2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Quảng Khê được xem là một xã nghèo của huyện Quảng Xươngtỉnh Thanh Hoá, đồng đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Song, hiện nay nhờ vào sự chỉ đạo đứng đắn, kịp thời của chính quyền địa phương cho đến nay kinh tế của xã đã không ngừng đi lên và vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bìnhquân đầu người có mức tăng khá, đời sốngnhân dân ngày càng cải thiện.
Hơn nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Sự thay đổi này có được là do trong những năm qua xã Quảng Khê đã không ngừng nâng cao học hỏi đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Là một xã đồng bằng có diện tích đất tự nhiên 640.26 ha, đã từ lâu Quảng Khê được coi là trọng điểm sản xuất cói của huyện Quảng Xương
Song phần lớn số dân vẫn sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không chỉ là sự quan tâm của các cấp uỷÐảng, mà còn là nỗi trăn trở của bà con nông dân. Bởi vậy, các cấp uỷÐảng và chính quyền xã, huyện cùng lo với dân, cán bộ huyện thường xuyên xuống xãđể điều tra, xem xét từng vùng đất để từ đó vận động khuyến khích dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý.
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ở xã Quảng Khê
Đất đai là tài nguồn nguyên vô cùng quý giá, đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đất đai ảnh hưởng lớn đến kết quả của sản xuất. Hiện nay quá trình đô thị hoá đã ngày càngảnh hưởng tới diện tích đất đai, chính vì vậy việc sử dụng tài nguyên này sao cho có hiệu quả, vừa đảm bảo được sản xuất trong nông nghiệp vừa góp phần phát triển nền kinh tế đất nước đang là một dấu chấm hỏi. Đi sâu vào tình hình sử dụng đất đai của địa bàn nghiên cứu, ta có bảng số liệu sau đây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13 :Tình hình sử dụng đất đai ở xãKhê năm 2009so với năm 2008 ĐVT: ha
Chỉ tiêu Diện tích
năm 2009
So với 2009 Diện tích
năm 2008
Tăng(+) Giảm (-)
Tổng diện tích đất tựnhiên 640.26 640.26 0,00
1.Đất nông nghiệp 389.30 390.45 -1.15
-.Đất trồng lúa màu 191.56 184.06 7.5
-Đất trồng cói 127.53 136.18 -8.65
-Đất nuôi trồng thủy sản 70.21 70.21 0
2.Đất phi nông nghiệp 250.96 249.49 1.47
-Đấtở 101.10 99.65 1.45
-Đất giao thông 30.88 30.88 0
-Đất thủy lợi 69.19 69.19 0
-Đất sông suối và mặt nước 35.99 35.97 0.02
-Đất nghĩa địa 8.94 8.94 0
-Đất giáo dục 2.77 2.77 0
-Đất văn hóa 1.43 1.43 0
-Đất y tế 0.24 0.24 0
-Đất thểthao 0.42 0.42 0
Nguồn: UBND xã Quảng Khê Xem xét sự biến động về đất đai qua 3 năm ta thấy:
Quảng Khê là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2009 là 640.26 ha, so với năm 2008 diện tích đất đai không thay đổi. Trong cơ cấu diện đất đai của xã Quảng Khê thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích của toàn xã, chiếm 60,98% với 390.45 ha. Trong đó chủ yếu là đất dùng để trồng lúa màu và trồng cói. Tuy trong hai năm 2008 và 2009 diện tích diện tích đất nông nghiệp đã có biến động, tuy nhiên không đáng kể. Năm 2009 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
Trường Đại học Kinh tế Huế
389.30 ha, so với năm 2008 giảm 1.15ha. Năm2009 dịên tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 70.21 ha, so với năm 2008vẫn giữ nguyên, không thay đổi.
Sở dĩ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong 2 năm gần đây đây giảm bởi vì hiệu quả của nó mang lại không cao, các đợt rét đậm rét hại diễn ra liên tục và nắng nóng kéo dài, mặt khác đối với nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất nhỏ, lẻ, manh mún, thiếu vốn và kinh nghiệm nên bà con thường có xu hướng thu hẹp diện tích.
Đối với diện tích đất phi nông nghiệp, với chủ trương chính sách của xã, hiện nay phần lớn đất dùng để sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi sang đất nhà ở chính vì vậy mà diện tích đất này ngày càng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp là: 250.96 ha, so với năm 2008 tăng 1.47ha.
Diện tích các loại đất phi nông nghiệp khác trong hai năm 2008 và 2009 không có thay đổi gì.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là một trong những nhân tố quan trọng có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Trong lĩnh vực nông nghiệp, dân số và lao động tác động trên hai phương diện: Vừa là nguồn lực lượng sản xuất chủ yếu ra lương thực, thực phẩm cho xã hội, vừa là đối tượng tiêu thụ nguồn nông sản làm ra. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, đây là một trong những thế mạnh của nguồn lao động Việt Nam, tuy nhiên đó cũng là một trong những thách thức lớn. Do vậy, việc dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn là một trong những chính sách của Đảng và Nhà Nước ta, vừa nhằm đạt được mụctiêu kinh tế, vừa giải quyết vấn đề xã hội.
Hòa mình vào quá trình CNH-HĐH của đất nước, xu thế đô thị hóa trên địa bàn xã diễn ra ngày càng nhanh. Điều này đã làm cho tình hình dân số và lao động trongxã tăng lên trong những năm qua. Nếu như năm 2009 dân số toàn xã là 7021 người thì năm 2010 là 7132 tăng 111 người ứng với ăng 1,58%. Năm 2011 dân số toàn xã là 7353 người, so với năm 2010 tăng 41 người ứng với tăng0,57%.
Trường Đại học Kinh tế Huế