn trả lời. Nhưng sau khi tôi giải thích rõ về lợi ích của quỹBVMT thì họ đã hiểu hơn và đồng ý trả lời. Tuy nhiên cũng có một vài người cho rằng, họ không tin rằng việc đóng góp đó được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường.Qua quá trình xử lý số liệu từ phiếu điều tra, tôi thu được kết quảsau:

Bảng 20: Mức quan tâm của người dân đến bảo vệ môi trường

Lý do Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Đóng góp 35 57,4

Bảovệ cảnh quan 2 3,28

Bảo vệ nguồn nước 14 22,96

Bảo vệ sức khỏe con người 19 31,16

Không đóng góp 26 42,6

Bảo vệ và phục hồi môi trường là trách nhiệm của cơ quan

chức năng 5 8,2

Quỹ không được sử dụng đúng mục đích 14 23,0

Không quan tâm 7 11,5

Tổng 61 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm2010) Qua bảng 20, ta thấy trong 61 người được hỏi về vấn đề thành lập quỹ bảo vệ môi trường thì 100 % đồng ý tán thành nhưng chỉ có 35 người đồng ý đóng góp cho quỹ chiếm 57,4 %. Họ đóng góp nhằm mục đích bảo vệ cảnh quan cho xã hội, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ sức khỏe con người. Người dân ai cũng muốn sống trong môi trường trong lành, có điều kiện về không khí, nước đảm bảo. Đối với vấn đề nước thải nhà máy sắn, mọi người dân đều bức xúc nên họ sẵn sàng đóng góp để cải thiện chất lượng môi trường. Tuy số tiền họ bỏ ra không nhiều nhưng nếu có sự đóng góp của các nơi khác cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng về môi trường thì chất lượng môi trường sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, có 26 người tỏ ra không muốn đóng góp cho quỹ bảo vệ môi

Đại học Kinh tế Huế

trường do nhiều lý do. Có 5 người cho rằng vấn đề bảo vệ, phục hồi môi trường là trách nhiệm của cơ quan chức năng, mình không cần phải đóng góp chiếm 8,2 %; 14 người khác thì nghi ngờ về mục đích sử dụng của quỹ, không tin việc đóng góp đó sẽ giúp cải thiện môi trường chiếm 23 %; 7 người còn lại thì không quan tâm đến việc này chiếm 11,5 %.

Trong số 35 người đồng ý đóng góp cho quỹ bảo vệ môi trường, có 18 người đồng ý đồng góp ở mức 5.000 đồng/ quý. Trong đó, 1 hộ có mức sống cao hơn trung bình, 13 hộ trung bình, 3 hộ thấp hơn trung bình và 1 hộ nghèo. Ở mức 10.000 đồng/

quý, có 8 hộ sẵn sàng đóng góp. Trong đó, 1 hộ có mức sống cao hơn trung bình, 6 hộ trung bình, 1 hộ thấp hơn trung bình.Ở mức 15.000 đồng/ quý, có 6 hộ sẵn sàng đóng góp. Trong đó, 1 hộ có mức sống cao hơn trung bình, 5 hộ trung bình. Ở mức trên 15.000 đồng/ quý, có 3 hộ sẵn sàng đóng góp và các hộ đó đều có mức sống cao hơn trung bình.

Bảng 21: Mức đóng góp của người dân cho quỹ bảo vệ môi trường

ĐVT: hộ

Mức sống của gia đình Mức đóng góp của người dân 5000 10000 15000 >15000

Cao hơn trung bình 1 1 1 3

Trung bình 13 6 5 0

Thấp hơn trung bình 3 1 0 0

Nghèo 1 0 0 0

Tổng 18 8 6 3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 21, nghiên cứu nhận thấy rằng người dân xung quanh khu vực ô nhiễm sẵn lòng chi trả cho những cải thiện môi trường và có thể đóng góp thông qua quỹ BVMT. Tuy nhiên cũng có nhiều hộ chưa tin tưởng vào khả năng cải thiện môi trường của các cơ quan chức năng nên họ e ngại và không muốn đóng góp. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần cố gắng hơn nữa để lấy được lòng tin của nhân dân.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG XÃ PHONG AN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nước thải nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV đến sản xuất, đời sống người dân xã phong an, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)