Thực trạng xử lý rác thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã quảng khê, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực trạng xử lý rác thải ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua vấn đề môi trường nổi cộm là các vấn đề mang tính bền vững như bất cập trong quản lý chất thải rắn nguy hại, công nghệ khử độc môi trường, xử lý các cơsở gây ô nhiễm, sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai đe dọa đa dạng sinh học... vẫn là các vấn đề đáng lo ngại nhất.

Việt Nam hiện có khoảng 755 đô thị, tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóngđang gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được chất thải phát sinh.

Theo kết quả khảo sát của tổng cục môi trường vào tháng 9/2009 đối với 35/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng số lượng chất thải phát sinh là 984.404 tấn/năm. Có khoảng 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu và lưu giữ. Cũng trong năm 2009, lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý bởi các đơn vị do tổng cục môi trường cấp phép là hơn 100.000 tấn.

Điều đáng nói là với hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày như hiện nay thì phương pháp xử lý chủ yếu của Việt Nam vẫn chỉ là chôn lấp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo thống kê của Viện Môi Trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoat, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10%- 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân cả nước chỉ đạt khoảng 70 %- 85%.

Mặtkhácđiều đáng quan tâm hơn là cả nước có tới 52 bãi chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong khi quỹ đất cho các bãi chôn lấp này ngày càng hạn hẹp. Khi đặt ra vấn đề cần phải xử lý rác thải như thế nào thì câu hỏi vẫn lại là chôn lấp là chính. Một số dự án công nghệ xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt động chưa hiệu quả và cũng thiếu nguồn nhân lực cho công tác quản lý và vận hành xử lý, tái chế chất thải rắn dẫn tới việc ô nhiễm rác thải và có tác động tiêu cực đến chất lượng sống. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh7.000 tấn/ngày, trong đó chỉ thu gom được 6.500 tấn/ngày.

Theo dự báo, đến năm 2015, khôi lượng chất thải rắn phát sinh trong cả nước sẽ lên tới 44 triệu tấn. Trong đó tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.600 tấn/ngày và con số này sẽ tăng lên 7.550 tấn/ngày vào năm 2020. Nguồn phát sinh chất thải rắn ở các đô thị ngày càng lớn, trong đó tỉ lệ thu gom trung bình của các thành phố trên chỉ đạt trên 90% và xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp. Điều đáng lưuý là hiện nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà ở các vùng nông thôn cũng đã bắt đầu ngập rác; trong khi đó, những khu vực này lại thiếu bãi chôn lấp và công nghệ xử lý. Do đó, phần lớn chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn, các chất thải rắn ở khu vực này chủ yếu là vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên như ao, hồ, sông ngòi...

Bảng9: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Loại CTR ĐVT Năm 2003 Năm 2008

CTR đô thị Tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR công nghiệp Tấn/năm 2.638.400 4.786.000

CTR y tế Tấn/năm 21.500 179.000

CTR nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.00

Trường Đại học Kinh tế Huế

CTR làng nghề Tân/năm 774.000 1.023.000

Tổng Tấn/năm 15.459.900 27.868.000

Nguồn: trung tâm nghiên cứu và quy hoạch Môi trường đô thị- nông thôn, bộ Xây dựng 2010 Bảng 10: Lượng RTRSH phát sinh tại các đô thị ở Việt Nam năm 2007

Loại đô thị Lượng RTRSH bình quân đầu người (kg/người/ngày)

Lượng RTRSH đô thịphát sinh Tấn/ngày Tấn/năm

Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000

Loại I 0,96 1.885 688.025

Loại II 0,72 3.433 1.253.045

Loại III 0,73 3.738 1.364.370

Loại IV 0,65 626 228.490

Tổng 6.453.930

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương Bảng11:Lượng RTRSH đô thị theo vùng địa lí ở Việt Nam năm 2007 Đơn vịhành chính Lượng RTRSH bình quân trên

đầu người(kg/người/ngày)

Lượng RTRSH đô thị phát sinh

Tấn/ngày Tấn/năm

Đồng bằng sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060

Đông Bắc 0,76 1.164 424.860

Tây Bắc 0,75 190 69.395

Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575

Duyên hải Nam Trung Bộ 0,85 1.640 598.600

Tây Nguyên 0,59 650 237.250

Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245

Đồng bằng sông Cửu Long 0,61 2.136 779.640

Tổng 0,73 17.692 6.457.580

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã quảng khê, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)