CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của xã Phong An
Sau khi luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01-7-2004 và một số Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật như Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004, Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13-4-2005; ... xã Phong Anđã tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, công tác quản lý đất đai đã có những thay đổi rõ rệt.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng đất của xã Phong An chúng ta xem xét bảng 2.
Qua bảng 2 ta thấy, diện tích đất nông nghiệp qua các năm giảm xuống, cụ thể:
năm 2008là 1840,34 ha thì sang đến năm 2009 diện tích này giảm xuống là 1778,64 ha và đến năm 2010thì giảm xuốngcòn 1710,58 ha.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2 : Quy mô, cơ cấu diện tích đất của xã Phong An từ năm 2008 – 2010
ĐVT: ha
Loại đất
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
DT Cơ cấu (%)
DT Cơ cấu (%)
DT Cơ cấu (%)
2009/2008 2010/2009
(ha) (ha) (ha) +/- % +/- %
I. Tổng diện tích đất tự nhiên 3228 100 3228 100 3228 100 0 0 0 0
1. Đất nông nghiệp 1840,34 57,01 1778,64 55,1 1710,58 53 -61,7 -3,35 -68,06 -3,83 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 625,46 19,38 582,46 18,05 546,10 16,92 -43 -6,87 -36,36 -6,24 1.1.1Đất trồng cây hằng năm 606,66 18,79 556,66 17,24 515,40 15,97 -50 -8,24 -41,26 -6,80
1.1.1.1. Đấttrồng lúa 295,34 9,15 270,14 8,37 248,68 7,71 -25,2 -8,53 -21,46 -9,05
1.1.1.2. Đất trồng cây hằng năm khác 311,32 9,64 286,52 8,87 266,72 8,26 -24,8 -7,97 -19,8 -6,91
1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 18,80 0,59 25,80 0,81 30,70 0,95 +7 +37,23 +4,9 +18,99
1.2.Đất lâm nghiệp 1145,52 35,48 1122,82 34,78 1088,32 33,72 -22,7 -1,98 -34,5 -3,07
1.3.Đất nuôi trồng thuỷ sản 59,10 1,83 63,10 1,95 65,90 2,04 4 6,77 2,8 4,44
1.4.Đất nông nghiệp khác 10,26 0,32 10,26 0,32 10,26 0,32 0 0 0 0
2. Đất phi nông nghiệp 1372,66 42,52 1444,36 44,75 1517,42 47 +71,7 +5,22 +73,06 +5,06
3. Đất chưa sử dụng 15 0,47 5 0,15 0 0 -10 -66,67 -5 -100
(Nguồn:PhòngĐịa chính UBND xã Phong An)
Đại học Kinh tế Huế
Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể trong diện tích đất nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nguồn lương thực thực phẩm cũng như thu nhập thường xuyên của người dân. Năm 2008 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 625,46 ha chiếm 19,38 %; năm 2009 có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 582,46 ha chiếm18,05 % vàđến năm 2010thì diện tích này giảm xuống chỉ còn 546,10 ha và chiếm tỷ lệ là 16,92 %. Trong đó, đất trồng cây hằng năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với đất trồng cây lâu năm. Năm 2008, diện tích đất trồng cây hằng năm là 606,66 ha chiếm 18,79 %; diện tích đất trồng cây lâu năm là 18,80 ha chiếm 0,59 %. Năm 2009, diện tích đất trồng cây hằng năm là 556,66 ha chiếm 17,24 %, diện tích đất trồng cây lâu năm là 25,80 ha chiếm0,81 %. Năm 2010, diện tích đất trồng cây hằng năm là 515,40 ha chiếm15,97 %, diện tích đấttrồng cây lâu năm là 30,70 ha chiếm0,95 %.
Lúa là một trong những cây trồng hằng năm của địa phương đem lại thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa qua các năm đã giảm nhiều:
Năm 2008có diện tích là 295,34 ha chiếm 9,15 % nhưng đến năm 2010, diện tích đó chỉ còn 248,68 ha chiếm7,71 %. Diện tích đất trồng cây hằng năm khác cũngliên tục giảm qua các năm. Năm 2008 có diện tích là 311,32 ha chiếm 9,64 %nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống còn 266,72 ha chiếm8,26 %.
Diện tích đất trồng cây lâu năm tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong đất sản xuất nông nghiệp nhưng giá trị mang lại chiếm vị trí quan trọng. Năm 2008 có diện tích là 18,80 ha chiếm0,59 % nhưng đến năm 2010, diện tích là 30,70 ha chiếm 0,95 %. Giá trị mà cây trồng mang lại không chỉ đem lại nguồn thu cho nhân dân mà còn giải quyết việc làm và tăng diện tích che phủ cho đất.
Đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong diện tích đất nông nghiệp. Năm 2008 có diện tích là 1145,52 ha chiếm 35,48 %; năm 2009 có diện tích là 1122,82 ha chiếm34,78% và năm 2010có diện tích là 1088,32 ha chiếm33,72 %.
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 là 59,10 ha chiếm 1,83 % nhưng đến năm 2010, diện tích này đã tăng lên 65,90 ha chiếm2,04 %. Do trên địa bàn xã có nhiều ao, hồ, kênh rạch nên thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷsản. Người dân bắt đầu đầu tư vào việc nuôi trồngthuỷsản để kiếm thêm thu nhập.
Đại học Kinh tế Huế
Bên cạnh đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên qua các năm. Năm 2008 có diện tích là 1.372,66 ha chiếm 42,52 % nhưng đến năm 2010, diện tích đã tăng lên 1.517,42 ha chiếm 47 %. Điều này cho thấy, xã đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống chủ yếu là do diện tích đấtbị thu hồi để xây dựng các nhà máy, các dự án xây dựng bệnh viện, quy hoạch các khu dân cư và nghĩa địa. Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2010 đã sử dụng hết.