2.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
2.2.3. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Quảng Khê
Xử lý rác thải trong sinh hoạt hàng ngày là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Việc xử lý tốt rác thải sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường, làm giảm phát sinh các mầm bệnh, tiết kiệm tài nguyên và làm đẹp cảnh quan đô thị. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý nào làm đượcđiều này nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng cao.
Việc thu gom và xử lý rác thải đã đang và sẽ là nỗi bức xúc của con người. Quá trình xửlý rác thải của người dân trên địa bàn xã Quảng Khê vào thời điểm hiện tại có thể được tóm tắt như sau: một số được đem đi chôn, một số được tái chế, một số làm phân bón, một số đem đi đốt, một số đem đi vứt bừa bãi dọc các bờ sông, bờ ao hay dọc các bờ ruộng
Hiện nay rác thải sinh họat được người dân xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, tập trung tại một nơi rồi đốt, chỉ một phần rất nhỏ được xử lý bằng phương phápủ sinh học.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo thống kê của sở Tài Nguyên Môi Trường Thanh Hóa mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 734.313 tấn chất thải các loại. Tại huyện Quảng Xương, mỗi ngày có khoảng 113.9855 tấn rác thải trong đó đa số rác thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lý, phần lớn trong số này được người dân tự hủy bằng cách thu gom lại một chỗ rồi đốt. Trên địa bàn xã Quảng Khê, theo thống kê của UBND xã thì mỗi ngày trên địa bàn xã có khoảng 3.675 tấn rác thải các loại và phần lớn trong số này là rác thải sinh hoạt của người dân.
Việc xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung huyện Quảng Xươngvà xã Quảng Khênói riêng đang là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt của người dân gồm các giai đoạn: thu gom, phân loại và xử lý. Do đó, người dân thường trực tiếp tham gia vào công việc thu gom phân loại và xử lý rác thải của gia đình mình.
Phương pháp xử lý rác thải chủ yếu của các hộ dân trên địa bàn xã là chôn lấp và thiêu đốt. Một số hộ thì xử lý rác thải của gia đình mình bằng cách đem vứt ra dọc các bờ kênh mương, đồng ruộng hoặc dọc các con sông....Tuy nhiên những cách xử lý như trên của người dân chỉ mang tính tự phát, không có sự quản lý của các cơ quan có thẫm quyền. Những việc làm này đã làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Để giải quyết được vấn đề cần có sự quan tâm, hướng dẫn của các cơ quan quản lý môi trường địa phương nói riêng và cơ quan quản lý môi trường cả nước nói chung.
Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải cho thấy:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng21:Ý kiến của người dân về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải
Ý kiến của người dân Sốhộ(hộ) Tỷlệ(%)
Rất quan trọng 30 50
Quan trọng 26 43,33
Không quan trọng 1 1,67
Không biết 3 5,0
Tổng 60 100,00
Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Trong tổng số 60 hộ tham gia trả lời phỏng vấntại xã QuảngKhê thì có tới 56 hộ chiếm 93,33% cho rằng việc xử lý rác thải tại gia đình mình là rất quan trọng và quan trọng. Điều này cho thấy người dân sinh sống trên địa bàn xã đã biết coi trọng việc xử lý rác thải của tại gia đình là rất quan trọng, đã có ý thức trong việc giúp đỡ cơ quan chức năng và chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì thực tế cho thấy rác thải có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của người dân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống và quá trình sản xuất thường ngày của họ.
Thông thường người dân trong xã xử lý rác thải bằng cách bỏ tất cả các loại rác thải của gia đình vào bọc nilon rồi đem đến những nơi bỏ rác và nếu có phân loại thì cũng chỉ phân loại theo hình thức những loại có thể đem bán ve chai như chai, lon nhựa, bìa cát tông, những kim loại... thì bỏ tập trung lại một chỗ rồi mang bán; những loại có thể phân hủy như xác chết của các loài động vật thì dùng để chăm sóc cây trồng; còn những thứ có thể tận dụng cho vật nuôi ăn như nước thải, rau, củ, quả dư....
Có thể do đa phần người dân trên địa bàn xã đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, cuộc sống đang còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên họ muốn tiết kiệm để cải thiện hơn nữa cuộc sống của gia đình mình.
Theo đánh giá thì đa số người dân trên địa bàn xã đều không có kiến thức gì về việc xử lý rác thải hàng ngày trong gia đình. Hơn nữa, là một xã đang diễn ra quá trìnhđô thị hóa mạnh mẽ thì sự gia tăng dân số trong xã là điều không thể tránh khỏi trong khi diện tích đất không tăng lên như hiện nay điều người dân tìm đến những bờ
Trường Đại học Kinh tế Huế
điều đáng chú ýở đây là trên địa bàn xã vẫn chưa có bãi đổ rác tập trung, không thành lập được các đội thu gom rác thải, không đặt thùng rác công cộng. Điều này cho thấy những mặt hạn chế của các cơ quan chức năng và các cơ quan có thẫm quyền trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi vứt rác bừa bãi của người dân.
Ngoài ra quá trình khảo sát thực tế tôi nhận thấy, công việc xử lý rác thải trênđịa bàn huyện chủ yếu do người dân tự làm. Họ tự thu gom, tự phân loại và tự xử lý, họ hoàn toàn không nhận được sự hướng dẫn của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Sẽ là rất nguy hiểm cho môi trường nếu việc này tiếp tục diễn ra bởi lẽ do điềukiện kinh tế khó khăn nên những người sinh sống trên địa bàn xã chủ yếu ở thế hệ bố mẹ còn thanh niên trai trẻ đi làm xa, họ hoàn toàn không nhận thức được tầm quan trọng thật sự của việc xử lý rác, họ xử lý rác thải đơn giản chỉ là làm thế nào để rác không còn trong gia đình mình, làm saođể gia đình mình sạch hơn mà thôi, họ không biết được ảnh hưởng của cách xử lý rác thải như vậy của mình sẽ ảnh hưởng tới môi trường như thế nào, ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và những người xung quanh ra sao.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa bàn xã tôi nhận thấy cách xử lý rác chủ yếu hiện nay của người dân nơi đây là chôn và đốt:
Bảng 22: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của người dân
Cách xử lý rác thải của người dân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Bỏvào thùng rác công cộng 0 0
Thiêu đốt 48 80
Chôn lấp 32 53,33
Vứt rác gần nhà 16 26,67
Khác 1 1,67
Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Kết quả khảo sát 60 hộ gia đình cho thấy đa số người dân xử lý rác thải của gia đình mình bằng cách thiêu đốt. Có tới 48/60 hộ chiếm 80% hộ trả lời phỏng vấn là sử dụng biện pháp thiêu đốt, 32/60 hộ chiếm 26,67% hộ cho biết là họ xử lý rác thải bằng
Trường Đại học Kinh tế Huế
cách chôn lấp, chỉ có 16/60 hộ chiếm 26,67% hộ xử lý bằng cách vứt rác gần nhà và một số cách khác.
Chôn và đốt rác là hai phương pháp truyền thống được người dân chủ yếu sử dụng. Cách xử lý này tuy làm giảm lượng rác thải có trong môi trường, các chất thải sau khi chôn lấp trong một thời gian ngắnsẽ được các vi sinh vật phân hủy sẽ thối rữa, mục nát đối với các chất thải dễ phân hủy còn đối với những chất thải khó phân hủy như các túi bịch nilon, thủy tinh, nhựa, sắt,... hàng chục năm cũng khó phân hủy, nó sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước ngầm và là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh cho con người.
Trong một nguồnthải có thể có một hoặc nhiều thành phần chất thải khác nhau.
Tuy nhiên chất thải ở các hộ gia đình chủ yếu bao gồm: thức ăn thừa không ăn được trong quá trình chuẩn bị món ăn, quá trình dự trữ, nấu ăn,...Đặc điểm quan trọng của các loại chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi hôi, thối khó chịu. Ngoài ra còn có chất thải như giấy, bìa nhựa, vải, cao su, gỗ... và những chất thải không cháy như thủy tinh, vỏ hộp kim loại...
đây đều là những chất thải rất khó phân hủy.
Các loại chất thải có thể đốt cháy sẽ làm giảm lượng rác thải ra môi trường tuy nhiên nó cũng còn có một số mặt tồn tại. Các loại rác sau khi đốt sẽ sinh ra khói bụi độc hại, những chất độc hại sẽ làm ô nhiễm bầu không khí và có thể gây ra các loại bệnh cho con người.
Qua khảo sát thực tế tôi thấy đa số các hộ gia đình tập trung rác lại một chỗ, có thể ở bãiđất trống hay mảnh đất cuối vườn đợi cho rác khô rồi châm lửa đốt.
Theo kết quả bảng điều tra số liệu về thành phần rác thải trên địa bàn ta thấy có ba loại thành phần rác thải mà tất cả các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn xãđều thải ra hàng ngày đó là các chất hữu cơ (rau, hoa quả thừa,...), giấy, rẻ rách, nhựa, nilon.
Tác hại rõ rệt nhất khi đốt các loại rác này là mùi khét rất khó chịu, nó không chỉ ảnh hưởng tới người đang đốt mà cònảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh, làm ô nhiễm môi trường không khí và là nguyên nhân của nhiều bệnh về hô hấp cho con người. Còn nếu các chất thải này được đem chôn nó sẽ mầm họanguy hiểm cho thế hệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trương tự nhiên của túi nilon có thể từ 500 năm thậm chí tới 1000 năm. Việc chôn lấp túi nilon vào trong đất sẽ làm ngăn sự cung cấp nước từ bề mặt xuống nước ngầm, ngăn cản quá trình oxy hóa trong đất, ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đất, ngăn cảnhoạt động của các vi sinh vật trong đất...làm chođất bị ô nhiễm, suy thoái, cây chậm phát triển.
Bỏ rác vào thùng rác công cộng là phương pháp hiện nay đang được các cơ quan chức năng khuyến khích mọi người làm theo. Tuy nhiên theo kết quả điều tra ở bảng 22 thì không có hộ dân nào làm điều này. Vậy nguyên nhân do đâu? Qua quan sát thực tế và hỏi hộ dân trên địa bàn tôi nhận được câu trả lời là do trên địa bàn vẫn chưa có thùng rác công cộng. Đây là thực trạng đáng báo động trên địa bàn đòi hỏi cơ quan chức năng cần giải quyết kịp thời vì nếu để tình trạng xử lý rác thải như hiện nay của người dân kéo dài thì sẽ không thể nào biết được hậu qủa của nó sẽ như thế nào trong tương lai. Đây cũng là hạn chế trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện.
Theo đánh giá của nhiều người dân trên địa bàn huyện thì cách xử lý rác thải hiện nay của nhiều người dân là chưa được tốt. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 23: Đánh giá của người dân về cách xử lý rác thải hiện nay Đánh giá của người dân vềcách xửlý
rác thải hiện nay
Sốhộ(hộ) Tỷlệ(%)
Rất tốt 11 18,33
Tốt 18 30
Bình thường 26 43,33
Không tốt 5 8,34
Tổng 60 100,0
Nguồn:số liệu điều tra năm 2012 Khảo sát 60 hộ gia đình. Những người dân trên địa bàn huyện xử lý rác thải như thế nào? Thì có tới 30% cho rằng việc xử lý rác thải của người dân như vậy là tốt. Có tới 43,33% tỷ lệ số hộ tham gia trả lời cho rằng xử lý nhưvậy là bình thường và chỉ có 8,34% cho rằng là chưa tốt. Kết quả điều tra đưa ra một thực trạng đó là người dân rất
Trường Đại học Kinh tế Huế
quan tâm tớiviệc phân loại rác thải tuy nhiên việc xử lý thì chưa được thực hiện tốt.
Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được cơ quan quản lý môi trường địa phương quan tâm kịp thời và đúng mức.
Với đa số cách xử lý rác thải hiện nay của người dân là chôn lấp vàthiêu đốt mà có tới 48,33% đánh giá của họ về cách xử lý rác thải hiện nay lại là rất tốt và tốt. Điều này cho thấy một hiện trạng đó là người dân vẫn chưa nhận thức được những tác hại trong việc xử lý rác thải của họ. Sẽ là nguy hiểm cho môi trường và cuộc sống của người dân nếu như vấn đề này không được sớm giải quyết. Và để làm được điều này thì cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp và chính quyền địa phương.
Như đã phân tích ở trên thì lượng rác thải được người dân xử lý chủ yếu bằng cách thiêu đốt hoặc chôn lấp, còn số rác còn lại hầu hết rác được vứt dọc các kênh mương, sông ngòi....trong khi đó khối lượng rác thải phát sinh ngày một tăng cao do quá trình tăng dân số và sự phát triển của nền kinh tế, khi GDP tăng 1% thì chất thải tăng 3%. Như vậy, nếu tiếp tục tình trạng này thì không chỉ thế hệ hiện tại phải trả giá đắt mà thế hệ mai sau cũng vậy. Bên cạnh nguyên nhân người dân không ý thức được việc phân loại, cộng thêm công nghệ xử lý rác thải còn lạc hậu, chưa có quy trình xử lý mà chỉ xử lý chủ yếu theo phương pháp truyền thống là chôn lấp và thiêu đốt nên tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng. Tình trạng người dân vứt rác thải bừa bãi rađường, những nơi đất trống vẫn xảy ra. Mặt khác còn do công tác quản lý, thu gom và xử lý rácở địa phươngcòn thiếu đồng bộ, triệt để và chưa được quan tâm đúng mức.
Để giải quyết thực trạng xử lý rác thải trên của người dân thì cần có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý rác thải, phổ biến kiến thức về phân loại rác cho người dân; tổ chức các đợt tập huấn về cách xử lý rác để người dân thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trong nghành.
Trong nhiều năm qua, rác thải đã và đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì thực trạng đổ rác không đúng nơi
Trường Đại học Kinh tế Huế
dù từ nhiều năm nay vấn đề này đãđược người dân và các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng và được dư luận lên tiếng nhiều lần, tuy nhiên những tình trạng trên vẫn tồn tại dai dẳng như một thách thức lớn đối với xã hội.. .Biết rằng rác thải là thứ bỏ đi nhưng không phải ai cũng biết, rác thải càng ngày càng tăng lên và là mối hiểm họa đối với con người và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong quá trình CNH-HĐH đô thị hiện nay ở nước ta thì vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt ô nhiễm môi trường từ rác thải đang là vấn đề bức xúc. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tìm ra các giải pháp để làm thế nào quản lý và xử lý rác thải một cách hợp lý, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và mục tiêu phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, công tác quản lý và xử lý rác thải cần phải được thực hiện từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển cho đến khâu xử lý rác thải. Do vậy, để công tác quản lý và xử lý rác thải tốt thì cần có sự phối hợp của cơ quan chức năng với người dân.